Ông Putin và nỗ lực trấn áp oligarch
Sau gần 10 năm, những vấn đề liên quan đến nỗ lực trấn áp oligarch (nhóm thiểu số thao túng) do Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành vẫn chưa kết thúc.
Ngày 21.8, RIA – Novosti đưa tin một tòa án tại thủ đô Moscow, Nga, đang tổ chức phiên tòa liên quan đến tập đoàn dầu khí Yukos. Trước đây, tập đoàn này được lãnh đạo bởi tỉ phú Mikhail Khodorkovsky, một trong những oligarch lừng danh nhất nước Nga. Vốn dĩ, hỗn danh oligarch được dùng để đại diện cho nhóm thiểu số thao túng, từng là các tỉ phú đình đám trỗi dậy tại nước này sau những biến cố chính trị cách đây khoảng 20 năm. RIA – Novosti dẫn lời giới phân tích nhận định “trùm” Khodorkovsky có thể sẽ phải đối mặt những cáo buộc mới nên việc ông rời khỏi song sắt trại giam ngày càng xa hơn.
Nếu như thế, các đại gia giàu lên trong quá trình tư hữu hóa đầy tranh cãi tại Nga thời những năm 1990 đừng nên nghĩ rằng mọi chuyện đã rơi vào quên lãng. Hồi tháng 2, ngay trước thềm bầu cử tổng thống, ông Putin từng nhắc nhở những người giàu trên cần thanh toán các “lợi lộc trời cho” để hợp pháp hóa nguồn tài sản. Tờ The Wall Street Journal dẫn lời ông nói: “Chúng ta cần sang trang trong giai đoạn này”. Cũng vào thời điểm trước thềm bầu cử, ông Putin tái khẳng định rằng việc các oligarch thâu tóm tài sản nhà nước là “không công bằng”. Như vậy, nỗ lực trấn áp oligarch vẫn đang được xem như chính sách để Tổng thống Putin thu hút sự ủng hộ của dân chúng Nga. Đây là điều mà ông Putin theo đuổi suốt 10 năm qua và tỉ phú Khodorkovsky được xem như người “dính đòn” nặng nhất.
Tỉ phú Khodorkovsky ở tù sau khi Tổng thống Putin trấn áp oligarch – Ảnh: Economiafinanzas.com/ N-tv.de
Hồi kết của một ông trùm
Lúc 5 giờ sáng 25.10.2003, một chiếc chuyên cơ cá nhân Tupolev 154 hạ cánh tại sân bay đang bị đóng băng dày đặc tại thành phố Novosibirsk, thuộc vùng Siberia của Nga, để nạp nhiên liệu. Khi chiếc máy bay vừa đáp xuống, hơn 10 nhân viên của Cục An ninh liên bang Nga (FSB) được trang bị vũ khí tận răng bất ngờ ập đến chĩa súng vào tỉ phú Khodorkovsky rồi hô lớn: “Chúng tôi là FSB, giơ tay lên đầu nếu không chúng tôi sẽ bắn”. Trùm Khodorkovsky, khi đó đang là người giàu nhất nước Nga, hiểu rằng mình đã bị “chiếu tướng” bởi Điện Kremlin, theo tờ The Telegraph. Theo nhiều nhận định, đây là cái giá cho việc ông trùm quá tự tin vào ảnh hưởng của mình đối với giới chính trị. Vì thế, kết quả trên là điều tất yếu đối với tỉ phú Khodorkovsky. Báo The Telegraph dẫn lời chiến lược gia Eric Kraus, thuộc Ngân hàng Đầu tư Sovlink Securities, nói: “Khodorkovsky mang hội chứng của một ngôi sao nhạc rock. Dường như ông ta nghĩ rằng mình có thể mua sự điều khiển của Duma quốc gia (Hạ viện Nga – NV)”. Sau khi bị bắt, tỉ phú Khodorkovsky đối mặt với hàng loạt cáo buộc về gian lận trong kinh doanh, trốn thuế với tổng giá trị lên đến khoảng 1 tỉ USD. Ngoài ra, ông trùm này còn bị truy tố vì thâu tóm trái phép cổ phần của công ty quốc doanh Apatit hồi năm 1994.
