Ông Putin dọa treo cổ nếu chậm nối Crimea vào đất mẹ?
Trước yêu cầu đòi trao trả lại Crimea của Ukraine và EU, Nga đang chứng tỏ quyết tâm gắn chặt bán đảo vào đất mẹ
Nga đẩy mạnh xây cầu nối liền Nga – Crimea
Ngày 18/3, Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm bán đảo Crimea để xem xét việc xây dựng con đường .
Tại buổi làm việc, trước tiến độ chậm chạp của công trình nối liền Nga – Crimea, ông chủ điện Kremlin than phiền không ai muốn lãnh trách nhiệm với dự án này. Ông Putin đã dọa các quan chức: “Phải có ai đó có thể bị treo cổ nếu công trình không hoàn thành”.
Ông khẳng định các quan chức “đá trách nhiệm” thực hiện công trình cho các đồng nghiệp ở những bộ khác nhau.
Tổng thống Nga chỉ đạo xây nhanh cầu nối Nga – Crimea
Sau đó, Điện Kremlin đã giải thích chữ “treo cổ” của nhà lãnh đạo Nga chỉ mang nghĩa bóng và ông Putin chỉ phê bình các quan chức sau khi được biết có những trục trặc trong việc xây con đường dẫn vào chiếc cầu nối vùng Krasnodar (Nga) với thủ phủ Simferopol của Crimea.
“Cần có một cá nhân chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án, để tôi không phải gọi điện thoại đến tất cả chính quyền các cấp”, ông Putin nói.
Ngoài ra, Tổng thống Putin còn dành nhiều lời động viên cho các công nhân xây chiếc cầu dài 19 km bắc ngang eo biển Kerch nối Crimea với Nga.
“Họ đang lãnh một nhiệm vụ lịch sử. Chúng ta và tổ tiên chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của chiếc cầu này. Nó cũng góp phần xây dựng tình đoàn kết toàn dân để tất cả chúng ta đồng lòng hướng về phía trước”, ông Putin khẳng định.
Nga muốn gắn chặt Crimea vào đất mẹ?
Tuyên bố trên của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra vào thời điểm kỷ niệm tròn 2 năm ngày sát nhập Crimea vào Nga.
Ngoài ra, nó cũng diễn ra trong bối cảnh cả Ukraine và EU cùng lên tiếng về việc đòi lại bán đảo này từ tay Moskva trả lại cho chính quyền Kiev.
Mới đây, Ukraine đã thề đòi lại Crimea. Ngày 17/3, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chuyến gặp Tổng thống Poroshenko đã tái khẳng định EU không công nhận việc Nga sáp nhập Crimea.
Video đang HOT
Ngay sau đó, ngày 18/3, Ủy viên đối ngoại EU Federica Mogherini nhắc lại rằng Nga sáp nhập Crimea là “phi pháp”. Bà đòi Nga phải trả lại Crimea cho Ukraine, kêu gọi thêm nhiều nước trừng phạt Nga.
Nga muốn gắn chặt Crimea vào đất mẹ
Trong tuyên bố, EU nói rất lo ngại việc Nga quân sự hóa Crimea và EU duy trì việc cấm các công ty châu Âu đầu tư vào lĩnh vực khai thác dầu khí ở Biển Đen thuộc Nga.
Giới phân tích cho rằng, chuyến thị sát việc xây cầu nối liền Crimea với Nga của tổng thống Putin và lời hối thúc tiến độ xây dựng diễn ra trong bối cảnh nhạy cảm như vậy, ông chủ điện Kremlin đang muốn tuyên bố với thế giới về quyết tâm mạnh mẽ của Moskva trong vấn đề chủ quyền của Crimea. Chắc chắn Nga sẽ không trả lại mà sẽ gắn chặt bán đảo này vào đất mẹ.
Còn nhớ, từ khi sát nhập Crimea vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý của người dân nơi đây vào tháng 3/2014, điện Kremlin cũng nhận nhiều chỉ trích và tuyên bố gia tăng cấm vận đến từ EU và Ukraine. Tuy nhiên vượt qua những điều đó, chính quyền Tổng thống Putin đang tái thiết và xây dựng Crimea thành một phần lãnh thổ ruột thịt của nước Nga vĩ đại.
Ngày 15/12, thông qua cầu truyền hình từ Điện Kremlin, Tổng thống Putin đã ra lệnh đóng cầu dao cung cấp điện qua nhánh 2 của cầu năng lượng từ vùng Kuban sang bán đảo Crimea.
Trước đó, ngày 2/12, đích thân Tổng thống Putin cũng đã ra lệnh đóng cầu dao cấp điện nhánh thứ nhất cầu năng lượng này.
