Ông Tập Cận Bình ra sáng kiến, ông Putin nhiệt liệt “đánh giá cao”
Một trong những nội dung chính tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh là sự cạnh tranh giữa sáng kiến của Trung Quốc và sáng kiến của Hoa Kỳ về tạo lập khu vực thương mại tự do trong khu vực.
Nước chủ nhà APEC đón tiếp ông Putin.
Một trong những nội dung chính tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh là sự cạnh tranh giữa sáng kiến của Trung Quốc và sáng kiến của Hoa Kỳ về tạo lập khu vực thương mại tự do trong khu vực.
Có vẻ là ngay trước Hội nghị, Trung Quốc và Nga đã thảo ra lập trường chung về cách thực hiện quá trình hội nhập trong khu vực, Tiếng nói nước Nga viết.
Với tư cách nước chủ nhà, Trung Quốc đã khởi xướng việc tạo lập khu vực thương mại tự do trong APEC với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế trong khu vực. Tác giả của đề xuất này là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Vào ngày đầu tiên tại cuộc họp “không đeo cavát”, ông Tập Cận Bình thừa nhận rằng, cần phải tập trung nỗ lực tối đa để hiện thực hóa sáng kiến này. Nhưng, sau đó, mỗi nền kinh tế và toàn bộ ngành thương mại trong khu vực sẽ có lợi nhuận từ việc này.
Video đang HOT
Sáng kiến của Trung Quốc sẽ được ghi trong văn kiện riêng của hội nghị thượng đỉnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủng hộ sáng kiến này ngay tại buổi làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh: “Tôi đánh giá cao “bản đồ lộ trình” do nước chủ nhà chuẩn bị về thúc đẩy quá trình tạo lập khu vực thương mại tự do ở châu Á-Thái Bình Dương. Các biện pháp được ghi trong văn kiện này sẽ giúp hài hòa hóa các sáng kiến về sự liên kết đang được thực hiện trên không gian APEC. Đặc biệt là, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có số lượng lớn các hiệp định thương mại. Đó là những hiệp định khác nhau về mức hội nhập và số nước tham gia. Tất nhiên, điều này tạo ra nguy cơ tiềm năng phân chia toàn bộ khu vực thành những hiệp hội cạnh tranh với nhau”.
Sáng kiến của ông Tập Cận Bình và cảnh báo của ông Vladimir Putin – không nên chia rẽ các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thành những khối – đã vang lên như một thách thức và lời chỉ trích Hoa Kỳ, tờ báo Nga viết.
Mỹ đang cố gắng tạo lập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của 12 quốc gia, nhưng không có sự tham gia Trung Quốc và Nga. Trung Quốc rõ ràng khó chịu bởi điều này, vì những nỗ lực của Mỹ công khai nhằm chống Trung Quốc.
Không ngẫu nhiên mà trước thềm Hội nghị thượng đỉnh APEC các nhà báo Trung Quốc đã nêu câu hỏi với Tổng thống Nga về thái độ của ông đối với đề xuất của Hoa Kỳ.
Ông Putin trả lời, nếu trong thành phần Hiệp định TPP không có Nga và Trung Quốc, thì khó có khả năng xây dựng quan hệ kinh tế thương mại hiệu quả trong khu vực. Ông nhận định rằng, Hiệp định TPP là một nỗ lực mới của Washington nhằm xây dựng cơ chế hợp tác kinh tế có lợi cho bản thân nước Mỹ.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh, Mỹ đã mở đầu quá trình đàm phán với các ứng viên vào TPP. Theo kết quả các cuộc đàm phán, họ đã ghi nhận tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn chưa nói gì về thời hạn ký kết Hiệp định TPP.
Theo quy tắc, những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh APEC có quyền nêu lên và thảo luận về bất kỳ vấn đề. Trong khi đó, rõ ràng là Bắc Kinh không hài lòng với hoạt động tích cực của Mỹ nhằm thúc đẩy dự án TPP tại Hội nghị thượng đỉnh APEC sau lưng Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Tony Abbott, hai nhân vật hỗ trợ mạnh mẽ ý tưởng thành lập TPP, đã không đến dự cuộc họp của những người đứng đầu các nền kinh tế APEC với các đại diện của Hội đồng Tư vấn kinh doanh.
