Ông Schroeder: Đức không thể cô lập Nga, muốn thịnh vượng phải đối thoại với Moscow
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder vừa cho hay, nước Đức không thể cô lập Nga trong dài hạn, cả về chính trị và kinh tế.
Ông Schroeder khẳng định Đức cần không chỉ dầu khí mà còn đất hiếm của Nga. Ông cũng cho rằng châu Âu muốn thịnh vượng thì phải đối thoại với Nga.
Trong một bài phỏng vấn được đăng tải trên tờ New York Times hôm 23/4, vị cựu Thủ tướng Đức nói rằng một nước như Nga là không thể bị cô lập được.
Ông Putin và ông Schroeder .trước đây. Ảnh: AP
“Công nghiệp Đức cần nguyên liệu thô mà Nga có. Đấy không chỉ là dầu khí mà còn là đất hiếm. Những nguyên liệu thô này đơn giản là không thể bị thay thế”.
Theo ông Schroeder, khi cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay qua đi, “chúng ta sẽ phải quay trở lại giao dịch với Nga” và “chúng ta luôn làm vậy”.
Video đang HOT
Tờ New York Times cũng lưu ý rằng cựu Thủ tướng Đức Schroeder luôn tin tưởng rằng hòa bình và thịnh vượng ở Đức và châu Âu sẽ luôn phụ thuộc vào đối thoại với Nga.
Bản thân đương kim Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng nói với tuần báo Der Spiegel của Đức vào hôm 22/4 như sau: “Tôi không hề thấy một lệnh cấm vận khí đốt sẽ chấm dứt chiến tranh. Chúng tôi muốn tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, tình trạng mất hàng triệu việc làm và tình trạng các nhà máy sẽ không bao giờ mở cửa trở lại. Điều này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho đất nước chúng ta, cho toàn thể châu Âu và cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp tài chính cho tái thiết Ukraine“.
Giới công nghiệp Đức cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Người đứng đầu Hiệp hội Công nghiệp Đức đã tuyên bố rằng việc cấm vận khí đốt Nga sẽ gây ra sự “sụp đổ các mạng lưới công nghiệp của chúng tôi”.
Một nửa lượng khí đốt của Đức là được nhập từ Nga, 1/3 lượng dầu mỏ nhập khẩu của Đức cũng đến từ Nga.
Theo ông Schroeder, Nga và Đức cần lẫn nhau. “Họ cần dùng dầu khí để có tiền cho ngân sách. Còn chúng ta cần dầu khí để duy trì nền kinh tế”.
Cựu Thủ tướng Đức Schroeder vẫn là người có quan hệ cá nhân gần gũi với Tổng thống Nga Putin./.
Ông Putin trấn an Thủ tướng Đức về việc yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 30.3 đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, bày tỏ quan ngại về hợp đồng khí đốt, khi Nga yêu cầu phương Tây phải thanh toán bằng đồng rúp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo báo Nga RT, ông Putin đồng ý với Thủ tướng Đức, rằng Berlin vẫn có thể tiếp tục thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng euro hoặc đô la. Các khoản thanh toán này sau đó sẽ được chuyển đổi sang đồng nội tệ Nga.
Ông Putin giải thích cho ông Scholz, rằng Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp vì nước này đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây. Ông Putin nói dự trữ ngoại hối của Ngân hàng trung ương Nga đã bị các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đóng băng.
Theo báo Nga, ông Scholz đã yêu cầu Tổng thống Nga Putin giải thích việc chuyển đổi tiền tệ diễn ra như thế nào. Phía Nga nói "các chuyên gia của hai nước sẽ thảo luận về vấn đề này".
Ông Putin nói Đức có thể chuyển tiền mua khí đốt bằng đồng euro hoặc đô la tới ngân hàng Gazprombank và ngân hàng này sẽ chuyển đổi sang đồng rúp.
"Ông Scholz không đồng ý với quy định mới của Nga, nhưng yêu cầu giải thích rõ hơn bằng văn bản", phát ngôn viên của Thủ tướng Đức cho biết.
Ông Putin nói việc thanh toán bằng đồng rúp sẽ không khiến các nhà nhập khẩu khí đốt của Đức bị thiệt thòi như theo hợp đồng đã ký kết.
Đức nhập khẩu hơn 50% nhu cầu khí đốt trong nước từ Nga và 30% dầu mỏ. Đức là một trong những quốc gia châu Âu không mặn mà trừng phạt ngành năng lượng Nga. Ông Scholz từng mô tả năng lượng nhập khẩu từ Nga là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế Đức tồn tại.
Kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, Đức đã thay đổi lập trường khi lần đầu gửi vũ khí sát thương tới Ukraine và ủng hộ các lệnh trừng phạt kinh tế Nga.
Do đó, Đức nằm trong danh sách các quốc gia "không thân thiện", phải thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp. Nga cảnh báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt tới các quốc gia không chấp nhận yêu cầu này.
Viện trợ mạnh nhất cho Ukraine, vì sao Đức vẫn bị chỉ trích Đức đang bị Ukraine và các quốc gia khác ở châu Âu chỉ trích, nhưng trên thực tế, Berlin đang viện trợ cho Kiev hơn hầu hết các nước khác. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang đối mặt với sự chỉ trích ở trong nước và quốc tế. Ảnh: DW Theo bình luận của báo Deutsche Welle (Đức) mới đây, Berlin hiện đang...