Ông Tập Cận Bình “tung hỏa mù” về ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông
Cam kết của ông Tập rằng Trung Quốc sẽ không “theo đuổi quân sự” ở Biển Đông liệu có thể được hiểu là Trung Quốc sẽ không “ quân sự hóa” trên các đảo nhân tạo mà họ xây dựng trái phép ở Trường Sa?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Barack Obama và 2 phu nhân tại Nhà Trắng
Tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ cho hay, hôm 25/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết trước công chúng rằng, nước này sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã xây dựng (trái phép) ở Biển Đông.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, ông Tập lại không nói rõ cam kết của ông sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Nói cách khác, ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn rất mập mờ.
Tại cuộc họp báo, ông Xi lặp đi lặp lại luận điệu quen thuộc của Trung Quốc rằng họ đã có chủ quyền với các đảo ở Biển Đông “từ thời cổ đại”.
“Hoạt động xây dựng có liên quan mà Trung Quốc đang tiến hành ở Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam – NV) không nhắm mục tiêu hay gây ảnh hưởng đến bất cứ nước nào. Trung Quốc cũng không có ý định theo đuổi quân sự (tại đây)”, ông Tập Cận Bình cho biết.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Mỹ nhận xét, cam kết của ông Tập là mới, mặc dù nó nghe có vẻ quen thuộc như những tuyên bố của các quan chức cấp thấp hơn của Bắc Kinh với Ngoại trưởng John Kerry trong mùa hè vừa qua.
Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cũng cho rằng, phát biểu của ông Tập là “ngôn ngữ mới”.
Theo bà Glaser, cũng không rõ là ông Tập nói “không theo đuổi quân sự” là đề cập đến việc quân sự hóa (tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông), không triển khai tên lửa hay máy bay chiến đấu ra đây, hay đơn thuần chỉ là khẳng định Bắc Kinh không lựa chọn giải pháp quân sự để giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Trước đó, CSIS vừa công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần đây đã hoàn thành một đường băng trên một trong những đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng trái phép ở Trường Sa. Tạp chí quốc phòng HIS Jane cho rằng, các đường băng có thể cho phép Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên các đảo mà họ kiểm soát (phi pháp) và bắt đầu tuần tra trong khu vực Biển Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, các quan chức Mỹ cảnh báo rằng, các cơ sở của Trung Quốc có thể được sử dụng để tăng cường khả năng thực thi các yêu sách lãnh thổ của họ trong khu vực và là tiền đề để Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh công bố hôm 20/9 cho thấy Trung Quốc đã xây xong đường băng trái phép ở bãi Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Về phía Trung Quốc, trong những tháng gần đây, Bắc Kinh thường xuyên biện minh rằng các công trình xây dựng của họ được thiết kế để cải thiện điều kiện sống cho binh lính đang đồn trú (trái phép) trên các đảo nhân tạo, tăng cường bảo đảm an toàn hàng hải, phục vụ việc theo dõi thời tiết, đồng thời cũng sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.
“Những gì ông Tập tuyên bố phụ thuộc vào cách người Trung Quốc định nghĩa thuật ngữ “quân sự hóa” ra sao” – M. Taylor Fravel, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Fravel, những tuyên bố hoa mỹ của ông Tập có thể giúp Mỹ và cộng đồng quốc tế có thể tham khảo khi đánh giá hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng để làm được như vậy đòi hỏi phải có một định nghĩa rõ ràng và không quá rộng về thuật ngữ “quân sự hóa”.
Theo Linh Phương
PetroTimes
Tổng thống Obama lo ngại Trung Quốc quân sự hóa các đảo tranh chấp
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Nhà Trắng ngày 25/9, nhưng ông Tập phủ nhận kế hoạch nhằm thiết lập các căn cứ quân sự tại đó.