Thực tế, ngay từ sớm, việc giàu lên của các oligarch, mà tiêu biểu là tỉ phú Khodorkovsky, đã hứng chịu không ít chỉ trích từ người dân Nga. Năm 1989, Khodorkovsky, từng là Phó bí thư Đoàn thanh niên của Viện Khoa học kỹ thuật Mendeleev, tham gia thành lập Ngân hàng Menatep. Khi đó, ông giữ chức cố vấn kinh tế cho chính phủ nên Ngân hàng Menatep luôn dồi dào vốn để cung cấp cho các doanh nghiệp giữa lúc nền kinh tế đang thiếu vốn trầm trọng. Nhờ đó, oligarch Khodorkovsky nhanh chóng phất lên. Ngoài ra, thông qua một chương trình cho thuê cổ phần và tài sản của một số tập đoàn quốc doanh trong các lĩnh vực quan trọng, ông từng bước thâu tóm nhiều tài sản nhà nước với giá rẻ mạt, trong đó có Công ty dầu khí Yukos.
Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng việc trấn áp các oligarch như Khodorkovsky là cần thiết để phát triển kinh tế bền vững. Năm 2003, tờ The Telegraph dẫn lời chiến lược gia Chris Weafer, thuộc Ngân hàng Alfa, nhận xét: “Nếu điều này (trấn áp oligarch – NV) kết thúc thuận lợi sẽ tốt hơn cho môi trường đầu tư. Điều đó đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ có thể thúc đẩy cải cách kinh tế bằng cách tạo ra sự tách bạch rõ ràng hơn giữa nhà nước và doanh nghiệp”. Trong khi đó, cũng có một số chỉ trích từ phương Tây cho rằng việc trấn áp các oligarch có động cơ chính trị của Điện Kremlin.
Video đang HOT
Nga chính thức gia nhập WTO
Ngày 22.8, Nga chính thức trở thành nền kinh tế thứ 156 đứng vào hàng ngũ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau khi mọi thủ tục cần thiết đã được hoàn thành từ tháng 7. Theo AFP, trước nay Nga vẫn là nền kinh tế lớn cuối cùng của thế giới đứng ngoài WTO do quá trình thương thảo diễn ra khá gay cấn và kéo dài đến 18 năm. EU, đối tác thương mại lớn nhất của Nga, hôm qua ra tuyên bố viết: “Gia nhập WTO là bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập sâu rộng hơn nữa của Nga vào nền kinh tế thế giới. Sự kiện này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Nga, châu Âu và các đối tác khác”.
Theo giới quan sát, Moscow đã phải chấp nhận thay đổi khá đáng kể trong nhiều phương diện đời sống chính trị xã hội, kinh tế, lập pháp để gia nhập WTO và thu hút nhà đầu tư. Những cam kết và các tiêu chí cũng như quy định trong tổ chức sẽ khiến Nga tiếp tục phải thay đổi. Ngược lại, với sức mạnh của nền kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD, Moscow sẽ là một thành viên nặng ký trong tổ chức, có khả năng thể hiện vai trò trong việc thực hiện lẫn thay đổi luật chơi chung.
Theo Thanh Niên
Kinh tế Trung Quốc bắt đầu hụt hơi: Đằng sau những con số "thần kỳ"
Kinh tế Trung Quốc từng vượt qua cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc nhưng đang bắt đầu hé lộ các điểm yếu thuộc về cấu trúc kinh tế
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Trung Quốc suy thoái trong năm nay. Ảnh: WN
Có 2 chỉ số quan trọng công bố trong tháng 6-2012: Tăng trưởng sản xuất xuống thấp nhất trong 7 tháng qua và tăng trưởng nhập khẩu chỉ bằng 50% của tháng 5. Như vậy, sau khi liên tục giảm tốc trong 3 năm qua, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục lao dốc nhanh hơn những dự báo bi quan nhất. Đây là điều chưa từng thấy trong 30 năm qua.
Đầu tư quá nóng
Kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1980 dưới thời ông Đặng Tiểu Bình - nhà lãnh đạo nổi tiếng thực dụng với triết lý "Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột".
Kinh tế Trung Quốc tăng tốc mạnh mẽ trong thời kỳ 2001-2008, tức sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho đến cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ năm 2008. Nói chung, Trung Quốc đã giữ mức tăng trưởng GDP trung bình 10% trong suốt 30 năm qua. Trong lịch sử thế giới hiện đại, chưa có nước nào làm được như vậy. Nhưng đằng sau những con số "thần kỳ" này tiềm ẩn nhiều tai họa.
Giải thích hiện tượng nói trên, Jean-Luc Buchalet, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Pháp Pythagor Investissement BP, đồng tác giả quyển "Bom nổ chậm Trung Quốc", cho biết nền kinh tế Trung Quốc có 2 giai đoạn phát triển quan trọng.
