Ống pô của xe máy hoạt động như thế nào?
Ống pô xe máy nguyên bản trong nghiệm vụ bảo vệ môi trường được các nhà sản xuất rất quan tâm và nghiên cứu phát triển một cách tối ưu.
Ắt hẳn, ai cũng sẽ nghĩ ống xả hay còn gọi là ống pô của những chiếc xe chỉ đơn giản là đưa khí thải từ trong cỗ máy ra bên ngoài và có tác dụng biến đổi hay giảm âm thanh của luồng khí thải này. Thực ra, bản chất của nó đúng là như vậy nhưng ngoài ra, nguyên lý hoạt động cùng việc sắp xếp các vách ngăn, van xả và độ dày của bông thủy tinh bên trong ống pô là khá phức tạp để có thể đạt tiêu chuẩn về khí thải cũng như tiếng ồn.
Một trong những nghiệm vụ quan trọng nhất của ống pô xe máy là gom khí. Việc gom khí, giữ khí thải lại khu vực ống pô có nhiệm vụ tạo ra sức nén và áp lực để giữ hỗn hợp xăng – gió nằm yên tại buồng đốt để nó luôn sẵn sàng “phát nổ” khi có sự đánh lửa từ Bu-gi. Từ áp lực này, sau khi sự “phát nổ” diễn ra trong buồng đốt thì luồng khí đó sẽ trở thành khí thải và nhờ khí nén nên được hút ra phía bên ngoài, nhường chỗ cho hỗn hợp mới vào buồng đốt.
Ống pô độ thường được thiết kế đơn giản, tối ưu hóa khả năng thoát khí cho ra tiếng động kích thích
Ứng dụng này của ống pô xe máy được thể hiện rõ ràng và quan trọng nhất trên những cỗ máy 2 thì và kể cả với những cỗ máy 4 thì, công việc này cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng với hoạt động của chiếc xe. Nguyên lý hoạt động của nó còn được áp dụng để triệt tiêu hoàn toàn hỗn hợp xăng – gió, không để những dòng khí thải thừa xăng có thể lọt qua được ống xả nên sẽ giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Để sử dụng được ứng dụng này một cách chuẩn xác và hiệu quả nhất, những chiếc pô hiện đại sẽ được sử dụng và đo đạc chính xác từ độ dài của ống pô, quãng đường đi của khí nén trong ống pô. Một số loại pô xe máy nguyên bản hiện đại bây giờ, các nhà sản xuất sử dụng các vách ngăn với đường đi của khí thải khá phức tạp, đặc biệt trên những chiếc xe Ducati với cỗ máy V-twin quen thuộc. Cả 2 cổ pô của những chiếc xe Ducati được thiết kế đặc biệt khi cổ pô của máy sau được uốn ra phía trước, điều này nhằm mục đích khiến 2 cổ pô có chiều dài tương đương với nhau hơn để các xung lực từ khí xả được đều hơn.
Bộ phận chuyển đổi xúc tác, điều khiển van pô trên xe hiện đại
Thế nhưng, độ dài của ống xả chỉ là một trong những yếu tố để cho các cỗ máy hoạt động trong những khoảng tua máy đều, ổn định. Còn với những dòng xe cho sức mạnh vượt trội thì điều này lại khá phức tạp và do sự điều khiển nghiêm ngặt từ các van pô.
Yamaha là hãng xe đầu tiên nghiên cứu và phát triển vấn đề này khi sử dụng các van đặt trong ống xả để thay đổi cái cách mà các sóng áp suất từ khí xả ra cổ pô tại các vòng tua khác nhau. Hãy thử cưỡi trên một chiếc xe Yamaha FZR1000 EXUP 1990, bạn sẽ thấy cảm giác rất “vừa vặn” ở mọi khoảng tua trên cỗ máy 28 tuổi này.
