Ông Putin: Người Nga đã hành xử khác châu Âu
Theo lời Tổng thống Nga, lãnh đạo Stalin từ đầu đã có quan điểm thắng thắn về Đức Quốc xã và Hiệp ước Molotov-Ribbentrop.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết, đã có sự tương phản rõ ràng trong quan điểm, thái độ của giới lãnh đạo châu Âu và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin liên quan đến trùm phát-xít Đức Quốc xã và tham vọng của Hitler nhằm thôn tính cả châu Âu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Theo đó, Tổng thống Putin nhắc lại từ những năm 1934, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã tìm cách hợp tác với Đức Quốc xã và thỏa thuận những văn bản có giá trị pháp lý. Các nhà lãnh đạo và quan chức hàng đầu của những cường quốc lớn nhất châu Âu đã liên lạc và bắt tay với Đức Quốc xã.
Trong khi nhà lãnh đạo Liên Xô “không bao giờ” gặp trùm phát-xít.
Tổng thống Putin lưu ý, những thông tin này đều được lịch sử lưu trữ lại và nhiều người đời sau đều có thể thấy rõ bối cảnh lịch sử bởi “có những người đàng hoàng và trung thực đã nói thẳng những gì họ nghĩ về các sự kiện thế giới”.
Bên cạnh đó, Liên Xô cũng đã thể hiện thái độ rõ ràng với Hiệp ước Molotov-Ribbentrop – một hiệp ước bất tương xâm, động thái ngoại giao tương tự như những gì châu Âu đã làm, nhằm đẩy cuộc thôn tính của Đức Quốc xã sang nước Nga.
“Liên Xô đã bày tỏ thái độ với Hiệp ước Molotov-Ribbentrop. Liên Xô đã làm như vậy một cách thẳng thắn, công khai và thẳng thắn. Không ai ngoại trừ chúng tôi đã làm điều này” – ông Putin tuyên bố.
Tuyên bố được cho là thể hiện quan điểm hết sức rõ ràng của nhà lãnh đạo Nga trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang ngày càng ủng hộ xu hướng xét lại lịch sử để đổ lỗi cho Nga về những cuộc chiến tranh, đặc biệt là cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai.
Hồi cuối tháng 9, Hôi đông châu Âu đa thông qua một Nghị quyết của Nghị viện châu Âu cho rằng Hiệp ước Molotov-Ribbentrop là một thỏa thuận bí mật của Đức Quốc xã và Liên Xô, mở đường cho Chiến tranh Thế giới Thứ 2.
Phản ứng trước điều này, Tông thông Nga Vladimir Putin gọi đây là quan điêm sai lêch cua giơi lanh đao châu Âu, coi đây la nhưng lơi noi dôi không biêt xâu hô khi lên an lưc lương đa giup ho thoat khoi cuôc tan sat cua Đưc Quôc xa trong Thê chiên II.
Video đang HOT
Tổng thống Putin đã bác bỏ nghị quyết “vô căn cứ” của EU: “Họ gần như đổ lỗi cho Liên Xô, cùng với Đức Quốc xã, vì đã gây ra Chiến tranh thế giới II như thể họ “quên” kẻ đã tấn công Ba Lan vào ngày 1/9/1939 và Liên Xô vào ngày 22/6/1941″
Dương như châu Âu đa quên răng, trươc khi Liên Xô ky Hiêp ươc Molotov-Ribbentrop vơi Đưc Quôc xa vôn la môt thoa thuân bât tương xâm thi chinh phương Tây gôm Anh, Phap, Y cung đa ky Hiêp ươc Munich vơi Đưc, hòng đẩy chiến tranh xa rời khỏi Pháp và Anh. Trùm phát-xít Hitler cho biết, hắn đã thấy rõ khuynh hướng nhân nhượng và không tuân thủ Hiệp ước Munich của Anh và Pháp, từ đó sẵn sàng đẩy cuộc tấn công đi khắp châu Âu.
Hiệp ước Munich đã đi vào lịch sử như một vết nhơ của nền ngoại giao Anh, Pháp. Ngay ca vị nguyên Thủ tướng Anh – Winston Churchill – cung đa phai lên tiêng chi trich Hiêp ươc Munich, noi răng đây la biên bản đầu hàng nhục nhã cua chinh quyên Thu tương Anh Chamberlain.
Miêu ta vê Hiêp ươc Munich sau khi xay ra cuôc thôn tinh Tiêp Khăc cua Đưc Quôc xa, ông Churchill đa viêt: “Tất cả những gì mà ngài Thủ tướng làm được, là buộc kẻ độc tài người Đức (Hitler) thay vì ngốn một lúc tất cả những món được dọn trên bàn ăn, giờ lại phải tạm hài lòng với việc được phục vụ từng món một…”
Cuối cùng tham vọng thâu tóm lãnh thổ đã khiến Hitler mở rộng chiến tranh đi khắp châu Âu và phá bỏ Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, tấn công Liên Xô vào tháng 6/1941 và nhận lại thất bại.
Đông Phong
Theo baodatviet.vn
Kaliningrad bất khả xâm phạm và nỗi đau mang tên Patriot
Thủ tướng Dmitry Medvedev cho rằng, Lầu Năm Góc nên tập trung vào thiếu sót của hệ thống phòng không do Mỹ chế tạo.
Nỗi đau Patriot
Ngày 24/9, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, ông không cần phải bình luận về tất cả "những tuyên bố ngu ngốc của tướng Mỹ". Thủ tướng Nga ám chỉ đến phát ngôn của Tư lệnh Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Châu Âu và Châu Phi Jeffrey Lee Harrigyan.
