Ông Putin muốn duy trì quyền lực và nước Nga cần Putin!

Theo dõi VGT trên

San sẻ quyền lực cho Quốc hội, cho Chính phủ vừa là cách để tăng cường dân chủ, vừa là bước chuẩn bị cho bản thân khi ông Putin không còn là Tổng thống sau năm 2024.

Ngày 15/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, thay mặt Chính phủ, trình lên Tổng thống Vladimir Putin đơn từ chức ngay sau khi nhà lãnh đạo đất nước thông báo cải cách Hiến pháp. Giải thích cho quyết định của mình, ông Medvedev nói rằng, Chính phủ của ông từ chức vì Tổng thống quyết định tiến hành những thay đổi cơ bản trong Hiến pháp, nhằm thay đổi cân bằng quyền lực giữa các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Trong cuộc họp với Tổng thống Putin, ông Medvedev khẳng định, Chính phủ phải giúp Tổng thống có tất cả các phương tiện để đưa ra các biện pháp cần thiết, do đó, toàn bộ Chính phủ hiện nay xin từ chức. Ông Putin cảm ơn ông Medvedev, đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục xử lý thường vụ cho đến khi Chính phủ mới được thành lập.

Tăng cường dân chủ hay duy trì quyền lực?

Trong thông điệp liên bang thường niên cùng ngày 15/1, Tổng thống Putin đặt lộ trình rời điện Kremlin, bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực. Ông sẽ phục vụ đến hết nhiệm kỳ hiện tại. Ông có ý định xóa bỏ hệ thống Tổng thống nắm quyền – điều đã cho phép ông nắm nhiều quyền lực ở vị trí này.

Ông Putin muốn duy trì quyền lực và nước Nga cần Putin! - Hình 1
San sẻ quyền lực cho Quốc hội, cho Chính phủ vừa là cách để tăng cường dân chủ đồng thời là bước duy trì quyền lực cho ông Putin sau năm 2024

GS. TS. VŨ DƯƠNG HUÂN

Ông Putin muốn gia tăng quyền lực cho Quốc hội, đặc biệt là Thủ tướng trong việc điều hành đất nước. Ông cũng muốn tăng cường vai trò của Hội đồng Nhà nước.

Đúng là có luồng ý kiến cho rằng, ông Putin làm như thế để tăng cường tiềm lực Quốc hội, tiềm lực Chính phủ để đến năm 2024, khi ông không ra ứng cử Tổng thống nữa, mà làm Thủ tướng, thì ông vẫn sẽ có nhiều quyền lực hơn. Mục đích cuối cùng là để ông có thể duy trì quyền lực cho dù có làm cấp thấp hơn.

Nhưng trước mắt, ông Putin làm như thế là để có nhiều dân chủ hơn, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước tốt hơn – tăng cường vai trò của Quốc hội, vai trò của Chính phủ. Tổng thống Nga trước giờ phải nắm quá nhiều vấn đề.

Rõ ràng, một trong những lựa chọn của ông Putin sau năm 2024 là quay trở lại làm Thủ tướng. Tuyên bố của ông trong thông điệp liên bang cho thấy, cách sắp xếp mới mà ông đang tìm kiếm sẽ khiến vị trí Thủ tướng trở nên quan trọng hơn, được toàn quyền bổ nhiệm Nội các (trước khi được Quốc hội phê chuẩn. Quốc hội vốn đang do đảng “Nước Nga Thống nhất” của ông kiểm soát), thay vì để Tổng thống lựa chọn các vị trí này. Với sự chuẩn bị như thế, dù có quay trở lại làm Thủ tướng, ông Putin vẫn sẽ có nhiều quyền lực trong tay.

