Ông Tập cảnh báo xung đột Mỹ – Trung dẫn đến thảm họa
Ngay sau khi đặt chân tới Washington, ông Tập Cận Bình kêu gọi cải thiện quan hệ với Mỹ, cảnh báo cuộc xung đột Mỹ – Trung sẽ dẫn đến thảm họa.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước khách mời Trung Quốc và Mỹ tại buổi tiệc tổ chức ở thành phố Seattle, bang Washington, hôm qua. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi muốn có thêm sự hiểu biết và lòng tin, giảm bất hòa và nghi ngờ… Lực chọn xung đột và đối đầu sẽ dẫn tới thảm họa đối với cả hai nước cũng như thế giới”, AFP dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước khách mời, phần lớn là doanh nhân, tại thành phố Seattle, bang Washington.
Ông Tập nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác và hiểu biết về “những ý định chiến lược” của mỗi nước là vấn đề trọng tâm trong “quan hệ nước lớn”.
Video đang HOT
Tại buổi tiếp khách mời, chủ tịch Trung Quốc còn bác bỏ cáo buộc cho rằng Bắc Kinh ủng hộ trộm cắp thương mại, gọi đây là hành động phạm tội cần bị trừng trị theo pháp luật.
“Trung Quốc là một người bảo vệ trung thành của an ninh mạng. Trung Quốc cũng là một nạn nhân bị tấn công mạng”, ông Tập nói. “Chính phủ Trung Quốc sẽ không tham gia trộm cắp thương mại hay khuyến khích hoặc ủng hộ những nỗ lực tương tự”.
Ông Tập cùng phu nhân Bành Lệ Viện sáng qua tới thành phố Seattle, bắt đầu chuyến thăm Mỹ cấp quốc gia đầu tiên. Ông sẽ lưu lại Seattle ba ngày trước khi tới thủ đô Washington gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hai lãnh đạo được dự đoán sẽ thảo luận về các vấn đề như an ninh mạng, Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc sau đó tham dự hàng loạt sự kiện kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc theo lời mời của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ông sẽ có bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York ngày 28/9.
Như Tâm
Theo VNE
Trả 30.000 USD để nghe ông Tập phát biểu tại Seattle
Các doanh nhân phải trả tới 30.000 USD cho một bàn để lắng nghe bài phát biểu của chủ tịch Trung Quốc trong bữa tối tại thành phố Seattle, Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Xinhua
Theo mục sổ tay phóng viên của New York Times, thời điểm ông Tập Cận Bình phát biểu tại bữa tối dành cho các doanh nhân, những người phải trả tới 30.000 USD cho một bàn để tham dự, rơi đúng vào Yom Kippur, ngày thiêng liêng nhất trong năm của người Do Thái.
Trong giai đoạn chuẩn bị ban đầu cho chuyến thăm Mỹ của ông Tập, phía Trung Quốc dường như không biết rằng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Do Thái sẽ khó dự sự kiện. Nhưng dần dần, họ bắt đầu hiểu, các nhà tổ chức Mỹ cho biết.
Ngày phát biểu của ông Tập không thay đổi, nhưng thay vào đó, giới chức đạt được đồng thuận. Ông Tập đồng ý bắt đầu phát biểu vào lúc 17h56 ngày 22/9 và kết thúc chỉ 20 phút sau đó, tức 18h16. Việc này sẽ giúp các thành viên người Do Thái trong số khán giả có thời gian để ăn xong và sau đó thực hiện các nghi lễ lúc 19h7, khi mặt trời bắt đầu lặn. Nghi lễ sẽ do một giáo sĩ Do Thái cử hành tại một căn phòng cạnh phòng đại tiệc ở khách sạn Westin.
Henry Kissinger, cựu ngoại trưởng Mỹ, một gương mặt thân quen trong những chuyến thăm Mỹ của các lãnh đạo Trung Quốc, sẽ giới thiệu ông Tập. Tuy nhiên, không phải ai được mời cũng nhận lời. Hai người trong giới doanh nhân ủng hộ mạnh mẽ Trung Quốc là Lloyd C. Blankfein, Giám đốc Điều hành của Goldman Sachs và Maurice R. Greenberg, cựu giám đốc điều hành tập đoàn American International Group, sẽ không có mặt. Sự vắng mặt của họ đang gây xôn xao cộng đồng doanh nghiệp, báo viết.
Chủ tịch Trung Quốc thăm Seattle từ ngày 22/9 đến 24/9, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Mỹ kéo dài một tuần.
Trọng Giáp
Theo VNE
Không thắng cả, chẳng thua hết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Mỹ vào thời điểm bầu không khí chính trị không hẳn thuận lợi đối với cặp quan hệ song phương này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đến sân bay Paine Field ở bang Washington, Mỹ ngày 22.9 - Ảnh: Reuters Nhưng việc cuộc gặp cấp cao...