Ông Tập Cận Bình đến Hàn Quốc, “phá lệ” với Triều Tiên
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay đã tới Seoul cùng phái đoàn thương mại khổng lồ, nhằm củng cố mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Đây là chuyến công du phá vỡ truyền thống lâu nay của lãnh đạo Trung Quốc, khi thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên.
Ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện được đón tiếp tại sân bay không quân Seoul, ngày 3/7.
Trong chuyến công du 2 ngày ở Hàn Quốc, ông Tập Cận Bình dự kiến gặp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và tham dự một diễn đàn kinh doanh cùng với đại diện từ hơn 100 công ty của Trung Quốc. Ông cũng gặp các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn điện tử lớn của Hàn Quốc là Samsung và LG. Nhiều thỏa thuận kinh doanh dự kiến sẽ được ký kết.
Jin Bosong, nhà nghiên cứu cấp cao, cho biết có nhiều lãnh đạo cấp cao của các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc bởi tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin giữa hai nước là rất lớn.
“Trung Quốc và Hàn Quốc bổ sung cho nhau trong ngành công nghệ cao và công nghệ thông tin”, Jin, phó giám đốc Viện Ngoại thương Trung Quốc, thuộc Viện Hợp tác Ngoại thương và kinh tế quốc tế Trung Quốc của Bộ Thương mại, cho hay. Theo ông, Trung Quốc có lợi thế phát triển trong ngành thương mại điện tử và ngành kinh doanh liên quan đến internet, nổi bật là công ty Alibaba và Baidu, trong khi Hàn Quốc có lợi thế ở ngành điện tử.
“Vì vậy hai bên có thể tìm kiếm hợp tác trong những lĩnh vực này, để cùng nhau khám phá thị trường quốc tế”, ông nói.
Còn Cai Jian, một chuyên gia về quan hệ Hàn Quốc tại đại học Fudan, cho rằng các thỏa thuận kinh tế sẽ khích lệ chuyến công du của ông Tập. “Về mặt chính trị, Hàn Quốc vẫn gần với Mỹ hơn”, ông nói. “Bằng cách củng cố hợp tác thương mại và kinh tế, hai nước sẽ đạt được những thành tựu vững chắc trong chuyến công du của ông Tập”.
Video đang HOT
Thương mại hai chiều đã vượt 270 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 7% so với năm trước đó.
Chuyến công du “phá lệ”
Chuyến công du của ông Tập cũng phá vỡ truyền thống lâu nay của lãnh đạo Trung Quốc. Đó là ông Tập tới Seoul thay vì Bình Nhưỡng trong chuyến công du đầu tiên tới bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn đang đợi lời mới tới thăm Bắc Kinh. Theo giới quan sát, tất cả cho thấy mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và đồng minh lịch sử, quan trọng nhất của họ đã bị rạn nứt.
“Không một lãnh đạo Trung Quốc nào trước đó đặt Hàn Quốc lên trước Triều Tiên như thế này”, chuyên gia về Hàn Quốc Aidan Foster-Carter tại Đại học Leeds được hãng tin AFP dẫn lời cho hay.
Trong động thái dường như bày tỏ bất bình đối với chuyến công du của ông Tập, Triều Tiên đã tiến hành một loạt vụ phóng tên lửa, rocket vào Biển Nhật Bản trong một tuần qua, khiến Tokyo và Seoul cùng lên tiếng phản đối.
Chuyến đi của ông Tập cũng diễn ra vào thời điểm Bắc Kinh và Seoul đang có mối quan hệ không tốt đẹp với Nhật. Nội các Nhật hôm thứ ba vừa qua đã phê chuẩn cách diễn giải lại hiến pháp của nước này, cho phép quân đội hỗ trợ các đồng minh trên chiến trường.
Giới chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Tập và bà Park sẽ thảo luận về Nhật Bản và an ninh khu vực.
Chuyến thăm “phá lệ” của ông Tập cho thấy tầm quan trọng của Seoul trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Ngoài ra, giới quan sát cũng cho rằng Trung Quốc muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên, theo đó phải kìm chế khiêu khích, mặc dù giới chức Trung Quốc khẳng định chuyến thăm không nhằm vào một nước thứ ba nào.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc hoàn tất thử nghiệm tàu ngầm thế hệ mới ở Biển Đông
Hải quân Trung Quốc đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm có tổ chức đầu tiên đối với thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới, tờ Nhân dân Nhật báo của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa tin.
Một tàu ngầm Type 094 lớp Jin của Trung Quốc.
Theo nguồn tin trên, một đơn vị nghiên cứu đặc biệt của hải quân Trung Quốc, vốn chịu trách nhiệm thử nghiệm hầu hết các hệ thống tàu ngầm và dưới nước hiện đại, đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm áp lực cao đối với tàu ngầm thế hệ mới.
"Thế hệ thiết bị và vũ khí dưới nước mới mang theo giấc mơ về một nền quân đội quốc gia hùng mạnh", tờ báo dẫn lời ông Fei Zhigang, giám đốc đơn vị nghiên cứu của hải quân Trung Quốc.
Đơn vị nghiên cứu trên được cho là đã tiến hành vài trăm cuộc thử nghiệm tại một khu vực bí mật ở Biển Đông, trong đó có các cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với hơn chục hệ thống chiến đấu tàu ngầm do Trung Quốc tự sản xuất.
Nhiều kỷ lục dưới nước của Trung Quốc đã bị phá vỡ, tờ Nhân dân nhận báo cho biết. Cui Zigang, kỹ sư trưởng của đơn vị, cho hay 3 khó khăn kỹ thuật đã được giải quyết trong các cuộc thử nghiệm.
Tờ báo cũng đưa tin, các ngư lôi của tàu ngầm đã phá hủy thành công nhiều mục tiêu dưới nước ở độ sâu kỷ lục.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, và hiện đang vướng vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ với một loạt quốc gia trong khu vực.
Một kỹ sư giấu tên trong đơn vị nghiên cứu của hải quân Trung Quốc cho hay địa điểm thử nghiệm là điều rất quan trọng vì các vũ khí và hệ thống mới của Trung Quốc cần được thử nghiệm trong các điều kiện mà trong đó chúng sẽ được triển khai trong các cuộc chiến.
Cư dân mạng gần đây đã đăng tải các bức ảnh chụp một căn cứ tàu ngầm của hải quân Trung Quốc, cho thấy 3 tàu ngầm hạt nhân Type 094 lớp Jin. Một tàu ngầm khác xuất hiện bên cạnh 3 tàu ngầm này được tin là tàu ngầm Type 093, được trang bị các ngư lôi và tên lửa chống hạm khác nhau.
An Bình
Theo Dantri/People's Daily
Người Triều Tiên đi bầu cử quốc hội Người Triều Tiên hôm nay (9/3) sẽ đi bầu cử để chọn ra các đại biểu quốc hội mới, cơ quan có quyền lực lập pháp của nước này. Đây là diễn biến được xem như có thể hé lộ những manh mối về sự chuyển giao quyền lực tại Bình Nhưỡng. Một tấm pano tuyên truyền cho ngày bầu cử tại Bình...