Ông Tập Cận Bình tiết lộ kế hoạch phát triển lớn với 5 nước Trung Á
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 19.5 đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng nhằm giúp nâng Trung Á lên tầm phát triển mới, theo Reuters.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á ở thành phố Tây An ( tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng phối hợp các chiến lược phát triển với 5 quốc gia Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, đồng thời nỗ lực chung để thúc đẩy hiện đại hóa cả 6 quốc gia.
“ Thế giới cần một Trung Á ổn định, thịnh vượng, hài hòa và kết nối tốt”, Chủ tịch Tập phát biểu. Ông còn nói rằng 6 nước cần phản đối “sự can thiệp từ bên ngoài” vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực và duy trì lập trường không khoan nhượng đối với chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á ở Tây An ngày 19.5. Ảnh Reuters
“Trung Quốc sẵn sàng giúp các nước Trung Á cải thiện việc thực thi pháp luật, an ninh và xây dựng năng lực quốc phòng”, ông Tập phát biểu tiếp. Cũng theo nhà lãnh đạo, Trung Quốc và các nước Trung Á nên tăng cường lòng tin chiến lược lẫn nhau và luôn đưa ra “sự hỗ trợ rõ ràng và mạnh mẽ” cho nhau về các vấn đề lợi ích cốt lõi như chủ quyền, độc lập và sự phát triển lâu dài.
Video đang HOT
Ông Tập cho biết thêm Trung Quốc sẽ nâng cấp các hiệp định đầu tư song phương với các nước Trung Á và nâng cao khối lượng vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới với khu vực một cách toàn diện. Bắc Kinh cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp do Trung Quốc tài trợ ở Trung Á tạo thêm việc làm tại địa phương, xây dựng các nhà kho ở nước ngoài trong khu vực và triển khai dịch vụ xe lửa đặc biệt nhằm thúc đẩy du lịch văn hóa với Trung Á, theo ông Tập.
Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Trung Á đạt mức kỷ lục 70 tỉ USD vào năm ngoái, trong đó Kazakhstan dẫn đầu với 31 tỉ USD, khi Trung Quốc tìm kiếm các liên kết kinh tế sâu sắc hơn nhằm đạt được an ninh năng lượng và lương thực lớn hơn.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại thành phố Tây An đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả là một chiến thắng trong chính sách ngoại giao khu vực của Trung Quốc, với việc các nhà lãnh đạo của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan trước đó đã cam kết ủng hộ Bắc Kinh và thắt chặt hợp tác song phương.
Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á diễn ra gần như cùng lúc với Hội nghị thượng đỉnh G7. Ảnh Reuters
Tình đoàn kết của các nước láng giềng Trung Á dành cho Trung Quốc dự kiến sẽ tương phản rõ rệt với thái độ đối với Bắc Kinh mà các nhà lãnh đạo Nhóm G7 (gồm Nhật Bản, Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức và Ý) sẽ thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh ở thành phố Hiroshima (Nhật) từ ngày 19-21.5, theo Reuters.
Những ưu tiên của Trung Quốc tại Trung Á
Trung Quốc sẽ đón tiếp lãnh đạo từ năm quốc gia Trung Á để thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại với khu vực này.
Quảng trường Registon ở thủ đô Uzbekistan. Ảnh: Duy Trinh - PV TTXVN tại Nga
Kênh DW (Đức) đánh giá Trung Á đang ngày càng nổi bật hơn trong các vấn đề quốc tế và thương mại. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á trong tuần này với sự góp mặt của các lãnh đạo Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.
Hội nghị kéo dài hai ngày sẽ được tổ chức tại Tây An, Tây Bắc Trung Quốc, bắt đầu từ 18/5, một ngày trước khi lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gặp nhau tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
Hội nghị thượng đỉnh tại Tây An sẽ là cuộc gặp cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Á kể từ khi Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia thuộc khu vực này hơn 3 thập niên trước.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng trước khi trao đổi quan điểm với các nhà lãnh đạo khu vực, cả về hợp tác giữa Trung Quốc và Trung Á cũng như các vấn đề quốc tế lớn cùng quan tâm. Các nhà lãnh đạo dự kiến ký "văn bản chính trị quan trọng" vào cuối hội nghị.
Bà Niva Yau tại Hội đồng Atlantic nhận định: "Hội nghị thượng đỉnh là một thể thức mới đã được thử nghiệm trong vài năm nay và nó thực sự nâng cao vị thế tương tác giữa Trung Quốc và Trung Á".
Là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD vào Trung Á để dễ dàng tiếp cận nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên của khu vực. Ngoài ra, các tuyến đường sắt giữa châu Âu và Trung Quốc đi qua Trung Á là một phần quan trọng trong dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Bắc Kinh là sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Ông Bradley Jardine tại tổ chức phi lợi nhuận Oxus Society for Central Asian Affairs đánh giá: "Với sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Á được coi là điểm trung chuyển mà theo đó thương mại có thể lưu thông giữa Trung Quốc và châu Âu".
Trung Quốc cũng đang tìm cách khôi phục quan hệ kinh tế với Trung Á sau khi dịch COVID-19 làm gián đoạn tăng trưởng của nước này trong ba năm qua. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp của Bắc Kinh vào tất cả các nước Trung Á đã vượt quá 15 tỷ USD vào cuối tháng 3 vừa qua.
Ông Raffaello Pantucci tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) đánh giá: "Trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, Trung Quốc đang trên đường trở thành đối tác thương mại lớn nhất của tất cả các quốc gia Trung Á, và mặc dù con số này giảm đáng kể trong thời kỳ đại dịch, nhưng tôi dự đoán Trung Quốc sẽ trở lại là đối tác thương mại hàng đầu trong năm tới hoặc lâu hơn".
Sau hội nghị thượng đỉnh ở Tây An, Bắc Kinh được cho sẽ đưa ra sáng kiến miễn thị thực mới với một số quốc gia Trung Á. Hiện tại, Kazakhstan và Uzbekistan đều đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về chế độ miễn thị thực. Kyrgyzstan vẫn đang đàm phán các điều khoản với Bắc Kinh.
Bà Niva Yau cho rằng chế độ miễn thị thực có liên quan đến việc mở cửa xuất khẩu từ Trung Á sang Trung Quốc bởi các nước trong khu vực đã cố gắng bán nhiều loại sản phẩm hơn cho Trung Quốc trong những năm qua.
Trung Quốc đã tăng cường thỏa thuận an ninh với các quốc gia như Tajikistan trong những năm gần đây. Tajikistan cũng tiến hành tập trận chung chống khủng bố với quân đội Trung Quốc hai năm một lần. Pantucci nói với DW rằng Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các cam kết chống khủng bố song phương.
Kazakhstan kêu gọi Nga và Ukraine giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình Ngoại trưởng Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi mới đây cho biết Astana duy trì quan hệ hữu nghị với cả Nga và Ukraine, đồng thời thường xuyên kêu gọi hai nước giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao. Những căn nhà bị phá hủy trong xung đột tại Druzhkivka, miền Đông Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trong cuộc phỏng vấn được đài NHK...