Ông Pompeo “bất ngờ” cáo buộc Nga gây ra cái chết của hàng chục binh sĩ TNK ở Syria
RIA đưa tin, hôm 18/3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Nga về cái chết của hàng chục binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: RIA.
“Chúng tôi cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria trong các hoạt động quân sự. Chúng tôi ủng hộ đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đang xem xét các biện pháp mới để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt khủng hoảng ở Syria”, ông Pompeo nói.
Hôm 9/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đến thủ đô Brussels của Bỉ để yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn từ các đồng minh là NATO và Liên minh châu Âu (EU), bất chấp sự tức giận của họ về hành động châm ngòi một cuộc khủng hoảng di cư mới từ phía Ankara.
Tổng thống Erdogan nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm sự ủng hộ cụ thể từ tất cả đồng minh trong cuộc chiến này. Ông Erdogan nhận định Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia NATO duy nhất đã đối phó với các mối đe dọa ở Syria, trong đó có Tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) trong suốt 9 năm và chịu nhiều tổn thất về lực lượng.
“Tình hình ở Syria đang đe dọa đến châu Âu. Không có quốc gia nào ở châu Âu có quyền xem nhẹ tình hình nhân đạo ở Syria”, ông Erdogan tuyên bố.
Trước đó, hôm 5/3, tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, qua đó hai bên nhất trí ngừng bắn tại tỉnh Idlib, Syria.
Video đang HOT
Quân đội Syria bắt đầu chiến dịch ở Idlib vào cuối năm 2019 sau khi nhiều mục tiêu của lực lượng này bị phe đối lập tấn công. Ngày 27/2, căng thẳng ở tỉnh Idlib leo thang sau cuộc tấn công của lực lượng Syria khiến 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Ankara sau đó đáp trả bằng máy bay không người lái (UAV) và pháo kích, giết chết hơn 90 thành viên lực lượng Syria và đồng minh. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố bắn hạ 2 chiến đấu cơ Syria sau khi lực lượng phòng không Syria tiêu diệt 1 UAV của nước này. Đồng thời, hôm 1/3, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành “Chiến dịch Lá chắn mùa xuân” nhằm đáp trả lực lượng Syria.
Thanh Bình (lược dịch) ( Infornet )
Tranh cãi về nguồn gốc virus Corona mới
Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới ở Trung Quốc cơ bản đã được kiểm soát sau khi hơn 80.000 người bị nhiễm bệnh và hơn 3.000 người tử vong. Tuy nhiên, các nước Âu Mỹ đã rơi vào thảm họa đại dịch ngày càng nghiêm trọng.
Tổng thống Donald Trump và Cố vấn An ninh Quốc gia O'Brient cho rằng virus Corona mới có nguồn gốc Trung Quốc.
Ngày 12/3, ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã viết tweet: "Bệnh nhân số 0 ở Mỹ xuất hiện khi nào? Có bao nhiêu người đã bị nhiễm bệnh?" Sau đó, ông còn đưa ra một giả thuyết táo bạo rằng "quân đội Mỹ có thể đã đưa dịch bệnh tới Vũ Hán" và yêu cầu "phía Mỹ cần minh bạch! Cần công khai dữ liệu! Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích!". Bản tweet này hẳn là kết quả của một quá trình suy nghĩ thấu đáo. Để có sức truyền bá rộng hơn, nó đã được tác giả viết bằng hai thứ tiếng Trung và Anh.
Ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người đưa ra luận điểm "quân đội Mỹ mang dịch bệnh đến Vũ Hán"
Triệu Lập Kiên mới được bổ nhiệm làm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 2, trước đây ông từng giữ chức Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Pakistan. Khi ở Pakistan, ông thường xuyên đăng tweet, do đó được coi là một nhà ngoại giao Trung Quốc sử dụng phương tiện mạng xã hội quốc tế tốt nhất.
Lính Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán? Nhiều người rất kinh ngạc khi thấy và nghe nói về ý kiến này của Triệu Lập Kiên, đồng thời muốn biết ông ta có tiết lộ thêm thông tin gì không. Thật đáng tiếc, ông Kiên đã không tiếp tục chủ đề này.
Theo tin của tờ "Nam Phương Cuối tuần", trong thời gian diễn ra Đại hội TDTT quân sự thế giới được tổ chức tại Vũ Hán từ ngày 18 đến 27/10/2019, có 5 vận động viên nước ngoài đã đến điều trị bệnh sốt rét tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm, Vũ Hán. Tuy nhiên, Giám đốc bệnh viện, ông Trương Định Vũ đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng "họ không liên quan gì đến bệnh COVID-19", "đây đều là những điều không cần phải lên tiếng bác bỏ tin đồn".
Vào ngày 22/1 năm nay, ông Cao Phúc, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo rằng nguồn gốc virus Corona chủng mới là động vật hoang dã được bán ở chợ hải sản Hoa Nam, Vũ Hán. Nhưng quan điểm này đã luôn bị một số người nghi ngờ.
Trong tháng tiếp theo, các cuộc thảo luận và suy đoán về nguồn gốc của virus đã tràn ngập trên mạng internet Trung Quốc với nhiều thuyết âm mưu khác nhau hoành hành. Thậm chí có người nói rằng virus này đến từ phòng thí nghiệm P4 của Trung Quốc và đặt câu hỏi: "Bệnh nhân Số 0 của Trung Quốc ở đâu?". Lại có người nói như đinh đóng cột: "Người nước ngoài đã đem virus tới thả ở Trung Quốc".
