Ông Putin nói gì về khả năng tái tranh cử Tổng thống Nga năm 2024?
Tổng thống Putin ý thức rõ việc nhiệm kỳ tổng thống của mình sẽ kết thúc và sẽ tiếp tục tìm kiếm người kế vị.
Ngày 22/10, trong khuôn khổ cuộc họp thường niên của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã trả lời câu hỏi về khả năng tái tranh cử Tổng thống sau năm 2024. Ông Putin nhắc lại rằng, quyết định tiếp tục tại vị sau năm 2024 là nhằm “chống lại những âm mưu” nhằm vào nước Nga và sẽ tiếp tục tìm kiếm người kế vị.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết, ông ý thức rõ việc nhiệm kỳ tổng thống của mình sẽ kết thúc. “ Tới một lúc nào đó, điều này, tất nhiên, sẽ phải kết thúc”, ông Putin bình luận.
“ Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2024, hoặc thậm chí sau đó, có lẽ chúng ta nên chờ xem khi thời điểm đến. Bây giờ chúng ta cần làm việc chăm chỉ trong từng lĩnh vực của riêng của mình“, ông Putin nói thêm.
Video đang HOT
Tổng thống Putin phát biểu tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai. (Ảnh: Ria Novosti)
Nhà lãnh đạo Nga đồng thời lưu ý về những sửa đổi trong Hiến pháp Nga mới đây không nhằm cho phép tổng thống đương nhiệm quyền được bầu vào năm 2024, mà nhằm phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
“ Những sửa đổi chủ yếu nhằm củng cố chủ quyền của Liên bang Nga, vạch ra triển vọng phát triển của chúng ta, tạo cơ sở hiến định cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội và củng cố chủ quyền của đất nước. Và tôi hy vọng rằng tất cả những điều này sẽ hiệu quả“, Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin lần đầu tiên ngồi vào chiếc ghế quyền lực tại điện Kremlin năm 2000 và tiếp tục tái đắc cử 4 năm sau đó. Ông Putin không tranh cử vào năm 2008. Tới năm 2012, ông trở lại và giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử với 63,6% số phiếu ủng hộ.
Tháng 3/2018 ông Putin giành chiến thắng áp đảo và tái đắc cử Tổng thống Nga. Ngày 7/5, ông tuyên thệ nhậm chức tại Điện Kremlin, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ thứ 4 trên cương vị Tổng thống Nga.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 3, Tổng thống Putin cho biết ông ủng hộ việc giới hạn nhiệm kỳ mà một người có thể nắm giữ trên cương vị lãnh đạo cao nhất của nước Nga, để đảm bảo sự luân phiên trong bộ máy. Tuy nhiên, nếu Tòa án Hiến pháp kết luận việc sửa đổi như vậy sẽ không mâu thuẫn với các nguyên tắc của Luật cơ bản, thì ông sẽ ủng hộ phán quyết đó.
Người đứng đầu nước Nga lấy Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, người 4 đời làm Tổng thống Mỹ vì biến động của nước này thời điểm đó làm ví dụ, cho thấy đôi khi giới hạn nhiệm kỳ là điều không cần thiết.
Ông Putin: Mỹ và Nga không còn là siêu cường thống trị thế giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định thời đại các vấn đề thế giới được quyết định bởi Chính quyền Matxcơva và Washington đã qua từ lâu.
Nhà lãnh đạo Nga cũng nhận xét thêm rằng một số nước khác như Trung Quốc và Đức đang trở thành những siêu cường quốc mới.
" Xét về tiềm lực kinh tế và tầm ảnh hưởng chính trị, Trung Quốc đang nhanh chóng hướng tới vị thế của một siêu cường quốc. Đức cũng vậy", ông Putin phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến.
Đức và Trung Quốc đang trở thành các siêu cường mới.
Ông cũng chỉ ra vai trò của Anh và Pháp trên chính trường quốc tế đạt được những thay đổi đáng kể.
" Nước Mỹ, vốn nắm được quyền thống trị tuyệt đối trong một số lĩnh vực, giờ đây khó có thể tuyên bố quốc gia của họ là ngoại lệ duy nhất", Tổng thống Nga nói thêm.
Bài phát biểu của nhà lãnh đạo Nga tập trung vào nhu cầu hợp tác quốc tế hơn là sự đối đầu giữa các nước trong đại dịch COVID-19.
Tổng thống Putin không đề cập đến quan hệ của Nga với các nước ông cho rằng có tiềm năng trở thành siêu cường quốc. Ông cũng phủ nhận ý kiến của các "chuyên gia" nước ngoài rằng thế giới đang mong chờ sự "tàn lụi dần" của Nga.
Mỹ phủ đầu yếu ớt, Nga phản đòn cứng rắn... Mỹ thẳng thừng bác bỏ đề xuất của Nga về gia hạn New START, nhưng khẳng định Mỹ nghiêm túc trong kiểm soát vũ khí để giữ an toàn cho thế giới. Đòn phủ đầu yếu ớt Ngày 16/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất với Mỹ gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New...