Ngoài 2 nhánh điện trọng yếu này, Tổng thống Nga cũng yêu cầu trong giai đoạn tháng 4-5/2016 đưa vào vận hành thêm 2 nhánh nguồn cung điện từ Kuban tới Crimea lên 800 MW để đảm bảo toàn bộ nhu cầu điện của Crimea.
Ngoài đường dây điện, Nga cũng chủ động cấp nguồn nước cho người dân trên bán đảo để chủ động đối phó với việc chính quyền Kiev nhiều lần dùng cắt nước để mặc cả với điện Kremlin.
Thủ tướng Nga Medvedev trong một chuyến thăm Crimea ngay sau ngày sát nhập đã tuyên bố sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và các trang trại.
Ông Medvedev cho biết, Nga có thể xây dựng một đường ống dẫn nước từ vùng Kuban, đi qua dưới biển Azov vào một hồ chứa trên bán đảo Crimea.
Rõ ràng với việc chủ động về điện, nước và cây cầu nối liền Moskva – Crimea dự kiến hoàn thành tiến độ vào tháng 4/2018 có thể được coi như câu trả lời của Nga với những hành động thiếu thiện chí của Ukraine và EU.
Tuấn Hùng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nhìn lại động đất-sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản
Trận động đất-sóng thần kinh hoàng hồi tháng 3/2011 đã cướp đi sinh mạng của hơn 12 nghìn người ở Nhật Bản.
Năm năm sau thảm họa động đất-sóng thần ở Nhật Bản nỗi đau của những người ở lại dường như vẫn chưa nguôi. Ảnh: Sóng thần đổ bộ thành phố Miyako, tràn qua bờ đê và khiến đường phố ngập lụt ở tỉnh Iwate sau trận động đất mạnh 9 độ Richter làm rung chuyển khu vực này ngày 11/3/2011.
Người dân sợ hãi khi trận động đất làm trần nhà trong hiệu sách ở Sendai rơi từng mảng.
Các bể chứa khí gas tự nhiên bốc cháy tại nhà máy lọc dầu Cosmo ở thành phố Ichihara, tỉnh Chiba, gần thủ đô Tokyo.
Sóng thần đổ bộ vào bờ biển Minamisoma ở tỉnh Fukushima. Bức ảnh do Sadatsugu Tomizawa chụp ngày 11/3/2011 đã nói lên sức tàn phá khủng khiếp của thảm họa kép ở Nhật Bản.
Sóng thần cuốn trôi những ngôi nhà ở thành phố Natori, miền đông bắc Nhật Bản.
Cơn sóng thần có sức mạnh hủy diệt tấn công bờ biển đông bắc đất nước "Mặt trời mọc" ngày 11/3/2011.
Đường phố biến thành sông ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi.
Sân bay Sendai bị trận sóng thần càn quét 5 năm về trước.
Con sóng cuồn cuộn "nuốt chửng" mọi phương tiện, nhà cửa ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Bức ảnh do Hiroshi Kawahara, một quan chức Sendai, chụp ngày 11/3/2011.
Quang cảnh ở cảng Onahama tại thành phố Iwaki, miền bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011.
Nhiều ngôi nhà bốc cháy và bị nước biển cuốn trôi trong thảm họa động đất-sóng thần ở thành phố Natori, miền đông bắc Nhật Bản, ngày 11/3/2011.
Đất nước Nhật Bản dần hồi sinh 5 năm sau thảm họa kinh hoàng nhưng gần 100 nghìn người vẫn phải sống trong cảnh sơ tán. Khi đó, nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã phải tạm thời đóng cửa. Ảnh: Các nhân viên Công ty Điện lực Tokyo TEPCO làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 25/2/2016.
Những vật dụng cá nhân ngổn ngang trong ngôi nhà bỏ hoang ở khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukusima Daiichi ở Minamisoma, Fukushima, ngày 26/2/2016.
Chiếc ô tô bị bỏ lại trong khu đất trống gần Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Tomioka ngày 26/2/2016.
Một nghĩa trang ở gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Namie. Ảnh chụp ngày 26/2/2016.
Theo_Kiến Thức
Cảm biến hỏng, MiG-31 của Nga phải hạ cánh khẩn cấp Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một chiến đấu cơ MiG-31 đã phải hạ cánh khẩn cấp ở vùng Krasnoyarsk vào hôm nay (4-3) do gặp vấn đề về hệ thống cảm biến. Chiếc máy bay sẽ tiếp tục được sử dụng sau khi hoàn tất việc kiểm tra kĩ thuật. "Quyết định hạ cánh khẩn cấp được đưa ra do chiếc máy...