Ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc bị bắt nạt
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc nên tăng cường phòng thủ biên giới biển và đất liền, Tân Hoa xã dưa tin ngày 28.6, trong bối cảnh các nước láng giềng tố cáo Bắc Kinh có những hành động hung hăng nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền phi lý.
Ông Tập đưa ra phát ngôn trên trong cuộc họp ngày 27.6 với sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các quan chức cấp cao, theo Tân Hoa xã.
Ông Tập cho hay sự “yếu ớt” của Trung Quốc trong quá khứ đã khiến cho các quốc gia khác “bắt nạt” nước này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
“Những kẻ xâm lược nước ngoài đã từng phá hủy tuyến phòng thủ trên biển và đất liền của Trung Quốc hàng trăm lần, nhấn chìm đất nước vào vực sâu địa ngục”, ông Tập nói, đồng thời kêu gọi người dân Trung Quốc không nên lãng quên lịch sử và xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh.
Ông Tập kêu gọi các lực lượng phòng vệ biên giới tăng cường hành động để bảo vệ “quyền hàng hải” của Trung Quốc.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để quân đội nước này có thể thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào.
Các quan chức Trung Quốc khác, như Ngoại trưởng Vương Nghị, cũng từng nhấn mạnh rằng Trung Quốc quyết bảo vệ lãnh thổ nước này, nhưng khẳng định Bắc Kinh không là mối đe dọa đối với các quốc gia khác.
Ông Tập đưa ra những phát ngôn trên giữa lúc Trung Quốc làm leo thang căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Philippines, Việt Nam trên biển Đông, và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trên đất liền, Trung Quốc lâu nay có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ dọc biên giới hai nước này, theo AFP.
Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc hồi đầu tháng 5.2014 hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm chìm tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan.
Video đang HOT
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ bay áp sát máy bay chiến đấu Nhật Bản và tàu Trung Quốc liên tục lai vãng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Mới đây, Trung Quốc còn tung ra bản đồ dọc, trong đó có “đường lưỡi bò” (trước đây gọi là đường 9 đoạn nay đã trở thành đường 10 đoạn) nuốt trọn gần hết biển Đông. Mỹ và Philippines cũng đã lên tiếng phản đối, bác bỏ tính pháp lý của tấm bản đồ này.
Ông Dennis Blair, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 27.6 cho rằng Philippines, Nhật Bản và Việt Nam không thể ngồi im nhìn Trung Quốc bành trướng và đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý trên cả biển Đông lẫn biển Hoa Đông.
Theo Thanh Niên
Vì sao Trung Quốc không dám 'xử rắn' với Hong Kong?
Những gì Trung Quốc đang làm ở Tân Cương, Tây Tạng khác hẳn với những gì Trung Quốc thể hiện trước sự phản đối của người dân Hong Kong với Đại lục.
Hong Kong không lùi bước!
"Một quốc gia, hai chế độ" là điều mà Trung Quốc đại lục đã từng áp đặt thành công ở Đặc khu hành chính Hong Kong. Nhưng khác với những gì Trung Quốc và Anh quốc thỏa thuận khi trao trả phần lãnh thổ này cho Bắc Kinh.
Theo Tuyên bố chung Trung-Anh (1997) và Luật Cơ bản của Hong Kong quy định rằng vùng lãnh thổ này sẽ được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 - 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền.
Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này còn Hong Kong thì duy trì chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng phái, và sự kiện quốc tế.
Trong khi đó, điều khiến gần 700.000 người dân Hong Kong xuống đường biểu tình trong những ngày qua xuất phát từ nguyên nhân Trung Quốc cố gắng hiểu sai cái gọi là "một quốc gia, hai chế độ" ấy.
Người biểu tình biểu lộ thái độ bằng cách nằm ra đường, khoác chặt tay nhau và hét to chữ "dối trá" bằng tiếng Trung và tiếng Anh
Cụ thể, Tân Hoa Xã đã giải thích rằng dù Hong Kong có quyền tự chủ nhưng vẫn phải chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Và đợt bầu cử tới đây của Hong Kong, năm 2017, Trung Quốc đại lục có quyền quyết định cách thức tiến hành bầu cử, chỉ định ứng cử viên được bầu.
Điều này đi ngược lại hoàn toàn với những gì mà Anh - Trung đã thỏa thuận từ năm 1997. Mà thực tế, các hiểu "một quốc gia hai chế độ" này đã được định hình từ thời Mao Trạch Đông còn tại vị.