Tạp chí y khoa nổi tiếng "The Lancet" hôm 18/2 đã công bố một tuyên bố công khai của 27 chuyên gia y học và y tế công cộng Trung Quốc nổi tiếng trên quốc tế, chỉ trích những tin đồn và thuyết âm mưu về nguồn gốc của virus. Các học giả đồng ký tên vào bản tuyên bố chỉ ra rằng các luận chứng đa phương của các nhà khoa học từ nhiều quốc gia khác nhau cho thấy, nguồn gốc của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) là từ động vật hoang dã.
Tuy nhiên, bản "Báo cáo điều tra chung về dịch bệnh COVID-19 của Trung Quốc và WHO" do Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 29/2 lại không đưa ra kết luận về nguồn gốc của virus. Hai ngày trước đó, tức hôm 27/2, ông Chung Nam Sơn, lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc và là một Viện sĩ Công trình Trung Quốc, lần đầu tiên đưa ra ý kiến "mặc dù dịch bệnh COVID-19 bắt đầu ở Trung Quốc, nhưng nguồn gốc của virus không nhất thiết là Trung Quốc".
Ít lâu sau đó, Triệu Lập Kiên, người vừa được bổ nhiệm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nói trong cuộc họp báo vào ngày 4/3 rằng: "WHO đặt tên cho virus vương miện mới là 'COVID-19, có nghĩa là nó sẽ không liên quan đến bất kỳ khu vực hay quốc gia nào khác. Viện sĩ Chung Nam Sơn, một chuyên gia hô hấp có thẩm quyền ở Trung Quốc và là thành viên của Viện Công trình Trung Quốc, nói rằng dịch bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng không nhất thiết phát nguồn ở Trung Quốc".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đã nhiều lần trực tiếp sử dụng thuật ngữ "Wuhan coronavirus" (Virus Vũ Hán) và ông Trump cũng không ngần ngại gọi bằng tên "Chinese coronavirus" (Virus Trung Quốc) và "virus nước ngoài bắt nguồn ở Trung Quốc". Cố vấn an ninh Nhà Trắng Robert O'Brien đã nói trong một bài phát biểu trước Quỹ Di sản vào hôm 11/3 rằng "virus này không xuất hiện trước ở Mỹ, nó xuất hiện từ rất sớm ở Vũ Hán"; việc chính phủ Trung Quốc giấu giếm "có thể đã làm cộng đồng quốc tế mất đứt thời gian hai tháng".
Bản tweet của Triệu Lập Kiên có thể là một nỗ lực để đáp trả ý kiến "hãy để virus mang nhãn hiệu Made in China" của các quan chức cấp cao Mỹ. Trong bài phát biểu vào tháng 2 năm nay, ông Kiên nói rằng cần "kể câu chuyện Trung Quốc và truyền tải tiếng nói Trung Quốc" tới phóng viên các nước.
Theo BBC, tính đến hôm 12/3, số ca nhiễm virus được phát hiện ở Hoa Kỳ đã vượt quá 1.300, nhưng số người được xét nghiệm chỉ dưới 10.000. Mối lo ngại lớn nhất của các chuyên gia y học và y tế công cộng Mỹ là những bệnh nhân bị nhiễm bệnh không được xét nghiệm đang nhanh chóng lây nhiễm cho người khác.
Để so sánh, khả năng xét nghiệm hàng ngày virus Corona chủng mới của Đức là 12.000 trường hợp. Hiện tại, hơn 3.000 trường hợp dương tính đã được người Đức phát hiện và 7 trường hợp đã chết. Trong khi đó, hôm thứ Sáu 12/3, giới truyền thông cho biết có 41 người đã chết vì COVID-19 ở Mỹ. Điều đó có nghĩa là, thực tế số người đã nhiễm bệnh ở Mỹ cao hơn nhiều con số đã phát hiện được.
Tóm lại, nguồn gốc virus Corona mới xưa nay vẫn được dư luận quốc tế hiểu là xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, giờ đây đã trở thành chủ đề của cuộc khẩu chiến xem ra khó có thể phân định ai đúng ai sai giữa Trung Quốc và Mỹ.
Hai sự kiện quân sự quan trọng gần đây ở Úc chắc chắn khiến Trung Quốc phải suy nghĩ. Đầu tiên là thông báo của Thủ tướng Scott Morrison về gói nâng cấp 1,1 tỷ đô la dành cho căn cứ Không quân Hoàng gia Úc tại Tindal, cách Darwin khoảng 300 km về phía nam, mục tiêu là kéo dài đường băng để máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ, máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-30 của Úc có thể hoạt động.
THU THỦY (THEO TPO/ DEUTSCHE WELLE)
Phòng không Syria tuyên bố bắn hạ UAV Anka-1 tối tân của Thổ Nhĩ Kỳ Phòng không Syria mới đây tuyên bố họ đã phá hủy máy bay không người lái (UAV) Anka-1, được biết đến là phương tiện vô cùng tối tân đang phục vụ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. UAV Anka-1 của Thổ Nhĩ Kỳ "UAV phiên bản đặc biệt Anka-1 của Thổ Nhĩ Kỳ - chỉ tồn tại một chiếc duy nhất đã bị...