Ông Tập Cận Bình chặn đứng tham vọng của tỉ phú giàu nhất Trung Quốc
Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra quyết định tạm dừng đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group, sau khi nhà đồng sáng lập Jack Ma có những bình luận chỉ trích chính phủ, các quan chức Trung Quốc tiết lộ trên báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp tỷ phú Jack Ma năm 2015.
Sự việc trên đánh dấu đỉnh điểm căng thẳng kéo dài nhiều năm của Jack Ma với chính phủ, do ảnh hưởng ngày càng lớn của tỉ phú này và sự phát triển nhanh chóng của nền tảng thanh toán kỹ thuật số mà ông kiểm soát, theo WSJ.
Đối với ông Tập, Chủ tịch Trung Quốc đã thể hiện quan điểm không nhân nhượng những doanh nhiệp tư nhân vừa tích lũy vốn, vừa mở rộng tầm ảnh hưởng, lấn sân các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác, tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn trong nước.
Tại một hội nghị thượng đỉnh ở Thượng Hải vào ngày 24.10, Jack Ma nói chính phủ đang kìm hãm sự phát triển công nghệ bằng cách siết chặt quản lý tài chính. Ông nói mình muốn giúp giải quyết vấn đề của nền tài chính Trung Quốc bằng sự cải cách.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng này, tuyên bố gây tranh cãi của Jack Ma đã khởi đầu hàng loạt sự kiện bất lợi đối với các dự án của ông ở Ant Group, Reuters đưa tin,
Ngay sau những tuyên bố gay gắt của Ma, các cơ quan quản lý Trung Quốc bắt đầu tổng hợp những báo cáo về việc Ant Group đã sử dụng các sản phẩm tài chính kỹ thuật số như Huabei, một dịch vụ thẻ tín dụng ảo, khiến người nghèo và thanh niên càng rơi vào cảnh nợ nần.
Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc đã biên soạn báo cáo về phản ứng của công chúng với những tuyên bố của Jack Ma và gửi lên các cấp có thẩm quyền, bao gồm cả Chủ tịch Trung Quốc, theo Reuters.
Đến đầu tháng này, kế hoạch IPO dự kiến thu về 37 tỉ USD của Ant Group đã bị chính quyền Trung Quốc đình chỉ. Không chỉ Ant Group bị tổn thất với quyết định này mà riêng tỉ phủ Jack Ma cũng bị thiệt hại 3 tỉ USD, do giá cổ phiếu của Alibaba Group, công ty do Jack Ma đồng sáng lập, giảm mạnh.
Jack Ma hiện nắm giữ 4,2% cổ phần tại Alibaba, công ty sở hữu hơn 30% cổ phần Ant Group. Jack Ma hiện sở hữu tài sản 58 tỷ USD và là người giàu nhất thế giới ở Trung Quốc theo Bloomberg Billionaires Index.
Theo các nhà phân tích, chính phủ Trung Quốc đang bắt đầu có biện pháp kìm hãm đế chế của Jack Ma. Những công ty công nghệ tài chính như Ant Group do Jack Ma đồng sáng lập giành giật thị phần từ ngân hàng thương mại trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng bằng cách mang đến khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn cho người dân, kể cả người có thu nhập thấp.
Kết quả là trong nhiều năm qua, các ngân hàng Trung Quốc đã nhiều lần hối thúc chính phủ phải có biện pháp kiềm chế các công ty như Ant Group.
Ý đồ và kế hoạch của Trung Quốc đuổi kịp Mỹ về hiện đại hóa quân đội
Lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu quân đội nước này phải đuổi kịp thời đại, tích cực sử dụng các công nghệ thông minh. Mục tiêu nhắm tới của họ là ngang hàng với quân đội Mỹ.
Theo các hướng dẫn mới và bình luận của các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, nước này cần phải áp dụng các công nghệ tiên phong như là trí tuệ nhân tạo nếu muốn chuyển đổi thành công quân đội nước này thành lực lượng chiến đấu hiện đại ngang tầm với các cường quốc hàng đầu khác.
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Các chỉ đạo trên xuất hiện trong một cuốn sách nhỏ do "Nhà xuất bản Nhân dân" thuộc nhà nước Trung Quốc ấn hành trong tháng 11 này. Các chỉ đạo này, bao gồm các hướng dẫn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vạch ra kế hoạch 5 năm mới nhất cho việc phát triển Trung Quốc.
Theo một thông cáo được công bố tại một hội nghị cấp cao vào tháng 10, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ được cải biến thành một lực lượng quân sự hiện đại vào năm 2027. Giới phân tích cho rằng mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng một quân đội ngang hàng với lực lượng vũ trang của Mỹ .
Trong một bài viết có nhan đề "Đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng và quân đội" có trong cuốn sách nói trên, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng, nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ hiện đại trong hiện đại hóa PLA.
Ông này nói: Quân đội phải chủ động hơn trong việc thiết kế cách thức tổ chức chiến tranh hơn là chỉ phản ứng lại trước các xung đột.
"Trung Quốc phải theo kịp bước phát triển của thời đại và nhấn mạnh việc sử dụng công nghệ thông minh để đạt được sự đổi mới liên ngành".
Theo ông Hứa, hoạt động này bao gồm hiện đại hóa học thuyết quân sự, đội hình, nhân lực, và quản lý chiến lược.
Các bình luận của tướng Hứa còn được lặp lại trong một bài viết khác trong cuốn sách nói trên, với nội dung khẳng định hiện đại hóa đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng một đội quân thông minh.
Theo bài viết này, quá trình chuyển đổi sẽ nhằm tạo ra một lực lượng chiến đấu ít tốn nhân lực hơn và tập trung nhiều hơn vào công nghệ mới, đa phần là tự phát triển trong nước.
Nhà phân tích quân sự Ye Jianliang cũng trong cuốn sách trên nói rằng Trung Quốc bắt buộc phải nâng cao sức mạnh quân sự cho tương ứng với sức mạnh kinh tế của nước này.
Theo Ye, "năng lực quốc phòng của Trung Quốc không tương xứng với vị thế quốc tế của nó hoặc các nhu cầu an ninh quốc gia của nước này". Ye viết: "Lịch sử đã liên tục chứng minh rằng một quốc gia vững mạnh cần đứng trên cả hai chân kinh tế và quân sự... Khi "thanh gươm" không đủ sắc, một quốc gia có thể sụp đổ"./.
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình nhắc Nga và châu Á chống can thiệp từ bên ngoài Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ám chỉ Mỹ khi ông kêu gọi Nga và các đối tác châu Á chống lại sự can thiệp của nước ngoài, chống lại chủ nghĩa đơn phương. Trong một cuộc họp thượng đỉnh an ninh khu vực mới đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị các đối tác châu Á...