Với những chiếc xe hiện đại, một bộ phận khá quan trọng nữa thường được đặt giấu kín nằm phía dưới cỗ máy. Bộ phận này được sử dụng để kết nối các cổ pô với nhau hay còn gọi là “bộ chuyển đổi xúc tác”. Bộ này thường được thiết kế khá lớn với dạng hộp mà bạn có thể thấy trên đa số những chiếc xe côn tay hiện tại. Phía bên trong, hộp này thường được thiết kế như một tổ ong với ma trận của kim loại quý như bạch kim nhằm gây phản ứng giữa các loại khí thải để tạo ra hơi nước và Carbon Dioxit, giảm thiểu khí thải độc hại ra môi trường.Tuy nhiên, bộ trung hòa khí thải này khá nặng và cồng kềnh vì thế, rất nhiều xe sau khi về tay chủ nhân đã được độ pô, loại bỏ hoàn toàn bộ này giúp chiếc xe nhẹ nhàng và mạnh hơn.
Bầu pô giúp giảm thải, giảm tiếng ổn cho những chiếc xe phân khối lớn
Cuối cùng là bộ phận giảm thanh của pô xe. Ở phần này, ống pô của chiếc xe sử dụng các vách ngăn cùng một loại đường ống khá phức tạp để phát tán xung động đồng thời phán tán âm thanh nhằm triệt tiêu tiếng ồn lẫn nhau. Tóm lại, với những chiếc xe hiện đại bây giờ, để đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải cũng như tiếng ồn nghiêm ngặt thì các hãng xe đều phải sử dụng hệ thống ống xả rất phức tạp với nhiều loại cảm biến để hỗ trợ từ quá trình tiếp nhiên liệu cho đến quá trình xả thải.
Video đang HOT
Độ pô xe máy cho những chiếc xe phân khối lớn hiện đại là không đơn giản
Như vậy, muốn độ pô xe máy cho những chiếc xe phân khối lớn hiện đại bây giờ, chúng ta cần quan tâm đến khá nhiều hạng mục liên quan như các loại van pô, cảm biến khí thải hay đường đi của cổ pô. Quan trọng hơn cả, chính vì việc xả thải ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hút và xả của hỗn hợp nhiên liệu nên muốn độ pô chuẩn mực, chúng ta còn phải can thiệp vào sự điều khiển của ECU bằng các bản Map sao cho chuẩn chỉ để chiếc xe hoạt động chuẩn xác và ổn định nhất.
Hoàng Thượng
Theo tin xe
Độ pô cho xe phân khối lớn đúng chuẩn? Dễ mà khó, khó mà dễ
Độ pô cho những chiếc xe phân khối lớn là một trong những nguyện vọng thiết yếu và được rất nhiều chủ xe quan tâm nhằm tăng sự kích thích cũng như tăng sức mạnh cho chiếc xe.
Ngày nay, tại thị trường xe cộ nước ta đang rộ lên loại hình xe phân khối lớn đang rất được giới trẻ hay các dân chơi quan tâm lớn. Cũng vì vậy, lượng xe phân khối lớn chạy ngoài đường ngày càng nhiều và cũng nhờ đó khi di chuyển ngoài đường chúng ta được nghe nhiều tiếng động "hấp dẫn" hơn so với thời điểm cách đây chục năm. Thế nhưng, nếu các bạn để ý thì có những chiếc xe phân khối lớn chạy ngoài đường với âm thanh rất hay và mượt nhưng cũng có khá nhiều chiếc xe cho ra những tiếng động khá khó chịu và nhiều tiếng nổ lụp bụp khiến nhiều người phải giật mình.
Pô xe phân khối lớn khiến nhiều người phải giật mình
Nguyên nhân chính ở đây chính là việc độ pô cho xe phân khối lớn tại Việt Nam hiện nay, đa số các biker đều chưa thực hiện việc độ ống xả cho chiếc xe của mình một cách chuẩn chỉ và đúng quy trình. Vậy làm thế nào để độ được cho chiếc xe phân khối lớn của mình một bộ ống xả chuẩn cho ra tiếng động và nhiều tác dụng như ý muốn? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao phải độ pô?
Câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người kể cả có hay không sở hữu xe phân khối lớn là "tại sao lại độ pô". Câu trả lời nằm trong đầu nhiều người chỉ rất đơn giản là phục vụ bản thân người điều khiển xe, phục vụ cho sở thích và tạo âm thanh kích thích, gây được sự chú ý của người khác hay còn gọi là "làm màu".