Với cách áp đặt như thế, Trung Quốc đang thực sự muốn xóa bỏ quyền dân chủ, tự quyết về thể chế chính trị của đặc khu Hong Kong. Hay nói cách khác, Trung Quốc muốn biến Hong Kong đi theo guồng máy chính trị một đảng như cách họ đang duy trì ở Đại lục.
Với người Hong Kong, thì việc thay đổi như thế là mâu thuẫn sâu sắc với lợi ích của họ.
Ngay lập tức, truyền thông Trung Quốc nhả hỏa lực miệng vào cuộc biểu tình này, từ các tờ báo lớn như Trung Hoa Nhật báo, Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã... cho đến các tờ báo lá cải, chuyên vu khống kích động như Thời báo Hoàn Cầu đã cho rằng Hong Kong đang xảy ra những hành động vi phạm pháp luật, chống đối đất nước Trung Quốc.
Gần 700.000 người Hong Kong biểu tình trong "đêm không ngủ" tại quảng trường trung tâm
Tuy nhiên, những người đứng đầu cuộc biểu tình ở Hong Kong đã khẳng định họ sẽ không lùi bước mặc cho Bắc Kinh đe dọa. Hơn nữa, đây không phải là cuộc biểu tình lật đổ chính quyền mà là người dân đang yêu cầu chính quyền hành động vì lợi ích của người dân mà chính Bắc Kinh đã cam kết.
Phải nói rằng, Bắc Kinh đang cố tình hiểu sai, làm sai những gì họ đã hứa trước đó. Sự lừa dối này không phải với vương quốc Anh, với những nhà lãnh đạo Hong Kong năm 1997, mà với chính nhân dân của họ, cho đến tận thời điểm hiện tại.
Vì sao Trung Quốc không "xử rắn"?
Biểu tình là một hành động hiếm thấy ở Trung Quốc. Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đã cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc bảo vệ thể chế của họ một cách đáng sợ như thế nào.
Ở thời điểm hiện tại, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, những người Tây Tạng cũng đang yêu cầu một quyền lợi bình đẳng hơn. Đã có những hình ảnh rất thương tâm khi người dân Tây Tạng phải tự thiêu để phản đối chính sách của Bắc Kinh. Nhưng những hành động biểu tình, bày tỏ quan điểm như thế đều bị Trung Quốc khép vào tội phản bội đất nước, lật đổ thế chế độ...
Người Tây Tạng tự thiêu phản đối chính quyền Bắc Kinh
Cách Bắc Kinh triển khai quân đến Tân Cương, cách mà đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đến xem diễn tập chống khủng bố. Những điều đó khiến người ta liên tưởng đến sẽ có những Thiên An Môn tiếp theo khi tư tưởng phản đối chế độ nhen nhóm ở bất kỳ khu vực nào của Trung Quốc.
Nhưng với Hong Kong lại khác, họ đang ràng buộc với Trung Quốc về một bản tuyên bố chung giữa London và Bắc Kinh. Vì thế nên chhnh sách "một nhà nước hai chế độ" vẫn còn được tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Nếu trong trường hợp lần này Trung Quốc xử rắn như với người Tân Cương, Tây Tạng, bắt giữ hoặc "làm bốc hơi" những lãnh đạo của phong trào biểu tình Hong Kong, thì bản thân sức mạnh của sự dân chủ tại Hong Kong và dư luận quốc tế đã khiến Bắc Kinh có thể khó có thể muốn làm gì thì làm.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn e ngại vấn đề đang có sự nhúng tay của Mỹ vào những cuộc biểu tình này, tương tự như những lo ngại có bàn tay của CIA ở Tân Cương hay Tây Tạng. Một cách không khéo léo, Hong Kong dễ dàng trở thành một Đài Loan thứ hai, và Mỹ có thêm một tiền tuyến đối mặt trực diện với Trung Quốc.
Có thể thấy rằng, Bắc Kinh nói dối một cách trắng trợn và không biết xấu hổ. Họ nói dối cả thế giới về chủ quyền của họ với đường 9 đoạn, họ vu cáo cho Việt Nam ở giàn khoan Hải Dương 981, đổ lỗi cho Philippines ở Biển Đông, chụp mũ Nhật ở Hoa Đông. Và với người dân của họ, mị dân, lừa dối dân và đàn áp dân là những gì Bắc Kinh làm một cách thuần thục, điêu luyện nhất.
Theo Đất Việt