Ông Obama dốc toàn lực ở chặng cuối tranh cử
Đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trở lại để dốc toàn lực cho chặng cuối nước rút, kết thúc ba ngày cuối tháng 10/2012 phải tạm ngừng chiến dịch tranh cử để chỉ đạo đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão lịch sử Sandy vừa càn quét một vạt các tỉnh ở miền Đông nước Mỹ.
Sau siêu bão Sandy, cuộc đua càng trở nên gấp rút hơn bao giờ hết vì chỉ còn ba ngày nữa, số phiếu bầu đại cử tri sẽ gần như quyết định ai sẽ là vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, Barack Obama hay đối thủ phe Cộng hòa Mitt Romney.
Trước cuộc bầu cử ngày 6/11, ông Obama hiện dẫn trước, cho dù với khoảng cách rất hẹp so với đổi thủ Romney tại nhiều bang “chiến địa” chủ chốt. Những bang này vốn không nghiêng về phe Dân chủ hay Cộng hòa và có tầm quan trọng ngày cảng tăng trong hệ thống bầu cử tổng thống Mỹ.
Ngay khi chiến dịch tranh cử được nối lại sau bão Sandy, ông Obama nhanh chóng nỗ lực bù đắp khoảng thời gian đã mất với lộ trình vận động dày đặc trong mấy ngày còn lại trước ngày bầu cử tại bốn bang Wisconsin, Nevada, Colorado và Ohio.
Ông Obama dốc toàn lực ở chặng cuối tranh cử. (Ảnh Internet)
Người phát ngôn của ông Obama, Jennifer Psaki, nói rằng Tổng thống vẫn quan tâm chỉ đạo khôi phục mọi hoạt động sau bão, song vẫn phải nối lại chiến dịch tranh cử vì ngày bầu cử đã cận kề và cần thiết phải tiếp tục vận động để người Mỹ tin tưởng trao cho ông cơ hội lãnh đạo đất nước thêm nhiệm kỳ bốn năm nữa.
Ông Obama nói: “Sau khi thảm họa xảy ra, chúng ta đã thấy những điều tốt đẹp nhất của nước Mỹ. Tất cả những khác biệt dường như tan đi. Trong cơn bão, không có Đảng Dân chủ hay Cộng hòa, mà chỉ có những người bạn sát cánh bên nhau”. Nỗ lực chỉ đạo đối phó với bão Sandy của ông Obama được chính đồng minh tranh cử của đối thủ ca ngợi. Nhiều nhà phân tích đã nhận định rằng sau cuộc “đình chiến bất đắc dĩ” giữa hai ứng viên Obama và Romney do bão, chặng đua cuối xem ra đang diễn biến theo chiều thuận lợi cho đương kim Tổng thống Mỹ.
Đoạn đua nước rút của ông Obama được lên kế hoạch để có thể xóa tan những hy vọng của đối thủ Romney cũng như tạo bước đột phá tại bang Ohio và các bang khác ở miền Trung Tây nước Mỹ – nơi ngành công nghiệp ô tô là “xương sống” của nền kinh tế và đây cũng là chủ đề đặc biệt quan trọng trong chiến dịch vận động tranh cử 2012.
Trong thông cáo mới đây, đồng minh tranh cử của ông Romney, Paul Ryan, cho biết những người Mỹ đóng thuế sẽ bị mất tổng cộng 25 tỷ USD vì chương trình cứu trợ ngành công nghiệp ô tô mà chính quyền Obama đang tiến hành. Trong khi đó, GM và Chrysler vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất tại nước ngoài.
Tuy nhiên trên thực tế, Chrysler đang tạo thêm 1.100 việc làm tại nhà máy của hãng ở Toledo (bang Ohio). Họ cũng tăng sản lượng tại Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng tại thị trường rộng lớn này, vì theo quy tắc thương mại, sản xuất tại chỗ phục vụ cho người tiêu dùng địa phương mang lại hiệu quả cao hơn cả. Chính vì vậy, việc công ty Mỹ sản xuất ô tô tại Trung Quốc phục vụ người tiêu dùng Trung Quốc hoàn toàn không có gì khác biệt so với việc công ty Nhật Bản mở nhà máy ô tô tại Mỹ để đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ.
