Ông Tập Cận Bình khẳng định quan điểm mở cửa Trung Quốc
Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định không một quốc gia nào có thể đứng một mình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Đối thoại văn minh châu Á ở Bắc Kinh ngày 15/5 – Ảnh: Reuters.
Trung Quốc có một lịch sử về mở cửa ra với thế giới và nước này sẽ ngày càng mở cửa hơn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ngày 15/5. Đây là bài phát biểu trước công chúng đầu tiên của ông Tập kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bất ngờ leo thang vào tuần trước, hãng Reuters đưa tin.
Nền văn minh Trung Quốc là một “hệ thống mở” liên tục có sự trao đổi và học hỏi từ các nền văn hóa khác – ông Tập phát biểu tại Hội nghị Đối thoại văn minh châu Á diễn ra ở Bắc Kinh.
Bài phát biểu không đề cập trực tiếp đến chiến tranh thương mại, mà thay vào đó thể hiện hình ảnh một Trung Quốc cởi mở và không đe dọa đối với tất cả mọi quốc gia.
“Trung Quốc của ngày nay không chỉ là Trung Quốc của Trung Quốc, mà là Trung Quốc của châu Á và Trung Quốc của thế giới. Trung Quốc trong tương lai sẽ càng cởi mở hơn để đón nhận thế giới”, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định không một quốc gia nào có thể đứng một mình. Theo Reuters, đây có thể là một sự chỉ trích ngầm nhằm vào chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump.
Video đang HOT
“Các nền văn minh sẽ mất đi sự sống nếu các quốc gia quay trở lại với sự biệt lập và tách mình khỏi phần còn lại của thế giới”, ông Tập phát biểu.
“Nhân dân các nước châu Á đều mong muốn không rơi vào tình trạng bị đóng kín, và hy vọng tất cả mọi quốc gia đều tuân thủ tinh thần mở cửa và thúc đẩy liên lạc chính sách, kết nối và thương mại xuyên suốt”, ông Tập nói.
Hội nghị Đối thoại văn minh châu Á được giới quan sát đánh giá là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc về xây dựng “quyền lực mềm”, thể hiện hình ảnh một Trung Quốc thân thiện trong quá trình nổi lên thành một cường quốc thế giới của nước này.
Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và khả năng công nghệ ngày càng lớn, Trung Quốc đang đối mặt với sự hoài nghi của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, về những kế hoạch lớn của Bắc Kinh như sáng kiến kết nối thương mại Vành đai và Con đường.
Tại thượng đỉnh Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh hôm 26/4, ông Tập Cận Bình khẳng định sáng kiến này “phải xanh và bền vững”, phải mang lại tăng trưởng chất lượng cao cho tất cả các nước tham gia.
Theo ANTD
Căng thẳng Mỹ - Trung: Ông Trump vừa dội thêm "gáo nước lạnh" vào Trung Quốc
Việc Mỹ không cử bất cứ quan chức quân đội cấp cao hay tàu chiến tới dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc được xem là "gáo nước lạnh" với chính quyền Bắc Kinh giữa lúc quan hệ hai nước vẫn đang căng thẳng.
Trong một động thái cho thấy mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung chưa hết căng thẳng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho biết không cử bất cứ quan chức quân đội cấp cao hay tàu chiến tới tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân Trung Quốc diễn ra trong tháng Tư này.
Mỹ không điều động quan chức quân đội cấp cao hay tàu chiến tới dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.
Trong khi đó, nhiều quốc gia đồng minh lâu năm của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản đã lên tiếng xác nhận điều động các quan chức cấp cao cùng tàu thuyền quân sự sang dự lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập hải quân Trung Quốc, theo tờ Japan Times.
Còn trong tuyên bố hôm 5/4, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Dave Eastburn cho hay văn phòng tùy viên quân sự thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh sẽ đại diện cho Mỹ tham gia lễ diễu binh hạm đội và một hội nghị ở thành phố cảng Thanh Đảo của Trung Quốc từ ngày 22 - 25/4.
"Chính phủ Mỹ tìm kiếm mối quan hệ song phương chú trọng vào kết quả và giảm thiểu rủi ro. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với hải quân Trung Quốc thông qua các cuộc đối thoại liên quân sự truyền thống bao gồm các nhóm làm việc trong khuôn khổ Thỏa thuận Tham vấn hàng hải quân sự và các cuộc thảo luận về Quy tắc ứng xử", Japan Times dẫn lời ông Eastburn.
Hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố hơn 60 nước sẽ cử phái đoàn hải quân tới tham dự sự kiện đa quốc gia vào ngày 23/4 bao gồm một lễ diễu binh hạm đội với sự có mặt của nhiều tàu hải quân từ các nước như Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hồi tháng trước đã lên tiếng xác nhận sẽ điều động một tàu khu trục tới thành phố Thanh Đảo trong khoảng thời gian từ ngày 21 - 26/4. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của tàu hải quân Nhật Bản tới Trung Quốc trong vòng 7 năm qua.
Thậm chí, một số báo cáo chưa được xác nhận cũng cho hay, Pháp và Nga sẽ điều động cả tàu sân bay cùng các quan chức quân sự cấp cao tới lễ kỷ niệm ngày thành lập hải quân Trung Quốc.
Trước đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình từng cho rằng lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân Trung Quốc trong năm nay sẽ là sự kiện hải quân lớn nhất của nước này từ năm 1949 tập hợp nhiều lực lượng hải quân trên thế giới tới tham dự.
Giới quan sát quân sự nhận định, hải quân Trung Quốc sẽ nỗ lực phô trương sức mạnh quân sự trong bối cảnh truyền thông phương Tây gần đây lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ những hành động mang tính khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, việc Mỹ không cử quan chức cấp cao và tàu chiến tới dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc sẽ là "gáo nước lạnh" với Bắc Kinh, bởi đây là một trong những sự kiện để Trung Quốc phô trương thanh thế.
Trên thực tế, động thái của Mỹ là nhằm một lần nữa khẳng định lời cam kết về việc duy trì "hoạt động tự do hàng hải" sau khi các tàu thuyền của hải quân Mỹ tiến lại gần những hòn đảo mà Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm trên Biển Đông.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhanh chóng cho cải tạo và xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông. Hành động của Trung Quốc không chỉ khiến các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông lên tiếng phản đối mà nhiều quốc gia trên thế giới cụ thể là Mỹ có hành động đáp trả. Theo đó, Mỹ đã liên tiếp cho điều động tàu thuyền tới Biển Đông để thực hiện sứ mệnh tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược.
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, ông Zhang Baohui, việc Mỹ không điều tàu chiến hay quan chức cấp cao tới tham dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc "rõ ràng là dấu hiệu cho thấy chính sách cứng rắn hơn của Nhà Trắng đối với Trung Quốc".
Ông Trương nhận định: "Trong quá khứ, Mỹ từng cố gắng xây dựng mối quan hệ liên quân với Trung Quốc. Chính sách này nhằm tăng cường hợp tác và mở rộng niềm tin song phương với Trung Quốc. Nhưng giờ đây, chính quyền của Tổng thống Trump xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Do đó, chính sách hiện nay của Washington là cạnh tranh thay vì ràng buộc lẫn nhau. Trong hoàn cảnh này, việc gây dựng lòng tin đôi bên đã bị gạt sang một bên".
Theo Infornet
Cuộc gặp Trump-Tập Cận Bình bị hoãn vì chiến tranh thương mại Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bị lùi thời gian tổ chức do tính toán của các bên trong tiến trình đàm phán thỏa thuận thương mại. Bloomberg hôm 14/3 cho biết cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không diễn ra vào tháng 3 như...