Một lựa chọn khác đó là ông Putin sẽ tìm cách duy trì quyền lực của mình bằng vị trí đứng đầu một cơ quan quyền lực được gọi là Hội đồng Nhà nước. Cơ quan mà ông Putin cũng nói trong thông điệp liên bang là nên được trao thêm nhiều quyền lực trong lần cải tổ này.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga đề xuất chức vụ mới là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, và đề cử ông Medvedev – nhân vật thân cận trong suốt những năm qua – vào vị trí đó.

Ông Putin muốn duy trì quyền lực và nước Nga cần Putin! - Hình 2

Bộ đôi quyền lực Putin-Medvedev sẽ tiếp tục song hành sau năm 2024?

Video đang HOT

Theo Hiến pháp Nga, chức vụ Chủ tịch Hội đồng An ninh sẽ do Tổng thống đảm nhận. Vậy là khi ông Putin không còn làm Tổng thống nữa, dù có sửa đổi Hiến pháp để trở thành Chủ tịch Hội đồng An ninh hay không, thì ông đã có cấp phó thân cận của mình điều hành trong đó, giám sát Tổng thống thay cho mình.

Từ năm 1991 tới năm 1996, ông Medvedev làm việc với tư cách chuyên gia pháp luật tại Ủy ban Quan hệ Quốc tế (IRC) tại Hội đồng thành phố St. Petersburg, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin. Thời gian làm việc tại St. Petersburg đã tạo dựng nền tảng cho mối quan hệ giữa cặp đôi Putin – Medvedev kéo dài 3 thập kỷ sau đó.

Khi bắt đầu nổi lên trên chính trường Nga và được Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin trọng dụng, ông Putin đã kéo ông Medvedev từ St. Peterburg về Matxcơva. Năm 1999, sau khi trở thành Thủ tướng Nga dưới thời Yeltsin, ông Putin bổ nhiệm ông Medvedev làm Phó Chánh văn phòng Thủ tướng.

Năm 2008, dưới sự ủng hộ của ông Putin, Dmitry Medvedev chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử và trở thành tổng thống thứ 3 của nước Nga, trong khi cựu Tổng thống Putin giữ chức Thủ tướng. Vào thời điểm đó, nhiều chuyên gia nhận định việc hoán đổi vị trí này là bước đi của ông Putin nhằm sửa đổi hiến pháp, tạo điều kiện cho ông Putin trở lại nắm quyền 4 năm sau đó.

Khi Thủ tướng Medvedev tuyên bố từ chức, Tổng thống Putin cảm ơn ông về thành tựu đạt được của Chính phủ, nhưng cũng nói thêm: “Không phải cái gì cũng hoàn thành nhưng chúng ta không bao giờ đòi hỏi để mọi thứ đều làm xong trọn vẹn”. Chính phủ, trong bối cảnh đất nước khó khăn, để làm tốt mọi việc không phải là dễ, nhưng nói như thế không có nghĩa là độ tin cậy của ông Medvedev đối với ông Putin đã thay đổi.

Nước Nga cần có Putin!

Trong bối cảnh nước Nga đặc biệt khó khăn như hiện nay, ông Putin vẫn là người uy tín nhất. Người dân Nga vẫn cần một nhà lãnh đạo có tài, có đức, có bản lĩnh để khắc phục được những khó khăn cả về đối nội, đối ngoại ấy. Rõ ràng làm được điều đó chỉ có Putin. Hiện nay chưa nổi lên một nhân vật nào có thể đương đầu với thách thức cả. Ông Putin cũng biết được rằng, nhân dân Nga, dù mức độ tín nhiệm trong các cuộc thăm dò có giảm, vẫn tin tưởng ông ấy. Người dân cho rằng chỉ có ông Putin mới có thể đương đầu được với thách thức đó, nhất là thách thức đối ngoại. Dù sau năm 2024, ông Putin có đảm nhiệm vị trí nào đi nữa, dư luận sẽ vẫn ủng hộ ông. Có Putin người dân Nga chắc chắn vẫn sẽ cảm thấy tin tưởng hơn.