Lãnh đạo Mỹ-Trung trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng sau hội đàm (Ảnh: WSJ)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước đầu tiên, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng vì một loạt các vấn đề liên quan tới các chính sách kinh tế, các cuộc tấn công mạng và những bất đồng vì các tranh chấp lãnh thổ tại châu Á.
Sau lễ đón chính thức với 21 phát đại bác, lãnh đạo Mỹ-Trung đã bước vào hội đàm tại Nhà Trắng.
Trong các cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về an ninh mạng và biến đổi khí hậu, nhưng bất đồng về nhân quyền và các tranh chấp lãnh thổ.
Trong cuộc họp báo chung sau hội đàm, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết, các cuộc hội đàm của họ bao gồm cuộc thảo luận "thẳng thắn" về các tranh chấp lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương, nhất là các căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với vài quốc gia Đông Nam Á.
"Tôi đã chuyển tới Chủ tịch Tập những lo ngại lớn của chúng tôi về việc cải tạo đất, việc xây dựng và quân sự hóa các khu vực tranh chấp. Điều này khiến các quốc gia trong khu vực càng khó giải quyết hơn các bất đồng một cách hòa bình", ông Obama nói trong cuộc họp báo với ông Tập tại Vườn Hồng sau cuộc hội đàm.
Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trên các bãi ngầm có thể được sử dụng để phòng thủ quân sự. Giới phân tích cho hay các bức ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã hoàn thành một đường băng quân sự dài trên một đảo nhân tạo và đang xây dựng 2 đường băng khác.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết tại Diễn đàn an ninh Aspen hồi tháng 7 rằng Trung Quốc đang xây dựng các nhà chứa máy bay trên bãi Chữ Thập, dường như là phục vụ các máy bay chiến đấu chiến thuật.
Tuy nhiên, ông Tập bác bỏ rằng việc quân sự hóa đang diễn ra tại đó.
"Hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành tại quần đảo Nam Sa không nhằm vào hoặc ảnh hưởng tới bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa", ông Tập nói, nhắc tới tên gọi mà Bắc Kinh sử dụng cho quần đảo Trường Sa.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc còn ngang nhiên nói: "Các quần đảo ở Biển Đông từ thời cổ đại đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các lợi ích và quyền hàng hải hợp pháp, chính đáng".
Ông Tập cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc cam kết tự do hàng hải trong khu vực và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại. Ông nói Bắc Kinh và Washington có chung lợi ích trong vấn đề này.
Lo ngại lớn
Trung Quốc đã hoàn thành đường băng phi pháp trên bãi Chữ Thập (Ảnh: CSIS)
Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Washington và giới chức Mỹ cho hay Trung Quốc đã bắt đầu quân sự hóa các đảo nhân tạo và vấn đề chỉ là Bắc Kinh sẽ đưa bao nhiêu thiết bị quân sự tới đó.
Các chuyên gia Mỹ nói các bức ảnh vệ tinh chụp đầu tháng này cũng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành công tác nạo vét quanh các đảo nhân tạo, một tháng sau khi Bắc Kinh khẳng định đã ngừng cải tạo đất.
Hồi tuần trước, Đô đốc Harris cho hay việc Trung Quốc xây dựng đường băng và tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo là một "lo ngại lớn" và gây ra mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia trong khu vực.
Tạp chí Quốc phòng Jane's đã đăng tải các bức ảnh vệ tinh chụp bãi Chữ Thập ngày 20/9 cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành đường băng tại đây và đang tiến gần tới việc đưa nó vào hoạt đông.
Jane's nói thêm, việc hoàn thành đường băng trên bãi Chữ Thập cho phép Trung Quốc đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và bắt đầu các cuộc tuần tra trên các đảo nhân tạo.
An Bình
Theo Dantri/AP, AFP
Tư lệnh hạm đội Mỹ hối thúc Nhà Trắng cho tàu áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 17/9 đã ủng hộ việc đưa tàu chiến Mỹ, đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về hoạt động quân sự hóa của Bắc Kinh. Bức ảnh vệ tinh chụp bãi...