Ông Quyết FLC vung tiền, ông chủ Vinaxuki nợ 2.800 tỷ
Ông Trịnh Văn Quyết vừa hoàn tất mua vào 35 triệu cổ phiếu FLC; ông chủ Vinaxuki lĩnh lương 6 triệu, gánh nợ 2.800 tỷ… là tin tức nổi bật trong tuần.
Ông Trịnh Văn Quyết vung tiền tỷ
Cổ phiếu FLC vừa có phiên tăng trần hôm 13/11 với 43,5 triệu đơn vị khớp lệnh, mức thanh khoản cao nhất một năm qua.
Ngoài việc khối lượng giao dịch tăng vọt, thị giá FLC đồng thời tăng trần trong phiên 13/11 lên 4.620 đồng.
Cổ phiếu FLC nổi sóng cùng thời điểm Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết thông báo hoàn tất mua vào 35 triệu cổ phiếu từ phiên 9/11 đến 13/11 theo phương thức khớp lệnh. Tạm tính theo thị giá cổ phiếu FLC trong thời gian này, số tiền ông Quyết chi ra không dưới 150 tỷ đồng.
Sau giao dịch trên, ông Quyết tăng số lượng cổ phiếu FLC đang nắm giữ từ 165,4 triệu lên 200,4 triệu đơn vị. Tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp của Chủ tịch FLC tương ứng tăng từ 23,3% lên 28,2% cổ phần. Ông Trịnh Văn Quyết đang là cổ đông lớn nhất tại FLC.
Đầu tháng 7, ông Quyết cũng mua vào 15 triệu cổ phiếu FLC để nâng tỷ lệ sở hữu từ 21,2% lên 23,3% vốn điều lệ. Thời gian gần đây, chủ tịch FLC cũng liên tục gom cổ phiếu công ty FLC GAB và vừa nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này vượt 51%, mốc đủ để chi phối hoạt động doanh nghiệp.
9 tháng đầu năm, tập đoàn của ông Trịnh Văn Quyết ghi nhận 9.927 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Lỗ sau thuế của FLC sau 3 quý là 2.213 tỷ đồng.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chơi thương vụ tỷ USD
Tập đoàn Masan của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang tiếp tục có những bước đi mới với số tiền vài nghìn tỷ để hoàn thiện thương vụ tỷ USD, tấn công sang một lĩnh vực đầy triển vọng: bán lẻ.
Video đang HOT
Theo thông báo của Masan Group, Nghị quyết HĐQT đã phê duyệt việc ký hợp đồng tín dụng với một loạt ngân hàng danh tiếng trên thế giới để vay tối đa 200 triệu USD và quyền chọn gia tăng khoản vay thêm 50 triệu USD phục vụ cho thương vụ tỷ USD.
HĐQT Masan quyết định sẽ góp thêm 6.000 tỷ đồng vào The Sherpa thay vì 1.000 tỷ đồng theo phê duyệt trước đó. Vốn của The Sherpa theo đó sẽ tăng mạnh.
Từ đầu năm đến nay, Masan Group và các công ty con liên tục huy động vốn từ thị trường trái phiếu. So với đầu năm, vay nợ ngắn hạn tăng thêm vài nghìn tỷ, trong khi vay dài hạn tăng gần gấp 3 lên gần 32 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu phát sinh từ việc phát hành trái phiếu.
The Sherapa cùng CTCP CrownX được MSN thành lập nhằm hoàn tất giao dịch hợp nhất giữa Vincommerce (Vingroup) và Masan Consumer Holdings (một công ty con của Masan).
Gần đây, cổ phiếu MSN tăng mạnh, qua đó giúp khối tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang tăng lên nhanh chóng, lên 1,5 tỷ USD tính tới hết 12/11.
Không chỉ bán lẻ, Masan của ông Quang phát triển mạnh mảng thịt mát với thương hiệu MEATLife với doanh thu tăng mạnh trong thời gian gần đây, lên 7.200 tỷ đồng trong nửa đầu 2020.
Mảng khai khoáng cũng phát triển mạnh mẽ. Tại đại hội cổ đông Masan Resources, doanh nghiệp này quyết chi 41 triệu Euro mua lại H.C.Starck và kỳ vọng mang về gấp đôi doanh thu hiện tại.
Ông chủ Vinaxuki gánh nợ 2.800 tỷ ở tuổi 80
Lúc 50 tuổi, ông Bùi Ngọc Huyên đang giữ hàm Vụ trưởng tại Bộ Giao thông vận tải, ông viết đơn xin nghỉ hưu sớm để ra ngoài lập doanh nghiệp tư nhân, quyết tâm sản xuất ô tô.
Năm 2009, các tập đoàn sản xuất ô tô lớn của thế giới tìm đến Mê Linh xin hợp tác với Vinaxuki, trong đó, tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc sẵn sàng bỏ ra 1.400 tỷ đồng để mua đứt 49% cổ phần của Vinaxuki.
Ông Bùi Ngọc Huyên đang gánh trên vai khối nợ khổng lồ ở tuổi 80
Tuy nhiên, thương vụ này chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ, vì lúc đó Luật Doanh nghiệp mới chưa ra đời, sản xuất ô tô là ngành nghề có điều kiện nên ông ông Huyên không thể bán vốn cho đối tác ngoại. Ông nói, lúc đó nhà máy nợ ngân hàng 600 tỷ, nếu bán 49% cho Hyundai thì trả hết nợ và thừa tiền làm ô tô.
