Ông Tập Cận Bình là “hoàng đế” tốt hay xấu của Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ Barack Obama thường được gọi là “người đàn ông quyền lực nhất trên thế giới”, nhưng ông phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc điều hành do vấp phải sự phản đối của phe đối lập trong quốc hội. Còn ông Tập Cận Bình mới đáng gọi là người đàn ông quyền lực nhất của đất nước đông dân nhất trên thế giới.
Ông Tập Cận Bình là “hoàng đế” tốt hay xấu của Trung Quốc?
Ông Tập Cận Bình là lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Quốc kể từ sau thời Đặng Tiểu Bình. Sự tập trung quyền lực vào tay ông Tập diễn ra khá nhanh chóng chứ không phải chờ đợi nhiều như những người tiền nhiệm.
Ông Tập không chỉ là Chủ tịch nước mà còn là Tổng bí thư của đảng Cộng sản Trung Quốc và kiêm luôn chủ tịch của Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, cơ quan kiểm soát lực lượng vũ trang của Trung Quốc.
Vì vậy, quyền lực của ông Tập trên thực tế đáng so sánh với các vị hoàng đế của Trung Quốc thời phong kiến. Với sự tập trung quyền lực vào trong tay của một người có nghĩa là “phẩm chất và khả năng cá nhân của ông Tập” có ý nghĩa quyết định tới đất nước. Số phận của Trung Quốc một lần nữa lại dễ bị hội chứng “hoàng đế xấu” nếu ông Tập không phải là người đủ tâm và tầm.
Bài học lịch sử của Trung Quốc là những năm cai trị của Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo có quyền lực như một hoàng đế và mắc nhiều sai lầm khiến Trung Quốc bị lịch sử kéo tụt. Và Cách mạng Văn hóa vẫn còn là một lời nhắc nhở nghiêm khắc về những nỗi kinh hoàng vì một “hoàng đế” xấu thời hiện đại.
Cuộc phản kháng ở Hồng Kông là thử thách lớn nhất cho ông Tập tính đến nay. Trong vụ này, ông Tập Cận Bìnhthể hiện sự khôn ngoan khi không dính líu trực tiếp với cuộc đấu tranh của người dân đặc khu. Đó là điểm đáng ghi nhớ để người ta không so sánh ông với Đặng Tiểu Bình.
Dù Đặng Tiểu Bình đóng vai trò quan trọng trong việc mở cửa và tự do hóa Trung Quốc nhưng sự kiện Thiên An Môn khiến ông không khỏi bị tì vết. Nếu là thời ông Đặng thì khó tưởng tượng được việc sinh viên Hồng Kông phản kháng kéo dài như vậy. Tuy nhiên, ông Tập vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi.
Một nhà lãnh đạo khôn ngoan có thể sử dụng Hồng Kông như là cách thử nghiệm với cải cách chính trị mà cuối cùng có thể đem áp dụng nó vào đại lục (dân tự bầu lãnh đạo địa phương).
Nếu làm được vậy, Đài Loan có thể nhìn vào và sẽ dễ dàng hơn trong việc thống nhất Đài Loan với đại lục. Nhưng ông Tập có thật sự toan tính như vậy không và nếu số đông trong bộ máy lãnh đạo phản đối chuyện để mặc Hồng Kông tự dàn xếp thì điều gì sẽ xảy ra. Khi đó thì phải xem cái tâm và tầm của “một hoàng đế”.
Theo The Conversation