Giai đoạn thứ nhất là sau cuộc Cách mạng Văn hóa. Giống như 2 nước Pháp và Đức sau thế chiến II, nền kinh tế Trung Quốc vận hành theo kế hoạch 5 năm của trung ương.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1990 và khởi sắc từ năm 2001, sau khi chính phủ đầu tư hàng trăm tỉ USD xây dựng hạ tầng cơ sở. Đó cũng là thời kỳ doanh nghiệp nước ngoài đổ xô đầu tư vào Trung Quốc, mở nhà máy, chuyển giao công nghệ rồi tái xuất khẩu hàng hóa đi khắp thế giới, tận dụng tỉ giá nhân dân tệ/USD thấp, lương công nhân thấp, hạ tầng cơ sở tốt. Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới, sản xuất 1/4 hàng hóa toàn cầu.
Đáng chú ý là cách vượt qua cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 của Trung Quốc. Trong khi GDP Nhật Bản giảm 8 điểm và GDP Đức giảm 6 điểm thì GDP Trung Quốc vẫn đạt 9%. Sau 2 quý suy thoái dẫn đến đóng cửa nhiều nhà máy và bất ổn xã hội, Chính phủ Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào hạ tầng cơ sở theo lý thuyết kinh tế Keynes (kinh tế tư nhân được khuyến khích nhưng chính phủ nắm vai trò chủ đạo) với lượng tiền tương đương 30% đến 35% GDP năm 2009.
Các ngân hàng được phép cho vay thoải mái với lãi suất thấp một cách giả tạo. Nhà nhà vay tiền vô tội vạ để đầu tư do lãi suất thấp hơn mức lạm phát mà không cần biết có sinh lợi hay không. Từ năm 2007 đến 2010, tín dụng tăng 70%. Đây là mức tăng quá mức cần thiết.
Hậu quả là nhiều công trình ra đời không có hiệu quả. Điển hình nhất là đầu tư vào xây dựng nhà ở, đặc biệt là căn hộ cao cấp. Giá nhà đất tăng vù vù nhưng người mua thì ít. Bong bóng bất động sản ngày càng phình to. Nợ khu vực kinh tế tư nhân lên đến 159% GDP. Con nợ không có khả năng trả nợ.
Giá bất động sản quá cao là nỗi lo lớn nhất của chính phủ Trung Quốc. Ảnh: AP
Giận cá chém thớt
Xuất khẩu và đầu tư hạ tầng cơ sở chiếm lần lượt 30% và 40% GDP Trung Quốc. Khi 2 lĩnh vực này có vấn đề như đang xảy ra (xuất khẩu giảm mạnh, nợ xấu lớn) thì nền kinh tế Trung Quốc trở nên mong manh. Nó bộc lộ những yếu kém về cấu trúc kinh tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng chỉ ra và được các quan chức cao cấp Trung Quốc thừa nhận.
Nhiều chuyên gia kinh tế phương Tây nhận định rằng mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc khó có thể bền vững bởi nhiều yếu tố. Đó là một nền kinh tế ngốn quá nhiều năng lượng và tàn phá môi trường. Trung Quốc tiêu thụ năng lượng cao hơn gấp 5 lần các nước châu Âu để tạo ra một sản phẩm tương tự. Trung Quốc chỉ có 8% diện tích trồng trọt trên trái đất nhưng tiêu thụ đến 38% phân bón, cao hơn Mỹ 5 lần. Do đó, đất đai bị bạc màu nhanh chóng, sản xuất lương thực chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo ông Buchalet, chính quyền Trung Quốc rất muốn tái lập kế hoạch thúc đẩy kinh tế có quy mô giống như thời 2008-2009 nhưng không thể bởi bóng ma bong bóng bất động sản và nợ xấu ngân hàng.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã ban hành một loạt biện pháp như 2 lần cắt giảm lãi suất cơ bản vay và huy động vốn ngân hàng, hạ giá xăng, đầu tư mạnh vào nhà xã hội cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, sân bay và những công trình công cộng khác.
Bối cảnh địa - chính trị hiện nay cũng khác xa. Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và tham vọng xâm chiếm biển Đông đang trỗi dậy mạnh mẽ sẽ khiến người Mỹ trở lại trong khu vực.
"Ở Trung Quốc, người nước ngoài trở thành vật tế thần khi kinh tế gặp khó khăn. Nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục ì ạch, Trung Quốc có thể hung hăng hơn trong vấn đề lãnh thổ" - Jean-Luc Buchalet nhận định.
Theo NLD
"Thỏa thuận gia nhập WTO của Nga hợp hiến pháp" Tòa án Hiến Pháp Nga ngày 9/7 ra phán quyết rằng thỏa thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà Nga phải trải qua nhiều "gian truân" mới đạt được, là phù hợp với hiến pháp. Theo tinh thần của thỏa thuận, Nga sẽ giảm thuế nhập khẩu và mở cửa các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế...