Ông Putin tiết lộ về 2 thời khắc khó khăn khi làm Tổng thống
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã tiết lộ với hãng tin Sputnik của Nga về 2 thời khắc khó khăn nhất trong 3 nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin . (Ảnh: Sputnik)
Theo Sputnik, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tâm sự về những thời khắc khó khăn của ông trong bộ phim tài liệu “Tổng thống” được kể dưới sự dẫn chuyện của nhà báo Nga Vladimir Solovyov. Bộ phim này được sản xuất nhân dịp 15 năm ông Putin trở thành Tổng thống Nga.
Ông Putin cho hay hai thời khắc khó khăn đó là khi hai cuộc khủng hoảng con tin xảy ra, một ở trường học Beslan miền nam Nga và một tại nhà hát Dubrovka ở Mátxcơva.
“Đó là những cuộc tấn công khủng bố tồi tệ, ở (trường học) Beslan và nhà hát Dubrovka (tại Mátxcơva)”, ông Putin nói trong một đoạn phim tài liệu được phát ngày 20/4.
Video đang HOT
“Trách nhiệm khi đó thật nặng nề. Tôi đã quyết định rằng không còn lựa chọn nào khác (ngoài việc tấn công bọn khủng bố)”, ông Putin kể lại.
Theo Sputnik, ít nhất 130 con tin và 40 tay súng thiệt mạng sau khi các tay súng ly khai Chechnya chiếm giữ nhà hát Dubrovka ở thủ đô Mátxcơva vào tháng 10/2002. Những kẻ tấn công đã bắt giữ 850 con tin và yêu cầu việc rút các lực lượng Nga ra khỏi Chechnya.
Sau hai ngày rưỡi, lực lượng đặc biệt của Nga đã tấn công toà nhà và tiêu diệt toàn bộ 42 kẻ khủng bố. 129 con tin đã thiệt mạng trong vụ việc trên.
Vụ khủng hoảng con tin tại trường học ở Beslan đã xảy ra vào tháng 9/2004 làm 385 người thiệt mạng, trong đó gần một nửa là trẻ em. Những kẻ tấn công cũng là các tay súng đòi ly khai yêu sách công nhận Chechnya là nhà nước độc lập.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Sputnik
7 quốc gia EU phản đối việc kéo dài lệnh trừng phạt Nga
Lãnh đạo các quốc gia này cho biết, họ sẽ phủ quyết bất kỳ đề xuất nào về việc gia hạn các lệnh trừng phạt hiện nay của phương Tây nhằm vào Nga.
Sputnik News cho biết, trong số 7 quốc gia này có Síp, Italy và Hy Lạp. Theo đó, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades đã đến Moscow vào tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Italy Matteo Renzi đã gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tháng 3 này và Tổng thống Hy Lạp Alexis Tsipras sẽ đến Nga vào tháng 4 tới.
Lá cờ của Liên minh châu Âu - EU (Ảnh Sputnik News)
Ngoài 3 quốc gia nói trên, Hungary, Slovakia, Áo và Tây Ban Nha cũng rất lưỡng lự trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Hãng tin Bloomberg cho biết, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 19/3 tới.
"Kết quả dễ nhận thấy nhất là các nước nói trên sẽ không chấp nhận việc gia hạn các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và sẽ chỉ tính đến việc này cho đến khi thời hạn của các lệnh trừng phạt này sắp kết thúc", ông Ian Bond, một cựu chính trị gia người Anh, hiện làm việc cho Trung tâm Cải cách châu Âu tại London, nhận định.
Trong khi đó, nhà phân tích Steven Blockmans thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu có trụ sở tại Brussels, Bỉ, cho rằng: "Việc các nước không muốn gia hạn các lệnh trừng phạt cho thấy họ đã gia tăng niềm tin đối với Nga".
Các nước EU đã dừng việc đàm phán về thương mại và thị thực với Nga và đưa một số nhân vật chính trị và giới chức quân sự của nước này vào danh sách lệnh trừng phạt ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3/2014. Đến tháng 1/2015, các nước EU lại thống nhất gia hạn thêm 6 tháng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkvis, nước đang nắm giữ ghế Chủ tịch luân phiên của EU, bày tỏ nghi ngờ rằng, các nước EU sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga trong cuộc họp tới đây./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Hàn Quốc đề nghị bắt giam kẻ tấn công Đại sứ Mỹ Ngày 6/3, cảnh sát Hàn Quốc cho biết đã đề nghị tòa án ra lệnh bắt giam đối tượng Kim Ki-jong, 55 tuổi, kẻ đã dùng dao tấn công Đại sứ Mỹ Mark Lippert tại Seoul trước đó một ngày, với cáo buộc âm mưu giết người. Cảnh sát Hàn Quốc điều tra tại hiện trường nơi Đại sứ Mỹ Mark Lippert bị...