Ông Medvedev nói rằng, Lầu Năm Góc nên tập trung vào các khiếm khuyết của hệ thống phòng không Mỹ hơn là nhắm vào các hoạt động của Nga ở Kaliningrad, lãnh thổ hải ngoại nằm bên bờ Baltic.
Thủ tướng Nga nhận định, vụ tấn công vào hai nhà máy lọc dầu ở Arab Saudi hôm 14/9 là "thất bại" cho hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo, vì đã không không bảo vệ được hai cơ sở đó.
Trước đó, tướng Jeffrey Lee Harrigian tiết lộ với báo giới rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một kế hoạch đánh bại hệ thống phòng không của Nga bố trí tại vùng lãnh thổ cực tây Kaliningrad, trong trường hợp Moscow thực hiện hành vi gây hấn.
"Nếu như chúng tôi phải tới đó để hạ gục Hệ thống phòng không tích hợp (IADS) ở Kaliningrad, thì chúng tôi đã có kế hoạch để làm điều đó. Chúng tôi đã nghiên cữu kỹ lưỡng những kế hoạch đó trong suốt thời gian qua. Nếu buộc phải làm điều đó, chúng tôi đã sẵn sàng thực hiện", ông Harrigian nói.
Tệ thống phòng thủ tên lửa Patriot.
Đáp trả lại tuyên bố của ông Harrigian, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa tại Kaliningrad hoàn toàn có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công trên không từ Mỹ, bao gồm cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (ám chỉ F-35, F-22).
"Vùng Kaliningrad của Nga được bảo vệ tuyệt đối khỏi mọi kế hoạch xâm lược mà các tướng lĩnh Mỹ mang đến châu Âu", tuyên bố của Bộ Quốc phòng nêu rõ.
Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra rằng, tất cả các phi công NATO tình cờ thực hiện các chuyến bay gần không phận Nga ở khu vực Baltic đều nhận thức rõ về năng lực công nghệ của lực lượng phòng không Nga tại Kaliningrad.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga bao gồm khả năng phát hiện mục tiêu sớm và nếu cần sẽ tiêu diệt chúng trước khi chúng đạt được mục đích.
"Nó (hệ thống phòng không) hoàn toàn có thể vô hiệu hóa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ - loại máy bay vốn chỉ tàng hình đối với người dân và các khách hàng nước ngoài của Mỹ", Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Kaliningrad được trang bị cả S-300 lẫn S-400, hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và một số vũ khí khác. Đây cũng là địa điểm quân đội Nga thường xuyên tổ chức tập trận.
Nga không nói quá
Giới quan sát cho rằng, Nga đã không nói quá khi khẳng định hệ thống phòng không nước này có thể vô hiệu hóa cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ. Nga sở hữu những hệ thống phòng không hiện đại, dày dạn kinh nghiệm khi trải qua quá trình thực chiến ở Syria.
Thực tế, phiến quân dưới sự hậu thuẫn của phương Tây đã nhiều lần sử dụng máy bay không người lái, tên lửa tấn công vào căn cứ không quân Hmeymim, tuy nhiên tất cả đều bị phòng không Nga vô hiệu hóa trước khi chúng đạt được mục đích.
Trong khi đó, hệ thống Patriot tại Arab Saudi lại tỏ ra bất lực trước những vũ khí thô sơ của phiến quân Yemen. Sự nguy hiểm của phòng không Nga đã được khẳng định, có lẽ cũng vì thế mà Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ để sở hữu S-400.
Khả năng phát hiện và bắm bắt mục tiêu tàng hình của S-400 đã được biết đến khi vũ khí tác chiến tại Syria. Lần gần đây nhất là hồi đầu tháng 6/2019 khi radar của S-400 đã theo sát mọi hoạt động của F-35B của Anh trên Địa Trung Hải và tiến sát bờ biển Syria.
Lực lượng Nga tại Syria cho biết, chiếc tiêm kích tàng hình F-35B cất cánh tại căn cứ trên đảo Síp và bay lượn vài vòng ngoài khơi hòn đảo này. Sau đó, chiếc F-35 này được xác định là thuộc Không quân Anh đã bay hướng về phía bờ biển Syria.
Khi bay về phía bờ biển Syria, chiếc F-35 đã tắt toàn bộ thiết bị thu phát sóng nhằm gây khó cho hệ thống phòng thủ đối phương theo dõi. Tuy nhiên, toàn bộ đường bay của chiếc chiến đấu cơ này đã hiện rõ trên màn hình radar S-400 tại Hmeymim.
Tại thời điểm nhận dạng cuối cùng trước khi quay đầu về căn cứ, tiêm kích F-35 bay cách căn cứ không quân Nga khoảng 285km - đây là khoảng cách nằm trọn trong vùng tác chiến của hệ thống phòng không Nga tại Syria.
Trong khu vực này, bất kỳ một mục tiêu đường không nào gây nguy hiểm cho căn cứ Nga đều có thể đứng trước nguy cơ bị bắn hạ. Rất may bay là trong tình huống này, chiếc F-35 của Anh đã kịp đổi hướng mà không có động thái gây hấn nào.
Trung Dũng
Theo baodatviet
Thủ tướng Nga chê phát biểu 'ngu ngốc' của tướng Mỹ về phòng không Kaliningrad Thủ tướng Dmitry Medvedev xem nhẹ phát biểu của một tướng Mỹ về khả năng phá hủy hệ thống phòng không Nga ở vùng Kaliningrad. Và nói Lầu Năm Góc nên tập trung vào thiếu sót của hệ thống phòng không do Mỹ chế tạo. Nga đã triển khai tên lửa tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander-M ở Kaliningrad Chụp...