Thế nhưng, độ pô cho những chiếc xe phân khối lớn lại có nhiều ý nghĩa hơn thế. Độ pô cho chiếc xe của mình cũng chính là để chiếc xe phục vụ bản thân người điều khiển xe được tốt hơn là trước hết bởi nó cho âm thanh kích thích đến trái tim và bộ não của người điều khiển. Từng rung động và nhịp thở của khối động cơ được phát ra từ khối ống xả chính là một trong những thứ "gây nghiện" nhất cho người mê xe.
Độ pô giúp chủ xe tự tin hơn vào chiếc xe của mình
Tiếp đó, độ pô cũng giúp làm tăng và ảnh hưởng đến công suất, sức mạnh của chiếc xe. Đây cũng chính là lý do mà không có chiếc xe bản đường đua nào là sử dụng các loại pô nguyên bản có các vách giảm thanh dày đặc như xe thương mại cả.
Các loại xe đua thường có hệ thống ống xả tối tân
Một lý do nữa mà chỉ những tay chơi xe phân khối lớn hay di chuyển đi xa mới hiểu, đó chính là chức năng "dẹp đường" của bộ ống xả. Khi chiếc xe gầm rú qua các khu vực đông người với tốc độ cao, đó chính là cách để chúng ta thông báo cho người đi đường về sự có mặt của mình. Khi có được sự chú ý thì việc di chuyển sẽ an toàn hơn nhiều với tốc độ và sự cồng kềnh của những chiếc xe phân khối lớn.
2. Độ pô đúng cách, chuẩn bài ra sao?
Độ pô, độ ống xả cho chiếc xe đã là một nhẽ thế nhưng, việc độ sao cho đúng cách và đúng chuẩn thì chưa phải ai cũng làm được và có khả năng làm được tại Việt Nam. Cũng chính vì lý do này mà như chúng ta thấy trên đường hiện nay, khá nhiều những chiếc xe phân khối lớn có tiếng kêu khá khó chịu, lụp bụp hoặc nổ không đều, không tròn tiếng.
Hệ thống ống xả nguyên bản (trên) và hệ thống ống xả độ (dưới)
Như vậy độ như thế nào là chuẩn với hệ thống ống xả của xe phân khối lớn?
Đầu tiên, các tay chơi xe nên biết, độ pô cho xe thường sẽ có 2 cách cơ bản nhất là độ pô Slip-on và độ pô full-system. Với việc độ pô Slip-on, bạn sẽ chỉ phải thay thế lon pô nguyên bản và tháo bộ giảm thanh trên xe, thay thế bằng một lon pô khác có chiều dài, âm thanh khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của chủ xe. Với phương pháp độ pô này, bạn sẽ giữ lại được nguyên phần cổ pô của chiếc xe với các cảm biến oxy nằm trên nó giúp giảm thiểu chi phí.
Pô Yoshimura dạng Slip on
Với việc độ pô full-system, khi độ bạn sẽ có một bộ ống xả cùng lon pô hoàn toàn mới theo thiết kế từ nhà sản xuất. Với những bộ pô full-system sẽ thường có bản map ECU theo xe và theo pô.
Dạng pô full-system sẽ bao gồm cả cổ pô và lon pô
Với hai kiểu độ pô cơ bản như trên, các bạn đều phải thực hiện thêm một bước đó là điều chỉnh hay còn gọi là map lại bộ điều khiển trung tâm của xe (ECU). Các loại xe phân khối lớn hiện nay đều được trang bị hệ thống phun xăng điện tử. Hệ thống này hoạt động dựa trên các thông số từ các cảm biến đặt quanh xe như cảm biến Oxy đặt tại cổ pô, cảm biến bướm ga theo thiết kế của nhà sản xuất. Chính vì thế, một sự thay đổi nhỏ trong cấu trúc hút xả của chiếc xe đều ảnh hưởng đến hoạt động của bộ bơm xăng này.
