Ông Tập Cận Bình tuyên bố sẽ “thống nhất Đài Loan trong hòa bình”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố việc thống nhất Đài Loan bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tốt nhất vì lợi ích của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters).
Phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc hôm nay 9/10, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết người dân Trung Quốc có “truyền thống vẻ vang” là phản đối chủ nghĩa ly khai.
“Chủ nghĩa ly khai đòi độc lập cho Đài Loan là trở ngại lớn nhất trong mục tiêu thống nhất đất nước, đồng thời là nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng nhất đối với nỗ lực chấn hưng quốc gia”, ông Tập Cận Bình phát biểu.
Ông Tập nhấn mạnh, việc thống nhất đất nước thông qua biện pháp hòa bình là giải pháp tốt nhất vì lợi ích của Trung Quốc, bao gồm cả Đài Loan. Ông Tập cũng khẳng định Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền và sự thống nhất của mình.
“Không ai được đánh giá thấp quyết tâm kiên cường, ý chí kiên định và năng lực mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nhiệm vụ lịch sử thống nhất hoàn toàn đất nước phải đạt được, nhất định sẽ đạt được”, ông Tập tuyên bố.
Video đang HOT
Ông Tập Cận Bình cho rằng việc thống nhất đất nước là ý nguyện chung của người dân Trung Quốc. Ông kêu gọi “tuân thủ nguyên tắc Một Trung Quốc, thúc đẩy sự phát triển hòa bình của quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan”.
Mặc dù không nêu cụ thể quốc gia nào, song ông Tập cũng cảnh báo về sự can thiệp của nước ngoài.
“Vấn đề Đài Loan hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc, và không có sự can thiệp nào từ bên ngoài”, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh.
Theo Reuters , phát biểu mới nhất của ông Tập Cận Bình nhẹ hơn một chút so với tuyên bố hồi tháng 7 khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản. Khi đó, ông Tập cảnh báo sẽ “đập tan” bất kỳ nỗ lực nào nhằm giành độc lập chính thức cho Đài Loan.
“Giải quyết vấn đề Đài Loan và hoàn thành mục tiêu thống nhất là nhiệm vụ lịch sử không thể lay chuyển của đảng Cộng sản Trung Quốc và là nguyện vọng chung của tất cả người dân Trung Quốc”, ông Tập phát biểu hồi tháng 7.
Vào năm 2019, ông Tập thậm chí cảnh báo sử dụng vũ lực để đưa Đài Loan vào quyền kiểm soát của Bắc Kinh.
Trong thư chúc mừng gửi tới tân lãnh đạo Quốc Dân đảng Eric Chu hồi tháng trước, ông Tập Cận Bình thừa nhận tình hình eo biển Đài Loan hiện “rất phức tạp và căng thẳng”.
Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục đưa máy bay quân sự áp sát Đài Loan, thậm chí với quy mô chưa từng thấy trước đó. Từ ngày 1-4/10, Trung Quốc đưa gần 150 máy bay quân sự áp sát hòn đảo, kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, buộc Đài Loan phải triển khai máy bay quân sự và hệ thống tên lửa để theo dõi.
Giới quan sát cho rằng, việc Bắc Kinh liên tiếp đưa máy bay áp sát Đài Loan chủ yếu để “nắn gân” hòn đảo về tham vọng giành độc lập. Mặt khác, Bắc Kinh coi đây là hoạt động nhằm thử nghiệm khả năng tương tác của các máy bay và kiểm tra khả năng chống lại sự can thiệp điện tử của đối phương, phục vụ hoạt động huấn luyện và trinh sát.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 8/10 khẳng định Đài Loan không muốn đối đầu quân sự và hy vọng “chung sống hòa bình, ổn định và cùng có lợi” với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, bà Thái Anh Văn cũng tuyên bố Đài Loan “sẽ làm mọi thứ để bảo vệ nền tự do và lối sống dân chủ” của hòn đảo.
Mỹ, Trung Quốc đánh giá tích cực về vòng đối thoại 'phá băng' cấp cao
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Ngoại vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 6/10 đã có cuốc gặp trực tiếp tại một khách sạn ở Zurich, Thụy Sĩ.
Ông Dương Khiết Trì (trái) và ông Jake Sullivan. Ảnh: AFP
Theo thông cáo của Nhà Trắng, vòng đối thoại lần này được thực hiện dựa trên đồng thuận giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc điện đàm hôm 9/9, mà tại đó hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trình các kênh tiếp xúc để quản lý có trách nhiệm cạnh tranh Mỹ-Trung.
Tại buổi tham vấn kéo dài 6 tiếng này, ông Sullivan đề cập đến một số lĩnh vực Mỹ và Trung Quốc cùng quan tâm, phối hợp cùng nhau để xử lý những thách thức xuyên quốc gia. Phía Mỹ bày tỏ quan ngại về một số diễn biến gần đây liên quan đến chính sách, hành động của Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương, Hong Kong, Biển Đông và Eo biển Đài Loan.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ khẳng định dù tiếp tục đầu tư nâng cao sức mạnh quốc gia và hợp tác chặt chẽ với đồng minh, đối tác, Washington vẫn sẽ theo đuổi can dự cấp cao với Bắc Kinh để bảo đảm cạnh tranh có trách nhiệm. Ông cũng gợi mở một số biện pháp để quản trị nguy cơ trong quan hệ song phương Mỹ-Trung.
Đây là lần đầu tiên hai cố vấn hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc gặp gỡ trực tiếp kể từ sau vòng đối thoại căng thẳng ở Alaska (Mỹ) hồi tháng 3 vừa qua. Kết quả nổi bật nhất tại vòng tiếp xúc mới nhất chính là việc hai bên đạt được đồng thuận về nguyên tắc thúc đẩy cuộc gặp thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến giữa ông Joe Biden và Tập Cận Bình trước cuối năm nay.
Giới chức Mỹ có đánh giá tích cực về vòng tham vấn lần này, khác hẳn với giọng điệu tiêu cực về đối thoại cấp cao ở Alaska. "Nhìn chung, trao đổi ngày hôm nay là bước can dự có ý nghĩa, vai trò lớn hơn so với những tiếp xúc dưới cấp nguyên thủ thời gian qua. Washington kỳ vọng đây sẽ là mẫu hình cho các tiếp xúc trong tương lai", quan chức cấp cao Mỹ phát biểu trước báo giới sau phiên thảo luận.
Về phần mình, Trung Quốc cũng đưa ra những đánh giá tích cực về cuộc gặp cấp cao lần này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo cho biết hai bên nhất trí nỗ lực hơn nữa nhằm tăng cường trao đổi chiến lược, quản lý hài hòa những điểm còn khác biệt, tránh xung đột, đối đầu, hướng đến hợp tác cùng thắng. Thông cáo mô tả đây là "vòng tham vấn toàn diện, thẳng thắn, mà ở đó hai bên trao đổi có chiều sâu về quan hệ Mỹ-Trung, các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm".
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong trao đổi với ông Sullivan, ông Dương Khiết Trì nêu luận điểm Mỹ, Trung Quốc và cả thế giới sẽ được hưởng lợi nếu Bắc Kinh và Washington đẩy mạnh hợp tác. Ngược lại, đối đầu sẽ chỉ làm phương hại đến hai nước và thế giới. Mỹ và Trung Quốc cần hợp tác cùng nhau để thúc đẩy, đưa quan hệ song phương trở lại quỹ đạo phát triển ổn định và lành mạnh.
Ông Dương Khiết Trì cho rằng Mỹ cần có sự hiểu biết sâu sắc về tính chất lợi ích song hành trong quan hệ song phương, sửa đổi những nhận thức sai lệch về chính sách đối nội, đối ngoại cũng như những ý định chiến lược Trung Quốc. Trung Quốc phản đối việc định danh quan hệ Mỹ-Trung bằng khái niệm "cạnh tranh".
Tại cuộc gặp, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Ngoại vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì bày tỏ hy vọng phía Mỹ sẽ có một chính sách hợp lý và thực tế trong quan hệ với Trung Quốc mà ở đó hai bên tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau trên cách tiếp cận về tôn trọng lẫn nhau, tồn tại hòa bình, hợp tác cùng thắng.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong trao đổi với phía Mỹ ông Dương Khiết Trì cũng nêu quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh đối với các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Hongkong, Tân Cương, Biển Đông, hồ sơ nhân quyền. Ông yêu cầu phía Mỹ tôn trọng chủ quyền, lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc, dừng ngay việc lợi dụng những chủ đề trên để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Biden, Tập Cận Bình sẽ họp thượng đỉnh cuối năm nay Quan chức Mỹ và Trung Quốc thống nhất tổ chức họp thượng đỉnh giữa hai lãnh đạo vào cuối năm nay nhằm cải thiện quan hệ song phương. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì họp kín tại Thụy Sĩ hôm qua, trong đó các quan chức Mỹ đề xuất...