Ống sonde niệu quản bị bỏ quên hơn 1 năm trong người bệnh nhân
Trước đó hơn 1 năm, người bệnh đã phẫu thuật sỏi niệu quản trái. Tuy nhiên người bệnh chủ quan quên đi tái khám để rút ống sonde.
Ống sonde JJ niệu quản bị bỏ quên hơn 1 năm trong người bệnh nhân. Ảnh: TTYT huyện Tân Sơn
Mới đây, VTV News dẫn nguồn tin từ Trung tâm y tế huyện Tân Sơn (Phú Thọ) cho biết, đơn vị này vừa phẫu thuật thành công rút ống sonde JJ niệu quản bị bỏ quên hơn 1 năm cho bệnh nhân H.N.X. ( trú tại xóm Măng I, xã Long Cốc, huyện Tân Sơn).
Video đang HOT
Theo đó, bệnh nhân X. nhập viện trong tình trạng tiểu buốt nhiều, thi thoảng đau bụng vùng hạ vị. Được biết, hơn 1 năm trước đó, bệnh nhân X. đã phẫu thuật sỏi niệu quản trái. Tuy nhiên, do chủ quan người bệnh quên đi tái khám để rút ống sonde.
Sau khi thăm khám và làm các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp – Chuyên khoa đã hội chẩn cùng Ban Giám đốc, thống nhất chỉ định phẫu thuật rút sonde JJ cho người bệnh. Ca phẫu thuật được thực hiện thành công trong 15 phút, các bác sĩ đã lấy ống sonde JJ niệu quản ra khỏi người bệnh nhân. Hiện, sức khỏe bệnh nhân X. ổn định và đang tiếp tục được theo dõi tại Trung tâm y tế huyện Tân Sơn.
Qua trường hợp bệnh nhân trên, bác sĩ Hà Quang Thành – Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn khuyến cáo, sau khi thực hiện phẫu thuật, Sonde JJ thường được đặt để giảm thiểu phù nề ở niệu quản, dự phòng nguy cơ tắc nghẽn hoặc đau.
Ngoài ra, sonde JJ thường được đặt sau khi tán sỏi ở thận hoặc niệu quản để giúp các sỏi vụn thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Sonde JJ chỉ đặt được tối đa 4 tuần sau phẫu thuật, do đó người bệnh nên chú ý thời gian đến các Trung tâm y tế để được tư vấn và rút theo đúng thời gian quy định, tránh để các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe bạn.
Người phụ nữ nguy kịch do sợ vào bệnh viện sẽ lây nhiễm Covid-19
Cách đây 3 tháng bệnh nhân đã có những dấu hiệu bất thường như: tiểu buốt, tiểu rát, sốt...Tuy nhiên, lo sợ vào bệnh viện sẽ lây nhiễm Covid-19 nên bệnh nhân đã không tái khám theo lời dặn của bác sĩ.
Do sợ lây nhiễm covid-19 tại bệnh viện, người phụ nữ đã không tái khám đúng hẹn dẫn đễn nhiễm khuẩn nặng. Ảnh: PN Online
Ngày 23/7, trao đổi với báo PN Online, BS Nguyễn Đức Huỳnh - khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh viện này vừa lọc máu cấp cứu cho nữ bệnh nhân (62 tuổi) bị sốc nhiễm khuẩn do không tái khám đúng hẹn.
Theo lời bệnh nhân được biết, cách đây 3 tháng bệnh nhân đã có những dấu hiệu bất thường như: tiểu buốt, tiểu rát, sốt...Tuy nhiên, lo sợ vào bệnh viện sẽ lây nhiễm Covid-19 nên bệnh nhân đã không đi khám lại theo lời dặn của bác sĩ.
Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu, có sỏi thận và ở niệu quản còn ống thông JJ sau khi lấy sỏi thận ở một bệnh viện trước đó. Các bác sĩ chỉ định điều trị kháng sinh, mổ thay ống thông JJ và lấy sỏi để giải phóng tình trạng ứ nước bể thận, khắc phục tình trạng nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên sau mổ 1 ngày, bệnh nhân có triệu chứng khó thở, thở nhanh, nồng độ oxy trong máu tụt nhanh. Lúc này, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn nặng, tiên lượng xấu và kích hoạt báo động đỏ. Bệnh nhân được xử trí cấp cứu theo đúng phác đồ sốc nhiễm khuẩn nhưng tình trạng toan chuyển hoá càng tăng và bắt đầu rơi vào hôn mê.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành lọc máu liên tục với hy vọng cứu sống bệnh nhân. Sau 2 giờ lọc máu, bệnh nhân bắt đầu đáp ứng với việc thở oxy, các chỉ số xét nghiệm tiến triển tốt hơn. Sau 17 giờ lọc máu liên tục, bệnh nhân đã hết hoàn toàn tình trạng toan chuyển hoá, thoát sốc và không còn sử dụng thuốc vận mạch. Hiện bệnh nhân đã ổn định và được điều trị tiếp tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Cố chịu đau bụng, chàng trai trẻ vào viện thì đã dính ruột, thủng ruột non Vào viện vì thấy bị sốt, tiểu buốt, đau bụng nhiều, chàng trai ở Hà Nội không ngờ mình bị dính ruột, thủng ruột non, nhiễm trùng do xương gà. Bệnh nhân không biết nuốt phải dị vật lúc nào cho đến khi xuất hiện tình trạng sốt, đau bụng nhiều vùng dưới rốn, tiểu buốt, dắt... Đến khám tại Bệnh viện E,...