Ông Putin muốn duy trì quyền lực và nước Nga cần Putin! - Hình 3

Ông Mikhail Mishustin được Hạ viện phê chuẩn làm Thủ tướng Nga. (Ảnh: Kommersant)

Theo thăm dò dư luận xã hội, mức tín nhiệm của ông Putin giảm rất nhiều, có lúc trên 70% nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 40%. Ông Putin hiểu điều đó nên ông phải tăng cường cải cách, tăng cường dân chủ hơn.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 15/1 đã gặp trực tiếp lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin và đề nghị ông giữ chức Thủ tướng – chiếc ghế đang trống sau khi ông Dmitry Medvedev cùng toàn bộ Nội các từ chức trong cùng ngày. Hạ viện Nga ngày 16/1 phê chuẩn ông Mishustin làm Thủ tướng. Hiện ông Mishustin cũng đã được Tổng thống Putin ký bổ nhiệm và bắt đầu tiến trình thành lập Nội các mới.

Ông Mishustin tuy ở cấp thấp, chưa phải cấp Bộ trưởng, nhưng trong quá trình công tác tại Cơ quan Thuế Liên bang, ông đã đưa ra một hệ thống thuế và thu thuế mới rất hiệu quả. Với chức trách là nhà quản lý thì ông ấy đã làm rất tốt, cho nên đấy là điểm cộng để ông được đề bạt.

Nguyên tắc đề bạt của ông Putin đó là, trước hết, con người phải có độ tin cậy, thứ hai là phải có chiến công, khiến người khác tâm phục khẩu phục. Trong quá trình làm ở Cơ quan Thuế Liên bang ông Mishustin làm rất tốt, rất nhiều sáng kiến. Mặc dù chưa có tên tuổi, cũng giống như ông Putin năm 1999. Ông Putin đề bạt là vì nhìn thấy triển vọng của ông Mishustin: có năng lực, tài năng, mà tuổi đời còn tương đối trẻ, mới hơn 50, và trong quá trình làm việc đã thể hiện được tài năng của mình rồi. Đặc biệt, đối với ông Putin, ông Mishustin chắc chắn là con người đáng tin tưởng. Do đó, việc đề bạt là rất nhanh.

Lịch sử đã chứng minh có rất ít nhà lãnh đạo muốn tự nguyện từ chức, mà chỉ là do luật lệ khống chế. Nếu thực sự ông Putin muốn tiếp tục duy trì quyền lực thì cách làm của ông cũng là tương đối khéo. Cái khéo nhưng đồng thời có hiệu quả ở chỗ là mở rộng quyền lực, mở rộng vai trò của Chính phủ, Quốc hội – đó chính là tăng cường dân chủ, và chắc chắn sẽ được lòng dân.

___

GS. TS. Vũ Dương Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nguyên Tổng lãnh sự tại Viễn Đông, Liên bang Nga

GS. TS. VŨ DƯƠNG HUÂN

Theo vtc.vn

Bức tranh chính trị Nga sẽ thay đổi

Việc ông Putin muốn phân bổ lại quyền lực giữa các nhánh nhà nước sẽ làm thay đổi bức tranh chính trị của Nga thời gian tới.

15-1 là một trong những ngày đáng nhớ nhất trong lịch sử chính trị Nga gần đây, nhà báo Bryan MacDonald (Ireland) làm việc tại Nga viết trên đài RT. Ngày đáng nhớ này đánh dấu bằng sự kiện Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất sửa đổi hiến pháp khi phát biểu thông điệp liên bang trước Quốc hội.

Giảm quyền tổng thống

Ông Putin muốn phân bổ lại quyền lực giữa tổng thống và Quốc hội, theo hướng chuyển giao quyền bổ nhiệm thủ tướng và các thành viên chính phủ từ tổng thống (trước đây) sang Hạ viện; và tổng thống không có quyền bác bất cứ vị trí nào.