Tất cả các nhà lãnh đạo khác đã tham dự cuôc gặp. Tại cuộc họp này, ông Tập Cận Bình đã giới thiệu chi tiết về sáng kiến của Trung Quốc về tạo lập khu vực thương mại tự do ở Châu Á Thái Bình Dương.
Các nhà quan sát đã lưu ý đến một chi tiết khác. Đề tài bài phát biểu của Tổng thống Nga vào ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh phù hợp với sáng kiến của Trung Quốc. Đó là sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc công khai và minh bạch, chú ý tối đa đến các chuẩn mực và quy tắc của WTO trong quá trình đàm phán về việc thành lập những khu vực thương mại tự do mới.
Theo Bizlive
Ông Putin: Châu Á-Thái Bình Dương là chiến lược ưu tiên của Nga
Việc thanh toán bằng đồng tiền quốc gia giữa các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APR) sẽ giảm sự phụ thuộc của các nền kinh tế vào đồng đô la.
Việc thanh toán bằng đồng tiền quốc gia giữa các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APR) sẽ giảm sự phụ thuộc của các nền kinh tế vào đồng đô la, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố khi tham gia Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, Tiếng nói nước Nga đưa tin.
Các nhà đầu tư nước ngoài quyết định làm việc ở vùng Viễn Đông của Nga được ông Putin cam kết cung cấp các điều kiện cạnh tranh tốt nhất. Đổi lại, Moskva hy vọng sẽ tăng khối lượng đầu tư của các nước châu Á-Thái Bình Dương vào nền kinh tế Nga.
Phiên họp của diễn đàn bàn về chủ đề "Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có ý nghĩa như thế nào đối với Nga." Ngoài ông Vladimir Putin, phiên họp có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Abe.
Thế kỷ XXI đang được gọi là "thế kỷ Thái Bình Dương". Là một phần của châu Á Thái Bình Dương, Nga cần sử dụng các lợi thế cạnh tranh của trung tâm phát triển nhanh chóng về kinh tế, công nghệ, đổi mới này.
Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh: "Đến lượt mình, phát triển các khu vực của Nga như Siberia, Viễn Đông cũng là cơ hội cho các nước trong khu vực rộng lớn này, là khả năng sử dụng hiệu quả những triển vọng mở ở đây, để tăng cường hơn nữa tiềm năng của mình. Đối với Nga, sự tương tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương là chiến lược ưu tiên. Và điều rất quan trọng là mối quan hệ của chúng tôi với phần lớn các nước trong khu vực được đặc trưng bởi nền tảng tích cực và có tính xây dựng. Chúng tôi đánh giá cao thái độ này và có ý định làm tất cả mọi việc có thể để phát triển hợp tác song phương và đa phương."
Tiềm năng hợp tác thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ được sử dụng vì lợi ích chung, ông Vladimir Putin cho biết. Về phần mình, Nga dự định sẽ tăng thị phần thương mại với khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tổng doanh thu lên đến 40%.
Tổng thống Nga nhắc nhở các nhà đầu tư tiềm năng rằng ở Viễn Đông đang tạo ra một mạng lưới các vùng lãnh thổ ưu tiên phát triển với điều kiện thuận lợi về thuế và thủ tục hành chính đơn giản. Các doanh nghiệp có kế hoạch để đầu tư ở đây sẽ tập trung vào xuất khẩu hàng hóa phi nguyên liệu, đặc biệt là cho khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo Bizlive
Ông Putin và bà Merkel điện đàm về tình hình Ukraine Theo TASS, Điện Kremlin sáng 24/10 thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã trao đổi về tính thiết thực khi tổ chức một cuộc họp khác của Nhóm Tiếp xúc về Ukraine trong tương lai gần. Bộ phận báo chí Điện Kremlin cho biết Thủ tướng Merkel đã điện đàm với Tổng thống Putin tiếp sau...