Thời vàng son, cứ mỗi chiếc xe bán ra là ông Bùi Ngọc Huyên lãi 100 triệu đồng, bằng cả gia tài của một gia đình khá giả ở Hà Nội . Nhưng ông nói, “thương trường như chiến trường”, sự nghiệp của ông lao dốc không phanh, để đến cuối đời người, ông đang gánh trên đôi vai của mình khối nợ 2.800 tỷ đồng.
Thu nhập chính của ông hiện nay là khoản lương 6 triệu đồng/tháng, cộng với nguồn thu không thường xuyên từ đàn gà ông nuôi trong nhà xưởng.
Bầu Đức xoay xở trả nợ
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Anh Gia Lai vừa đăng ký bán 35 triệu cổ phiếu HAG.
Theo báo cáo tài chính quý 3 của Hoàng Anh Gia Lai, doanh nghiệp của bầu Đức có tổng nợ phải trả lên tới 26.346,4 tỷ đồng, tăng 4.522,7 tỷ đồng so với đầu năm. Đáng chú ý là vay ngắn hạn trong ngày 30/9 đã tăng hơn 1.395 tỷ đồng, sau 9 tháng lên mức 5.147,6 tỷ đồng.
Do đó, động thái chuyển nhượng/bán ra 35 triệu cổ phiếu HAG thuộc sở hữu của cá nhân bầu Đức được cho là có mục đích làm tài sản đảm bảo tái cơ cấu khoản vay.
Nếu giao dịch diễn ra thuận lợi, sở hữu của ông Đoàn Nguyên Đức tại Hoàng Anh Gia Lai sẽ giảm từ 377 triệu cổ phiếu HAG (chiếm tỉ lệ 40,62%) xuống còn 342 triệu cổ phiếu HAG (chiếm tỉ lệ 36,85%).
Ông Trịnh Văn Quyết nắm giữ hơn 51% cổ phần của FLC GAB
Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (FLC GAB, HoSE: GAB) vừa công bố về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn là ông Trịnh Văn Quyết. Theo đó, ông Quyết đã nâng tỷ lệ nắm giữ tại FLC GAB lên mức chi phối là 51%.
Ông Trịnh Văn Quyết nắm giữ hơn 51% cổ phần của FLC GAB
Tại phiên 5/11/2020 và phiên 6/11/2020, ông Trịnh Văn Quyết đã mua vào lần lượt 674.000 và 497.700 cổ phiếu GAB, nâng tổng số lượng cổ phiếu GAB nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch lên hơn 7 triệu đơn vị.
Chiếu theo mức giá giao dịch tại 2 phiên ngày 5/11 và 6/11, ước tính ông Quyết đã chi hơn 225 tỷ đồng để nâng tỷ lệ nắm giữ lên mức chi phối là 51%.
Ông Trịnh Văn Quyết đã liên tục gom vào cổ phiếu GAB từ giữa tháng 10 đến nay. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, tổng số tiền mà ông Quyết chi ra để nâng tỷ lệ sở hữu tại FLC GAB từ 7,97% lên 51% ước tính lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Không chỉ mạnh tay mua cổ phiếu GAB, ông Trịnh Văn Quyết mới đây cũng đăng ký mua 35 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với mục đích gia tăng tỷ lệ sở hữu lên 28,23%.
Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 9/11/2020 đến ngày 4/12/2020.
Ở chiều ngược lại, Tập đoàn FLC, 1 trong những cổ đông sáng lập của FLC GAB vào cuối tháng 10 vừa qua, đã thoái toàn bộ vốn tại FLC GAB, ước tính thu về hơn 230 tỷ đồng.
Hiện cổ phiếu GAB đang được giao dịch ở mức giá 192.800 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa phiên 12/11/2020), tăng gần 14% so với thời điểm giữa tháng 10 khi ông Trịnh Văn Quyết bắt đầu có động thái gom vào.
Được biết, 2 công ty trong hệ sinh thái FLC là Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (HoSE: AMD) và Công ty Cổ phần FLC Faros (HoSE: ROS) đều đã thông qua kế hoạch sáp nhập vào GAB. Trong đó, phương án sáp nhập của ROS vào GAB là hoán đổi cổ phiếu với tỷ lệ 1:15, tức là 1 cổ phiếu GAB dự kiến hoán đổi lấy 15 cổ phiếu ROS. Đối tượng phát hành là các cổ đông của ROS.
Dù kế hoạch sáp nhập đã được thông qua từ giữa năm 2020, nhưng đến nay, ngoài các giao dịch nội bộ liên quan đến cổ phiếu GAB của ông Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC thì phía FLC GAB, FLC Stone và FLC Faros vẫn chưa cho thấy động thái nào.
Tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã nâng sở hữu tại GAB lên trên 51% Ông Trịnh Văn Quyết vừa gom thêm gần 1,2 triệu cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC. Cụ thể, trong hai phiên giao dịch liên tiếp, ngày 5/11 ông Quyết mua 674.000 cp GAB và ngày 6/11 mua thêm 497.700 cp GAB. Trước giao dịch, ông Quyết sở hữu khoảng 5,88 triệu cổ phiếu GAB,...