Ông Tập Cận Bình: Không để thế lực nước ngoài can thiệp vào Hong Kong, Macau
Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ không bao giờ để các thế lực nước ngoài can thiệp vào các đặc khu Hong Kong và Macau.
“Tôi phải nhấn mạnh rằng kể từ khi Hong Kong và Macau trở về với Trung Quốc, việc xử lý các vấn đề ở hai đặc khu hành chính này hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không phải của các thế lực bên ngoài. Chúng tôi sẽ không để bất cứ thế lực bên ngoài nào can thiệp”, ông Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm Macau được trao trả cho Trung Quốc hôm 20/12.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng dành không ít lời khen cho người dân Macau vì lòng yêu nước và trung thành, nhưng tuyệt nhiên không đả động tới cuộc biểu tình kéo dài 6 tháng qua ở Hong Kong.
Chủ tịch Tập Cận Bình.
Macau được trao trả cho Trung Quốc vào ngày 20/12/1999. Trung Quốc cũng áp đặt quy chế “một quốc gia, hai chế độ” với đặc khu này tương tự như Hong Kong.
Video đang HOT
Trong khi người biểu tình ở Hong Kong ở phía bên kia cửa sông Châu Giang tỏ ra tức giận trước những gì mà họ tin rằng là nỗ lực làm xói mòn quyền tự do của mình, người Macau lại không đưa ra các phản ứng quá mạnh mẽ.
Trong bộ vest đen và cà vạt màu hạt dẻ, ông Tập chứng kiến Tân trưởng đặc khu Macau Hạ Nhất Thành (Ho Iat Seng) tuyên thệ nhậm chức trong nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.
Ông Tập sau đó bắt tay ông Hạ, người được Ủy ban bầu cử Macau lựa chọn vào tháng 8 theo một quy trình tương tự như quy trình chọn lãnh đạo Hong Kong.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cùng với đó kêu gọi Macau từng bước giảm sự phụ thuộc vào các sòng bạc, nắm bắt các cơ hội mà đặc khu này đang có, đồng thời tiếp tục hội nhập hơn nữa với đại lục.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo vtc.vn
Lãnh đạo Phòng Thương mại Mỹ ở Hong Kong bị tạm giữ, ngăn đến Macau
Hai lãnh đạo của Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong được yêu cầu ký tên trên bản tường trình rằng quyết định không đến Macau là hoàn toàn tự nguyện.
Robert Grieves, chủ tịch hội đồng quản trị Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong, và chủ tịch điều hành Tara Joseph, bị tạm giữ khi đến Ma Cao dự buổi tiệc thường niên của cơ quan này vào ngày 7/12.
Giới chức địa phương không đưa ra lý do vì sao không cho họ đến đặc khu của Trung Quốc.
"Chúng tôi hy vọng đây chỉ là phản ứng thái quá trước những diễn biến gần đây và hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ tiếp tục hướng về phía trước với tinh thần xây dựng", thông cáo của hai doanh nhân Mỹ khẳng định.
Theo Guardian, Grieves và Joseph phải ký tên cho tường trình khẳng định họ "tự nguyện chấp nhận không tìm cách đến Macau". Cơ quan di trú của đặc khu chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Hai doanh nhân Mỹ tại Hong Kong bị ngăn đến Macau giữa lúc đặc khu chưa tìm được giải pháp cho làn sóng biểu tình chống chính quyền. Ảnh: Reuters.
Trả lời Reuters, Joseph nói cô không hiểu vì sao mình không được đến Ma Cao tham dự sự kiện thường niên của Văn phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong. Sự kiện còn có Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong và Ma Cao, Hanscom Smith, tham dự.
"Tôi không thể hiểu được và khá bất ngờ. Tuy nhiên, họ không có phản ứng gì thô lỗ", cô cho biết.
Tổng thống Donald Trump vào tháng 11 phê duyệt Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, ủng hộ làn sóng biểu tình đòi dân chủ tại đặc khu này, bất chấp những phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh. Thuộc địa cũ của Anh chìm trong hỗn loạn suốt 6 tháng qua với nhiều cuộc biểu tình chống chính quyền, đẩy đặc khu của Trung Quốc vào khủng hoảng chính trị.
Bắc Kinh liên tục lên án các vụ biểu tình, gọi người chống chính quyền là các phần tử bạo loạn. Giới chức Trung Quốc cũng quy trách nhiệm cho các thế lực bên ngoài, phản đối Mỹ và Anh can thiệp vào vấn đề nội bộ quốc gia.
Theo Zing
Hải cảnh Trung Quốc đăng video tuần tra ngoài khơi Hong Kong Hải cảnh Trung Quốc công bố video tuần tra vùng biển giữa Hong Kong và tỉnh Quảng Đông giữa lúc bất ổn ở Hong Kong và trước lễ kỷ niệm 20 năm bàn giao Macau. Lực lượng chức trách đã bắt giữ hàng trăm nghi phạm trong chiến dịch gần đây, bao gồm 190 vụ vượt biên bất hợp pháp và 379 vụ...