Sau đề xuất của ông Putin, Thủ tướng Dmitry Medvedev thông báo ông và chính phủ từ chức, nhằm tạo điều kiện cho ông Putin xúc tiến sửa đổi hiến pháp. Trước mắt ông Medvedev cùng nội các vẫn kiêm nhiệm vị trí cho tới khi chính phủ mới thành hình. Theo hãng tin Sputnik, sau khi rời ghế thủ tướng, ông Medvedev sẽ giữ chức phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia - cơ quan quyền lực có nhiệm vụ cố vấn cho tổng thống về các chiến lược an ninh quốc gia, theo đề nghị của ông Putin.

Ngày 16-1, nhân vật được ông Putin đề cử thay ông Medvedev - Cục trưởng Cục Thuế Liên bang Mikhail Mishustin đã được Hạ viện thông qua sẽ trở thành thủ tướng mới, thay ông Medvedev, đài RT đưa tin.

Ông Putin đề xuất những người nắm các vị trí trọng yếu đảm bảo an ninh và chủ quyền quốc gia, bao gồm thủ tướng, thành viên nội các, các thống đốc, người đứng đầu các cơ quan liên bang, các nghị sĩ, các thẩm phán... và cả các ứng viên tổng thống không được có quyền song tịch hay quyền cư trú ở nước ngoài.

Một đề xuất nữa của ông Putin là tổng thống tương lai của Nga phải là người sống ở nước này 25 năm liên tiếp (chứ không phải 10 năm như quy định hiện tại) và chưa bao giờ có hộ chiếu nước ngoài hay có quyền cư trú ở nước khác.

Theo nhà khoa học chính trị Dmitry Trenin - Giám đốc trung tâm Carnegie Moscow Center (Nga - nghiên cứu chính sách đối nội, đối ngoại, quan hệ và an ninh quốc tế), mục tiêu của quy định này nhằm ngăn chặn các thành phần chống đối chính phủ Nga và thân phương Tây chạy đua tổng thống. Đài Deutsche Welle (Đức) cho rằng đề xuất này nhằm ngăn các nhân vật đối lập đang sống lưu vong như ông Mikhail Khodorkovsky chạy đua tổng thống. Tại Nga, lãnh đạo đối lập Alexei Navalny lên án các đề xuất chỉ nhằm mục đích củng cố quyền lực của ông Putin.

Bức tranh chính trị Nga sẽ thay đổi - Hình 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có bước đi sẽ làm thay đổi bức tranh chính trị Nga. Ảnh: US NEWS

Bức tranh chính trị sẽ thế nào?

Bên cạnh muốn chuyển giao quyền lực nhiều hơn cho Quốc hội, ông Putin còn muốn mở rộng vai trò của Hội đồng Nhà nước - cơ quan tư vấn cho tổng thống Nga về các vấn đề quan trọng của Liên bang Nga, được thành lập theo sắc lệnh tổng thống của ông Putin năm 2000. Hiện tại Hội đồng Nhà nước bao gồm lãnh đạo các vùng của Nga và thành viên của văn phòng tổng thống.

Trong thông điệp liên bang, ông Putin nói ông đồng ý với giới hạn hai nhiệm kỳ tổng thống và xác nhận sẽ rời vị trí tổng thống vào cuối nhiệm kỳ hiện tại (năm 2024).

383 hạ nghị sĩ ủng hộ ông Mishustin làm thủ tướng, không nghị sĩ nào bỏ phiếu chống nhưng 41 nghị sĩ thuộc đảng Cộng sản Nga chọn bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Nga ngày 16-1.

Đánh giá về đề xuất của ông Putin, nhà báo MacDonald cho rằng với việc chuyển quyền bổ nhiệm thủ tướng và thành viên nội các sang Hạ viện, ông Putin vạch lộ trình rời khỏi điện Kremlin, phần nào chuẩn bị cho tiến trình chuyển tiếp quyền lực.

Nói với đài RT, ông Dmitry Trenin cho rằng các đề xuất này "mở đường tái định dạng hệ thống quyền lực trước kỳ bầu cử tổng thống 2024".