Để map lại ECU trong các trường hợp độ pô sẽ có 2 cách, cách thứ nhất là đến các cơ sở sửa chữa xe phân khối lớn có bàn Dyno để đặt chiếc xe của bạn lên đó, các kỹ thuật viên sẽ thực hiện việc đo đạc các thông số hoạt động của xe sau khi độ pô và điều chỉnh lại các thông số bằng tay trên máy tính. Cách thứ hai thường chỉ áp dụng với các loại pô full-system khi mà theo bộ ống xả của các hãng này thường sẽ có các bản map sẵn cho chiếc xe mà bạn sử dụng hoặc sử dụng các loại ECU "biến thiên" có khả năng tự điều chỉnh thông minh theo các thông số nhận về từ cảm biến.
Map lại ECU bằng bàn Dyno
Các loại xe chưa sử dụng phun xăng điện tử cũng phải thực hiện việc map lại chế độ đưa xăng vào buồng đốt để đảm bảo phù hợp với lon pô mới. Việc này được thực hiện bằng cách sửa chữa căn chỉnh trực tiếp trên bình xăng con và điều chỉnh về lọc gió sao cho phù hợp.
Như vậy, để độ pô chuẩn bài có 3 bước chủ yếu:
* Chọn pô cho phù hợp với xe, với chủ xe.
* Map và điều chỉnh lại chế độ hoạt động của ECU cho phù hợp.
* Kiểm tra hoạt động của xe trong điều kiện thực tế.
3. Một số lỗi phổ biến khi độ pô "sai sách"
Nếu không thực hiện việc map hoặc điều chỉnh lại hệ thống đưa xăng gió vào buồng đốt sau khi độ pô thì chiếc xe sẽ hoạt động không chuẩn mực, gây khá nhiều khó chịu cho người điều khiển xe.
Với kiểu độ pô theo dạng Slip-On sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng sẽ dẫn đến các lỗi như chết máy ở tua thấp, tự động tăng ga khi để garanti, tốn xăng hơn, vận hành xe không được mượt mà như trước và có nhiều khả năng lịm máy khi tăng ga đột ngột.
Độ pô không map lại thường dẫn đến tình trạng xe hoạt động không bình thường
Với cách độ pô Full-system, những rắc rối trước tiên sẽ đến từ các vị trí lắp đặt cảm biến oxy ở phía cổ pô. Khi bộ phận này không được đặt đúng chỗ hay loại bỏ, hệ thống điều khiển sẽ hoạt động sai lệch ngay lập tức gây ra hiện tượng động cơ hoạt động không đều, giật cục và thay đổi garanti liên tục. Nếu ống xả có vị trí lắp các cảm biến thì khi chưa được map lại ECU, bộ điều khiển vẫn sử dụng các thông số cũ mà chưa được cập nhật thì sẽ gây ra hiện tượng thừa, thiếu xăng cho khối động cơ hoạt động. Từ đó gây ra các hiện tượng xe bị rồ ga hoặc chết máy đột ngột do ngộp xăng.
Độ pô đúng cách, chuẩn bài để tăng khả năng phục vụ của chính chiếc xe
Hiện nay, những bộ ống xả hàng hiệu của các hãng nổi tiếng thế giới như Akrapovic, Termignoni, FMF, Scorpion, Yoshimura đều có các loại pô Slip-on và full-system và có các bản map, cổ pô chuyên dụng cho từng loại xe và loại pô khác nhau. Nhưng, giá thành của các loại pô này khá cao với giá trị lên tới vài chục triệu nên đây cũng là một rào cản khá lớn cho người chơi xe phân khối lớn tại Việt Nam. Hãy độ pô đúng cách, đúng bài để chiếc xe phục vụ bạn tuyệt vời hơn.
Kuro
Theo tin xe
Hy hữu: Người dân giải cứu ông chú bỗng dưng mắc kẹt đầu vào bánh xe máy và ống pô Sự việc xảy ra vào ngày 19/05, tại Lai Châu. Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một chú lớn tuổi đang tỏ ra đau đớn khi bị mắc kẹt đầu giữa bánh và bô xe máy, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Theo người đăng tải clip cho biết, nguyên nhân sự cố là do ông...