Ống phóng tên lửa có thể trở lại Trái Đất sau 50 năm
Các nhà khoa học theo dõi một vật thể sắp tiến vào quỹ đạo Trái Đất nhưng chưa rõ đây là tiểu hành tinh hay ống phóng tên lửa cũ.
Quỹ đạo của Trái Đất (xanh) và 2020 SO (trắng) quanh Mặt Trời (điểm màu vàng ở giữa). Ảnh: Space.
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện vật thể 2020 SO nhờ Kính viễn vọng Khảo sát Toàn cảnh và Hệ thống Phản ứng Nhanh (Pan-STARRS) tại Đài quan sát Haleakala, Hawaii, Mỹ, hôm 19/8. Nhưng trong tháng này, khi tiếp tục theo dõi 2020 SO, họ bắt đầu nghi ngờ đây không phải tiểu hành tinh mà là ống phóng tên lửa sử dụng từ những năm 1960.
“Tôi cho rằng vật thể mới phát hiện có khả năng là ống phóng tên lửa đẩy cũ vì nó đang bay quanh Mặt Trời với quỹ đạo rất giống Trái Đất, chỉ xa hơn một chút. Hai quỹ đạo đều có hình dạng gần tròn và nằm trên cùng mặt phẳng”, tiến sĩ Paul Chodas, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái Đất thuộc NASA, nhận định. 2020 SO cũng di chuyển chậm hơn nhiều so với tiểu hành tinh bình thường.
“Đó là kiểu quỹ đạo mà tầng tên lửa tách ra từ tàu vũ trụ Mặt Trăng sẽ bay theo. Nó đi qua Mặt Trăng và tiến vào quỹ đạo quanh Mặt Trời. Một tiểu hành tinh rất khó có thể di chuyển với quỹ đạo này”, ông nói thêm.
Chodas phân tích chuyển động của 2020 SO và liên hệ với những nhiệm vụ Mặt Trăng trong lịch sử. Ông nhận thấy nó có thể liên quan đến vụ phóng tàu vũ trụ Surveyor 2 (Mỹ) ngày 20/9/1966. Mục tiêu của nhiệm vụ là hạ cánh an toàn xuống Mặt Trăng nhưng thất bại. Chodas nghi ngờ tên lửa Centaur dùng để chở con tàu đã bay qua Mặt Trăng, tiến vào quỹ đạo quanh Mặt Trời rồi mất hút cho đến nay.
2020 SO có khả năng sẽ tiến vào quỹ đạo xa xung quanh Trái Đất cuối tháng 11. Nếu là tiểu hành tinh, 2020 SO sẽ được coi là mặt trăng mini, loại thiên thể mắc kẹt trên quỹ đạo Trái Đất vài tháng hoặc vài năm, sau đó thoát đi hoặc lao xuống khí quyển bốc cháy. Tuy nhiên, nếu là ống phóng tên lửa cũ, 2020 SO sẽ chỉ là rác vũ trụ.
“Trong khoảng một tháng chúng tôi sẽ thu được dấu hiệu để xác định xem 2020 SO có phải là một bộ phận tên lửa hay không. Lý do là khi đó, chúng tôi bắt đầu có thể theo dõi ảnh hưởng của áp suất ánh sáng Mặt Trời đến chuyển động của 2020 SO. Nếu là ống phóng tên lửa, nó sẽ không đặc như tiểu hành tinh và tác động nhẹ của áp suất ánh sáng cũng đủ khiến nó thay đổi chuyển động. Chúng tôi có thể phát hiện điều này trong dữ liệu theo dõi”, Chodas giải thích.
Video đang HOT
Việc tầng tên lửa cũ bay theo quỹ đạo Mặt Trời rồi trở lại quỹ đạo Trái Đất hiếm khi xảy ra. Nếu đúng, 2020 SO mới chỉ là lần thứ hai từng ghi nhận. Lần đầu tiên xảy ra năm 2002 với vật thể khả năng cao là tầng trên của tên lửa Saturn V trong nhiệm vụ Apollo 12.
Tiểu hành tinh sắp lao vào Trái Đất to như Đại Kim tự tháp
ESA đang nỗ lực hợp tác NASA ngăn chặn tiểu hành tinh Dimorphos hay Didymos - có thể san phẳng một thành phố nếu va chạm với Trái Đất.
Ngày 15/9, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký thỏa thuận trị giá 129 triệu euro (154 triệu USD) để chế tạo tàu vũ trụ phục vụ dự án mới hợp tác với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Mục tiêu của dự án này là nhằm làm chệch hướng một tiểu hành tinh đang lao về Trái Đất có tên Dimorphos.
Theo đó, ESA và tập đoàn công nghệ vũ trụ OBH của Đức sẽ hợp tác phát triển tàu vũ trụ mang tên Hera có kích thước nhỏ gọn bằng một chiếc bàn.
Tàu này có thể tự động điều hướng xung quanh tiểu hành tinh Dimorphos đồng thời thu thập dữ liệu.
Tàu Hera thực hiện phóng các vệ tinh nhỏ hình khối có chiều dài 10cm bay gần bề mặt tiểu hành tinh Dimorphos, lập bản đồ hố va chạm và đo khối lượng của tiểu hành tinh Dimorphos.
Dự kiến, tàu Hera này sẽ được ESA phóng vào tháng 10/2024.
Bên cạnh đó, sớm nhất vào tháng 6/2021, NASA sẽ phóng một tàu vũ trụ khác vào vị trí nằm trên hành trình va chạm với Dimorphos trong nỗ lực đẩy các vật thể gây đe dọa đối với Trái Đất sang một hướng khác an toàn hơn.
Tiểu hành tinh Dimorphos sắp lao vào Trái Đất có đường kính 160m, ước tính bằng chiều rộng của Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Tiểu hành tinh này từng có tên là Didymos, sau đó là Didymos B, trước khi được Liên minh Thiên văn Quốc tế đổi tên thành Dimorphos.
ESA cảnh báo tiểu hành tinh này có thể san phẳng một thành phố nếu rơi xuống Trái Đất.
Các tiểu hành tinh nguy hiểm là một vấn đề toàn cầu và NASA không một mình kiểm soát vấn đề này.
Didymos và Dimorphos không phải là mối đe dọa thực sự đối với Trái Đất, nhưng chúng có thể trở thành đối tượng thử nghiệm khi con người tìm ra cách để bảo vệ hành tinh của mình.
ESA hợp tác NASA ngăn chặn tiểu hành tinh va chạm Trái Đất Tiểu hành tinh Dimorphos có đường kính 160m, bằng chiều rộng của Kim tự tháp Giza ở Ai Cập và có thể san phẳng một thành phố nếu rơi xuống Trái Đất. Hình ảnh minh họa. (Nguồn: NASA) Ngày 15/9, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký thỏa thuận trị giá 129 triệu euro (154 triệu USD) để chế tạo tàu...