Ông Park Hang-seo từng gián tiếp từ chối vai trò Giám đốc kỹ thuật VFF
HLV Park Hang-seo cho rằng bóng đá Việt Nam cần tuyển nhiều chuyên gia giỏi chuyên trách các mảng việc, còn ông với vai trò HLV trưởng sẽ là người tiếp nhận sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia đó.
Sau khi không gia hạn hợp đồng Giám đốc kỹ thuật đối với ông Gede, Liên đoàn bóng đá Việt Nam ( VFF) tiến hành tìm người thay thế.
Và khi cuộc tuyển trạch vừa khởi động đã có ý kiến tiến cử “ứng viên” Park Hang-seo – người mang về rất nhiều thành công cho bóng đá Việt Nam trên cương vị HLV trưởng.
Giám đốc kỹ thuật Gede (phải) tiến cử nhiều cầu thủ trẻ chất lượng cho HLV Park Hang-seo
Nhưng có lẽ, đề xuất này chỉ mang tính tham khảo, bởi ai cũng hiểu, công việc của Giám đốc kỹ thuật khác rất xa so với HLV trưởng một đội bóng. Một người như kiến trúc sư, thiên về hoạch định chiến lược, chính sách phát triển tổng thể của cả nền bóng đá, còn người kia tập trung vào các vấn đề nhân sự, chiến thuật cho một đội bóng trước từng trận đấu, giải đấu cụ thể.
Video đang HOT
Bản thân ông Park trong chiến dịch U23 châu Á đã phải nhờ tới sự hỗ trợ từ Giám đốc kỹ thuật Gede. Và với sở trường của mình, ông Gede đã chắt lọc, tiến cử cho HLV Park Hang-seo một số cái tên chất lượng, điển hình là Phan Văn Đức của SLNA. Để rồi với năng lực một HLV trưởng, ông Park đã mài giũa “viên ngọc thô” này trở thành một tiền vệ trụ cột tuyển Việt Nam.
Về phần mình, dù chưa nhận được lời đề nghị nào về vị trí Giám đốc kỹ thuật, song bản thân HLV Park Hang-seo đã từng gián tiếp bày tỏ chính kiến về vấn đề này.
VFF yêu cầu ứng viên Giám đốc kỹ thuật phải định hướng đào tạo cầu thủ trẻ, vừa phải phát triển HLV đào tạo trẻ cho bóng đá Việt Nam.
Cụ thể, sau khi giúp bóng đá Việt Nam vô địch AFF Cup, lọt top 8 Asian Cup, năm 2019, HLV Park Hang-seo thẳng thắn đề cập tới giấc mơ World Cup của người hâm mộ Việt Nam.
Theo ông Park, để hoàn thành mục tiêu trên cần có kế hoạch dài hạn và xây dựng đội ngũ nhân sự theo phương châm “chuyên biệt hoá”, đó là cần nhiều chuyên gia giỏi ở từng lĩnh vực như Giám đốc kỹ thuật, HLV thể lực, chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng… hỗ trợ cho các đội tuyển.
Còn ông, với công việc HLV trưởng đội tuyển sẽ là người tiếp nhận sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia đó để giúp cầu thủ trở nên hoàn thiện.
Dù gián tiếp thừa nhận mình không phải lựa chọn phù hợp cho vị trí Giám đốc kỹ thuật VFF, song HLV Park Hang-seo cũng đã chỉ ra vấn đề mang tính vĩ mô mà một Giám đốc kỹ thuật cần quan tâm, tìm hiểu và giải quyết, đó là thực trạng đào tạo trẻ tại các địa phương.
“Tôi thấy đau lòng khi nhiều nơi cầu thủ trẻ còn thiếu thốn. Nhiều CLB quá thiếu thốn từ cơ sở vật chất đến trang thiết bị tập luyện và dinh dưỡng. Một khi CLB phát triển chưa đồng bộ có nghĩa là Việt Nam chưa chuẩn bị sẵn sàng cho mục tiêu World Cup”, ông Park chia sẻ và đề nghị hãy quan tâm tới lứa U10, U12, U15 bởi họ sẽ quyết định tương lai bóng đá Việt Nam có được dự Olympic, World Cup hay không.
Vòng luẩn quẩn của VFF
Sau khi tái ký hợp đồng ba năm, HLV Park Hang-seo sẽ phải hướng đến nhiều cái đích lớn theo chỉ tiêu của VFF đặt ra.
Trước mắt, ông thầy người Hàn dẫn dắt đội tuyển quốc gia vượt qua vòng loại thứ hai World Cup 2022, đồng thời lấy vé chơi vòng chung kết Asian Cup 2023 và tiếp tục vô địch AFF Cup 2020.
Mặc dù hai đấu trường này chỉ toàn là đối thủ nhẵn mặt ở khu vực Đông Nam Á, trừ mỗi UAE mà ông Park cũng từng qua mặt nhưng để kéo dài chuỗi trận thắng không đơn giản chút nào. Dĩ nhiên, ông Park hiểu rõ hơn ai hết điều đó nên trong mùa dịch đã tranh thủ thời gian nghỉ dài và các cộng sự tìm cách thay đổi kiểu chơi cho học trò nhằm tránh bắt bài.
Rõ ràng ông thầy người Hàn đang phải đối diện với khối lượng công việc lớn cùng áp lực rất nặng nề. Dẫu có thể tự lượng sức mình để chọn sân chơi có nhiều ưu thế về thời gian và sự chuẩn bị chất lượng hơn, ông Park vẫn không thể lắc đầu.
Đơn giản đấu trường quốc tế nào với riêng VFF cũng quan trọng, tính riêng trong năm nay. Nếu thắng ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 chính là lần đầu tiên bóng đá Việt Nam đi sâu như người Thái đã làm cách đây bốn năm. Còn bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup cũng lần đầu tiên ông Park hai lần đăng quang liên tiếp và nổi bật hơn là hoàn thành vượt mức chỉ tiêu chiến lược của VFF tính từ năm 2013 đến 2020 phải có hai lần vô địch Đông Nam Á.
Ông Park không thể bên trọng bên khinh bất cứ sân chơi nào, bất kể nội lực của đội tuyển ở từng thời điểm ra sao. Ông như nằm trên đe dưới búa, giữa chỉ tiêu của VFF gắn liền với quyền lợi hợp đồng và sức ép của giới hâm mộ Việt Nam như ông nói rất yêu bóng đá nhưng là yêu những chiến thắng.
Hơn hai năm qua, ông Park thành nhiều hơn bại với bóng đá Việt Nam và cũng nhìn ra những ánh hào quang rồi cũng như sương khói mong manh. Nó bộc lộ rất rõ khi ông chứng kiến đón tiếp mỗi lần có thành tích ở các giải U-23 châu Á 2018, Asiad 18, AFF Cup 2018, Asian Cup 2019,... khác hẳn với lúc các học trò ông bị biến thành cựu á quân của vòng chung kết U-23 châu Á 2020.
HLV Park Hang-seo muốn đi xa hơn với một nền bóng đá bài bản và chuyên nghiệp hơn ở châu Á hoặc thế giới, có lẽ thời điểm này chỉ là ước mơ. Gắn bó đủ dài với làng bóng Việt Nam, ông Park sẽ không thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của chính VFF đưa ra sau khi vô địch AFF Cup, SEA Games vẫn phải vô địch SEA Games, AFF Cup.
Vì cái vòng luẩn quẩn đấy mà suốt hơn 20 năm qua, VFF đã thay hơn chục thầy ngoại lẫn nội mà tính bình quân thời kỳ của ông Park kéo dài nhất hơn hai năm với nhiều chiến tích nhất. Nhưng đã chấp nhận cuộc chơi, ông Park buộc phải săn tìm những chiến thắng không có điểm dừng. Mà trong bóng đá, không ai thắng mãi ở sân chơi mới khi chỉ dựa vào nền tảng cũ.
HLV Park Hang-seo nắm 3 lợi thế khiến các đồng nghiệp "phát thèm" Không chỉ là điểm số sau 5 vòng đấu, HLV Park Hang-seo còn nắm nhiều lợi thế hơn các đồng nghiệp cùng bảng trước 3 trận quyết định suất đi tiếp ở vòng loại World Cup 2022. Trước vòng loại World Cup 2022, cả 5 đội bóng bảng G đều đặt mục tiêu tranh một trong hai suất đi tiếp. Và nay sau...