Eurasianet: Nga thúc đẩy Turkmenistan trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá đến Nam Á
Nga đang tìm cách phát triển Turkmenistan thành một trung tâm trung chuyển để vận chuyển hàng hóa đến Nam Á.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (trái) và Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow chụp ảnh chung trong cuộc gặp của họ ở Ashgabat ngày 20/1/2023. Ảnh: Turkmenportal
Theo mạng tin Eurasianet.org ngày 1/2, Nga đang tăng cường nỗ lực xây dựng quan hệ với Turkmenistan bằng cách cử những phái đoàn cấp cao và ký kết các thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực.
Cụ thể, vào ngày 19/1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã tới Ashgabat trong chuyến thăm hai ngày với các cuộc thảo luận về sự hợp tác trong tương lai. Mười ngày sau, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, ông Vyacheslav Volodin, cũng có động thái tương tự.
Video đang HOT
Mục đích thực sự của Moskva thông qua những chuyến thăm này nhằm khẳng định với Ashgabat về sự nghiêm túc trong việc vun đắp mối quan hệ. Nga bị phương Tây chỉ trích liên quan đến xung đột ở Ukraine, trong khi các nước như Trung Quốc và Ấn Độ bày tỏ thái đội thận trọng trong giao dịch. Nga hiện chỉ được các quốc gia như Syria, Iran và Triều Tiên tin cậy như một đối tác tiềm năng, nhưng Turkmenistan có thể trở thành thành viên trong nhóm này.
Tại Ashgabat, ông Volodin đã thảo luận với Tổng thống Serdar Berdymukhamedov về triển vọng xây dựng quan hệ dựa trên một tuyên bố chung trong đó cam kết làm sâu sắc hơn vị thế của Nga và Turkmenistan với tư cách là đối tác chiến lược.
“Chúng tôi đã cùng nhau trải qua nhiều thử thách. Và ngày nay, mối quan hệ giữa Nga và Turkmenistan, vốn có bản chất chiến lược, được thành lập dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, láng giềng tốt và tôn trọng”, ông Volodin nói với các phóng viên.
Ngoài những tuyên bố trên, Nga đang muốn phát triển Turkmenistan như một trung tâm trung chuyển để vận chuyển hàng hóa đến Nam Á. Thủ tướng Nga Mishustin khi ở Turkmenistan đã chứng kiến việc ký kết tám thỏa thuận liên chính phủ bao gồm các lĩnh vực như kiểm soát di cư và điều phối các tiêu chuẩn quản lý hải quan và kiểm dịch thực vật.
Tại diễn đàn kinh doanh được tổ chức nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nga ở thủ đô Ashgabat, các công ty Turkmenistan và Nga đã ký hơn 50 thỏa thuận trị giá gần 2,2 tỷ USD.
“Sau diễn đàn kéo dài hai ngày, các công ty Nga và Turkmenistan đã ký kết hơn 50 thỏa thuận song phương trị giá tổng cộng 150 tỷ rúp (khoảng 2,2 tỷ USD)”, hãng thông tấn TASS dẫn lời Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga, Dmitriy Volvach, cho biết.
Đại diện của 220 công ty Nga và 110 công ty Turkmenistan, từ các lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, vận tải, hậu cần, công nghệ thông tin và giáo dục, đã tham dự diễn đàn doanh nghiệp trên. Ông Volvach cũng cho biết Nga hiện đang thực hiện hơn 20 dự án đầu tư trị giá 3,5 tỷ USD ở Turkmenistan.
Nga cũng có ý định trở thành một trung tâm văn hóa – giáo dục cho Turkmenistan. Ông Volodin đã gây ấn tượng với các nghị sĩ Turkmenistan khi tiết lộ rằng có khoảng 30.000 người Turkmenistan đang học tập tại Nga, đồng thời đánh giá cao việc giảng dạy tiếng Nga vẫn tồn tại ở hơn 70 trường học Turkmenistan.
Nga cấm giao hàng theo hợp đồng áp giá trần dầu mỏ của phương Tây
Ngày 30/1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký nghị định về thủ tục thực hiện sắc lệnh Tổng thống liên quan áp giá trần dầu mỏ, theo đó cấm giao hàng đối với các hợp đồng mua bán có hạn chế về giá đối với sản phẩm này.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh minh họa: TASS/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn văn kiện được đăng tải trên cổng thông tin của chính phủ cho biết Bộ Năng lượng và Bộ Tài chính Nga phải phê duyệt thủ tục giám sát giá dầu xuất khẩu của nước này trước ngày 1/3 tới. Các công ty xuất khẩu dầu mỏ theo yêu cầu hằng tháng phải cung cấp thông tin về hợp đồng và giá bán, cũng như thông tin để xác minh rằng giá dầu không tuân theo cơ chế ấn định giá đối với người mua sau cùng. Ngoài ra, cơ quan hải quan phải ngăn việc vận chuyển dầu thô khỏi Nga nếu nhận thấy các cơ chế như vậy được áp dụng.
Ngày 27/12/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành sắc lệnh cấm cung cấp dầu thô và các sản phẩm dầu trong vòng 5 tháng, từ ngày 1/2/2023, cho các nước áp dụng trần giá dầu. Trước đó, Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã nhất trí từ ngày 5/12/2022 cấm bán bảo hiểm, tài chính và môi giới hàng hải của phương Tây cho các lô dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga có giá trên 60 USD/thùng như một phần trong các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva ở Ukraine.
Các đồng minh phương Tây đã lên kế hoạch, kể từ ngày 5/2, sẽ áp dụng 2 mức trần đối với các sản phẩm dầu của Nga, một cho các sản phẩm được giao dịch ở mức cao hơn so với dầu thô, như dầu diesel hoặc dầu khí, và một cho các sản phẩm được giao dịch ở mức chiết khấu như dầu thô.
Thái Lan và Lào thúc đẩy đàm phán về tuyến đường sắt xuyên biên giới Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn thông báo của Cục Giao thông đường sắt Thái Lan (DRT) cho biết nước này và Lào đang đàm phán về việc hình thành tuyến đường sắt kết nối giữa ba nước Trung Quốc - Lào - Thái Lan trong vòng từ 3 - 5 năm tới nhằm cắt giảm khoảng 30 - 50% chi phí vận...