Ngày 15-1, ông Putin nhấn mạnh Nga vẫn cần duy trì một "nền cộng hòa tổng thống mạnh". Tuy nhiên, từ các nội dung đề xuất, nhà báo MacDonald nhận xét ông Putin có thể muốn cân đối hơn quyền lực tổng thống và các nhánh quyền lực khác của nhà nước. Quyền lực và ảnh hưởng của tổng thống mới sẽ hạn chế hơn của ông Putin hiện tại. Trong khi đó thủ tướng sẽ có quyền lớn hơn, độc lập hơn so với tổng thống. Vai trò của Quốc hội cũng sẽ tăng hơn.

Bản thân ông Medvedev lúc thông báo từ chức có nói rằng "các thay đổi này một khi được thực thi... sẽ tạo ra những sự thay đổi lớn không chỉ với một số điều khoản của hiến pháp mà cả với cán cân quyền lực nói chung".

Từ nhận định này, nhà báo MacDonald cho rằng sau khi rời điện Kremlin, khả năng ông Putin sẽ về lãnh đạo Hội đồng Nhà nước với vai trò như một "cố vấn nhà nước lão làng". Một khả năng khác, theo đài Deutsche Welle, có thể ông Putin để mở khả năng sẽ quay lại với ghế thủ tướng, vị trí ông từng giữ giai đoạn 2008-2012.

Mikhail Mishustin - Thủ tướng "mới toanh" của Nga

Ông Mishustin, 53 tuổi, có hai bằng tiến sĩ về công nghệ và kinh tế. Năm 1998 ông được bổ nhiệm vị trí cục phó Cục Thuế nhà nước Nga. Thời gian 1999-2004, ông giữ chức thứ trưởng Bộ Thuế quan và Phí. Giai đoạn 2004-2006, ông là giám đốc Cơ quan Địa chính Liên bang. Đến năm 2007, ông chuyển sang làm giám đốc Cơ quan Quản lý các khu kinh tế đặc biệt. Năm 2010, ông giữ chức cục trưởng Cục Thuế Liên bang Nga.

Bức tranh chính trị Nga sẽ thay đổi - Hình 2
Ông Medvedev (trái) và ông Mishustin (phải) năm 2006. Ảnh: RIA NOVOSTI

Dấu ấn của ông là tạo sự thoải mái hết sức có thể cho công dân, đặc biệt là doanh nghiệp, trong làm việc với cơ quan thuế, cũng như công nghiệp hóa hệ thống thuế, giảm bớt độ cồng kềnh, quan liêu. So với năm 2010, ngân sách nhà nước Nga năm 2018 tăng tới hơn 2,76 lần (21.300 tỉ rub, tương đương 346 tỉ USD). Năm ngoái báo Financial Times (Anh) gọi ông Mishustin là "người đánh thuế trong tương lai" với vai trò tái thiết hệ thống thuế xuất nhập khẩu của Nga trở thành một trong những hệ thống tiên tiến và hiệu quả nhất thế giới.

Từ bề dày hoạt động của ông Mishustin có thể chắc một điều là thủ tướng mới của Nga là người có kinh nghiệm về lĩnh vực kinh tế. Với nhiều nhà quan sát cả trong và ngoài nước Nga, việc ông Putin đề cử ông Mishustin là bất ngờ lớn và gợi nhớ việc Tổng thống Boris Eltsin tiến cử ông - khi đó cũng không được nhiều người biết - làm thủ tướng năm 1999.

THIÊN ÂN

Theo plo.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để chống độc quyền
12:10:37 19/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công
11:17:01 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024

Tin mới nhất

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

G20 và nhiệm kỳ chống đói nghèo

15:28:14 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà nước Chủ tịch đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic

15:22:01 20/11/2024
Lúc đầu, các nhà khoa học tự hỏi liệu con cá heo có đang cố gắng giao tiếp với một người chèo thuyền địa phương hay không, họ cũng ghi lại âm thanh vào ban đêm để xem có người dân nào ở đó hay không.

Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ

14:32:27 20/11/2024
Trước đó trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã từng cam kết sẽ xóa bỏ Bộ giáo dục liên bang khi ông trở lại Nhà Trắng. Ông nói: Tôi luôn nói như vậy. Tôi rất muốn quay lại để làm điều này. Cuối cùng, chúng ta sẽ xóa bỏ Bộ Giáo dục liê...

Lầu Năm Góc: Không có dấu hiệu Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

14:27:08 20/11/2024
Đồng thời, động thái này không làm thay đổi lập trường hạt nhân hiện tại của Washington, vốn được thiết lập dựa trên các yếu tố chiến lược dài hạn.

Mỹ rút tàu sân bay duy nhất khỏi Trung Đông dù chiến sự chưa ngớt

14:22:27 20/11/2024
Một quan chức Mỹ ngày 19/11 xác nhận với tờ Business Insider rằng tàu sân bay duy nhất của Hải quân Mỹ ở Trung Đông, USS Abraham Lincoln, đã rời khỏi khu vực này sau nhiều tháng hoạt động.

Argentina rút quân khỏi UNIFIL: Hồi chuông cảnh báo cho hòa bình tại Trung Đông

14:20:40 20/11/2024
Trong bối cảnh này, Israel đã bày tỏ quan ngại rằng UNIFIL chưa ngăn chặn hiệu quả các hoạt động quân sự của Hezbollah và nhiều lần kiến nghị lực lượng này rút khỏi khu vực.

Ông Trump cùng tỷ phú Elon Musk tham dự sự kiện của SpaceX

14:14:54 20/11/2024
Người phát ngôn của SpaceX, ông Dan Huot cho biết, không phải tất cả các tiêu chí để đón tên lửa trở lại đều được đáp ứng nên hãng này đã không ra lệnh cho Starship quay trở lại địa điểm phóng.

Mỹ: Triều Tiên chưa đạt được công nghệ tái nhập khí quyển cho ICBM

14:13:02 20/11/2024
Đô đốc Paparo mô tả quan hệ đối tác Nga-Triều Tiên mang tính giao dịch và cộng sinh, đồng thời nhận định Bình Nhưỡng có thể nhận được công nghệ tàu ngầm và công nghệ động lực học.

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Thương mại

14:10:35 20/11/2024
Với vai trò CEO và chủ tịch của tập đoàn tài chính Cantor Fitzgerald, Lutnick sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi các mức thuế mà ông Trump đề xuất đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Australia từ chối tham gia hiệp ước phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế

12:50:05 20/11/2024
Quyết định được quyền Thủ tướng Richard Marles công bố sau khi có thông tin cho rằng Australia được kỳ vọng sẽ tham gia thỏa thuận này tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP29 ở Baku.

Tổng thống Ukraine cho biết chưa xem xét việc tổ chức tổng tuyển cử

12:49:39 20/11/2024
Ông Zelensky tuyên bố: "Trước tiên, Ukraine cần một nền hòa bình công bằng và sau đó người dân Ukraine sẽ tổ chức các cuộc bầu cử công bằng. Chúng ta phải ưu tiên lợi ích chung hơn bất kỳ mong muốn cá nhân nào".

Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà

Pháp luật

15:47:16 20/11/2024
Sau khi tiếp nhận tin báo, Công an huyện Hương Sơn đã khẩn trương điều tra. Bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra xác định, Trần Thị Hồng Mân là thủ phạm thực hiện vụ trộm cắp nói trên.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về

Netizen

15:14:08 20/11/2024
Mùa cưới đến là lúc khắp cõi mạng xôn xao với những lễ cưới độc đáo, khác lạ rộn ràng khắp nơi. Một trong những lễ cưới khiến tất cả mọi người phải choáng ngợp trước sự đầu tư khủng của gia đình nhà gái,

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .