Ông Putin ‘quyết định trong hôm nay’ về công nhận độc lập cho phe ly khai Ukraine
Hôm nay (21.2), Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay chính quyền Moscow cân nhắc đề xuất được công nhận là cộng hòa độc lập của những người đứng đầu hai khu vực đòi ly khai ở vùng Donbass miền đông Ukraine.
Cảnh tượng một ngôi nhà bị pháo kích ở Luhansk hôm 18.2 Ảnh AFP
“Mục tiêu của chúng tôi là lắng nghe các đồng nghiệp và đưa ra quyết định cho những bước tiếp theo liên quan đến khả năng này, dựa trên lời kêu gọi của lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng về việc công nhận cộng hòa độc lập cho hai khu vực đó”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Putin.
Tổng thống Nga đưa ra phát biểu nói trên trong cuộc họp bất thường với Hội đồng An ninh Nga ngày 21.2, theo Sputnik.
Trước đó trong ngày, các nhà lãnh đạo lực lượng ly khai ở Donetsk và Luhansk thuộc Donbass đã cùng nhau đề nghị Tổng thống Putin hãy công nhận hai khu vực này là cộng hòa độc lập. Vài ngày trước, quốc hội Nga cũng thúc giục chủ nhân Điện Kremlin làm điều tương tự.
“Tôi đề nghị ông hãy công nhận chủ quyền và độc lập cho Cộng hòa Nhân dân Luhansk”, ông Leonid Pasechnik, người đứng đầu LPR. Bên cạnh đó, ông Denis Pushilin, người đứng đầu DPR, cũng lập lại lời kêu gọi này.
Tổng thống Putin cân nhắc đề xuất của hai khu vực ly khai Ukraine. Ảnh AFP
Video đang HOT
Theo ông Pushilin, việc Nga công nhận độc lập cho DPR có thể ngăn chặn “nguy cơ thương vong dân thường”, đồng thời cáo buộc Ukraine đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công quân sự lớn trong khu vực. Chính quyền Kiev bác bỏ cáo buộc này.
Người đứng đầu DPR cũng đề nghị ông Putin thiết lập thỏa thuận “hữu nghị” với lãnh thổ ly khai Ukraine, trong đó bao gồm điều khoản hợp tác về quốc phòng.
Trước tình thế trên, Mỹ cảnh báo Nga không nên công nhận DPR và LPR, nếu không muốn vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.
Cũng trong cuộc họp bất thường với Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Putin nói rằng phương Tây đang lợi dụng căng thẳng giữa Nga và Ukraine để đe dọa an ninh của chính nước Nga. Nhà lãnh đạo khẳng định đã làm mọi điều có thể để giúp giải quyết tranh chấp giữa Ukraine và lực lượng ly khai ở Donbass trong hòa bình.
Tuy nhiên, giờ đây ông cảm thấy rằng không còn có triển vọng cho kế hoạch hòa bình để chấm dứt cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Kết thúc cuộc họp, Tổng thống Putin nói “sẽ quyết định trong hôm nay” về việc công nhận độc lập cho hai vùng đòi ly khai ở miền đông Ukraine.
Nga cảnh báo: Ukraine dồn quân về miền Đông ngày càng nhiều, sẽ tấn công lớn đêm 21/2
Moskva cảnh báo lực lượng vũ trang Ukraine có thể tăng cường tấn công trong đêm nay, 21/2 sau khi di chuyển ngày càng nhiều về khu vực Donbass.
Binh sĩ Ukraine bắt đầu ca gác tại vị trí tiền tuyến ở ngoại ô Popasna, Luhansk, ngày 20/2. Ảnh: D.M
Hãng tin TASS dẫn lời Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện Nga (Duma Quốc gia), ông Viktor Vodolatsky nhận định các lực lượng vũ trang Ukraine có thể tăng cường tấn công gần các nước Cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk vào đêm 21/2.
"Right Sector (tổ chức bị cấm ở Liên bang Nga - TASS) và các Lực lượng Vũ trang Ukraine đang di chuyển ngày càng nhiều về phía Lugansk và Donetsk. Điều này cho thấy rằng trong tương lai gần, vào đêm nay, cuộc tấn công sẽ được tăng cường", ông Vodolatsky nói.
Tình hình dọc theo ranh giới liên lạc ở miền đông Ukraine trở nên xấu đi nhiều từ sáng 17/2. Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) và Donetsk (DPR) đã báo cáo về một số cuộc pháo kích dữ dội nhất của lực lượng Kiev trong những tháng gần đây. Các cuộc pháo kích đã làm hư hại một số cơ sở dân sự. Về phần mình, phía chính phủ Ukraine cũng cáo buộc các lực lượng đòi độc lập vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Xe bị phá huỷ ở Donetsk đêm 19/2.
Ngày 18/2, LPR và DPR tự xưng đã thông báo sơ tán công dân sang vùng Rostov ở miền nam Nga do căng thẳng leo thang dọc theo đường liên lạc và nguy cơ bị quân đội Ukraine tấn công chính thức.
Theo phái bộ của DPR tại Trung tâm Kiểm soát và Điều phối chung về chế độ ngừng bắn (JCCC), các lực lượng Ukraine đã pháo kích vào nhiều khu định cư ở DPR, sử dụng súng cối cỡ nòng 120 mm bị cấm theo các thỏa thuận Minsk.
Trước đó trong đêm, phái bộ của DPR cho biết lực lượng Kiev đã bắn 12 quả cối 120 mm vào thành phố Donetsk và 4 quả đạn 122 mm vào vùng ngoại ô Donetsk của Oleksandrivka. Vùng ngoại ô Donetsk cũng bị nhắm mục tiêu sau đó trong đêm. DPR báo cáo rằng lực lượng Kiev đã bắn 4 đạn cối cỡ 120 mm vào khu định cư Staromykhailivka và 24 quả đạn cối cỡ nòng 120 mm tại Spartak, một vùng ngoại ô khác. Khu định cư Zaitseve cũng bị oanh tạc.
Ngày 19/2, các nhà chức trách của DPR và LPR tự xưng bắt đầu sơ tán dân thường sang Nga. Họ cũng tuyên bố tổng động viên trong khu vực.
Thường dân ở Donbass sơ tán sang miền nam Nga. Ảnh: D.M
Trước đó hôm 17/2, quân đội Ukraine đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào lực lượng đòi độc lập. Các chính quyền tự xưng ở Donbass cảnh báo rằng Tổng thống Ukraine Zelensky có thể ra lệnh tấn công toàn diện bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, Nga và các bên tham gia Thoả thuận Minsk 2015 tích cực đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine. Tối 20/2 (theo giờ Paris), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ. Đây là cuộc điện đàm thứ hai của hai nhà lãnh đạo Pháp và Nga trong ngày 20/2, sau cuộc thảo luận kéo dài gần 2 giờ đồng hồ trước đó, trong khuôn khổ một loạt những cuộc trao đổi giữa Tổng thống Emmanuel Macron với các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ nhằm tránh một cuộc xung đột lớn tại Ukraine.
Ngoài các cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp cũng có các cuộc trao đổi riêng rẽ với Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Trước đó, trong cuộc điện đàm đầu tiên, Tổng thống Pháp và Tổng thống Nga thống nhất rằng cần tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine. Theo thông báo từ Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Putin cho rằng chính quyền ở Kiev đã khiến căng thẳng leo thang ở miền Đông Ukraine, song nhấn mạnh cần tăng cường nỗ lực ngoại giao nhằm tìm ra hướng đi cho cuộc khủng hoảng nói chung.
Ông Putin nhắc lại lời kêu gọi "Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xem xét một cách nghiêm túc các yêu cầu bảo đảm an ninh mà Nga đưa ra".
Về phần mình, các nguồn tin tình báo Mỹ vẫn cho rằng quân đội Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine, với khoảng 190.000 binh sĩ đã sẵn sàng. Các nguồn tin cáo buộc các chỉ huy Nga trên thực địa đã nhận được lệnh tiến hành cái được gọi là "một cuộc xâm lược" Kiev và hiện họ đang lên kế hoạch tác chiến cụ thể về cách thức tấn công.
Xe tăng thuộc Quân khu miền Tây Nga trở về sau cuộc tập trận tại Belarus. Ảnh: D.M
Đài CBS dẫn nguồn tin tình báo cho rằng Moskva sẽ bắt đầu chiến dịch bằng một cuộc tấn công mạng trước khi tiến hành một chiến dịch tấn công tên lửa và không kích mở đường cho bộ binh chiếm các thành phố và thị trấn của Ukraine.
Trước hàng loạt cáo buộc cho rằng Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công nhằm vào Ukraine, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov ngày 20/2 tái khẳng định rằng Nga không có kế hoạch xâm lược bất kỳ quốc gia nào.
"Chúng tôi đang kêu gọi phương Tây nêu lý do. Nga sẽ tấn công ai và vào thời điểm nào? Chúng tôi nhắc lại rằng Nga chưa bao giờ tấn công bất kỳ ai trong suốt lịch sử của mình. Và Nga, đất nước đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, là quốc gia cuối cùng ở châu Âu muốn nhắc đến từ 'chiến tranh'", đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Peskov trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Nga hôm 20/2.
Trong một diễn biến liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine, ngày 20/2, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin tuyên bố Nga và Belarus sẽ tiếp tục các cuộc tập trận do tình hình an ninh ở Donbass ngày càng xấu đi.
Bộ trưởng Quốc phòng Belarus nêu rõ rằng các cuộc tập trận này sẽ liên quan đến các vấn đề huấn luyện tác chiến - không nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Quyết tâm Đồng minh Nga-Belarus 2022, nhưng trọng tâm không thay đổi - nhằm đảm bảo khả năng phản ứng đầy đủ và ngăn chặn bất kỳ hành động gây hấn nào của những kẻ xấu.
Mỹ tin Nga sắp đánh thẳng Kiev, ông Putin nói Ukraine đối thoại gấp với miền Đông Tổng thống Mỹ tin rằng đồng cấp người Nga Vladimir Putin đã "có quyết định" tấn công Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden tin rằng phía Nga đã có kế hoạch tấn công Ukraine. Ảnh: AP Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18/2 cáo buộc Moskva đang tìm cách "tạo cơ" để mở đường can thiệp quân sự, tấn công Ukraine trong những...