Mặc dù đối thủ Romney có tỷ lệ ủng hộ trên cả nước cao hơn chút ít so với ông Obama sau ba cuộc tranh cãi nảy lửa trực tiếp trên truyền hình vừa qua, song thăm dò dư luận cho thấy ông Obama có thể vượt lên nhờ có đủ sự ủng hộ tại các bang “chiến địa” quan trọng, đặc biệt là Ohio để giành ít nhất 270 lá phiếu đại cử tri cần thiết cho chiến thắng. Từ nhiều năm nay, bang Ohio luôn được xem là nơi xác định chủ nhân của Nhà Trắng và tồn tại câu nói: “Sẽ không thắng cử nếu không thắng tại bang Ohio”.
Video đang HOT
Theo 24h
Dân Mỹ giận dữ vì phải xếp hàng dài mua nhiên liệu sau bão
Tức giận đã gia tăng vào ngày thứ sáu khi hàng triệu người dân ở các bang đông bắc Mỹ bị bão Sandy tàn phá vẫn phải sống trong cảnh mất điện , thiếu nhiên liệu, trong khi số người chết trong bão tăng lên 102.
Hàng dài người xếp hàng mua xăng trong suốt nhiều giờ để chạy xe và máy phát ở Stalen Island, New York.
Thành phố New York đã hủy cuộc thi chạy ma- ra-tông hàng năm khi đối mặt với một loạt những chỉ trích, do công cuộc tìm kiếm thi thể người chết trong trận bão Sandy ở các cộng đồng từ Staten Island tới các thành phố ven biển của New Jersey vẫn tiếp tục.
Bão Sandy đã khiến sóng biên dâng cao kỷ lục, tràn vào các khu vực ven biển ở đông bắc Mỹ vào đêm ngày thứ hai. 41 người thiệt mạng ở riêng thành phố New York, trong khi khoảng một nửa số này là ở Staten Island, khu vực bị một bức tường nước lớn nhấn chìm.
Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg cho biết ông đã nói chuyện với cha của 2 cậu bé, một 2 tuổi và một 4 tuổi, bị cuốn khỏi vòng tay mẹ khi mẹ các em cố gắng chạy khỏi dòng nước đang dâng cao ở Staten Island. Cha của hai em là nhân viên vệ sinh, lúc đó đang giúp thành phố đối phó với trận bão. "Thật đau lòng khi nghĩ về chuyện đó", ông Bloomber cho biết vào ngày hôm qua.
Xếp hàng dài mua nhiên liệu
Người dân ở Neptune, New Jersey mang can đi mua xăng về chạy xe và máy phát điện.
Người dân đã phải xếp hàng dài để mua nhiên liệu, khi tình trạng thiếu nhiên liệu vẫn tiếp tục. Nhiều người đã nổi nóng.
Bắt đầu từ bình minh ngày thứ sáu, hàng dài xe nối đuôi nhau quanh các trạm xăng ở khu vực Vịnh New York, khi xe chở nhiên liệu tới. Cảnh tượng này khiến nhiều người nhớ đến những hình ảnh thiếu năng lượng vào những năm 1970.
"Đây là một thảm họa", Anthony Ennab, sinh viên 21 tuổi, cho biết khi đang đợi trong hàng tại trạm xăng Staten Island, trên tay xách một thùng chứa.
Cảnh sát đã được triển khai ở nhiều trạm xăng để giữ hòa khí giữa những người lái xe bực bội và nổi cáu. Một người đàn ông len lên trước hàng đã bị một lái xe khác đe dọa bằng súng ở khu Queens vào ngày thứ năm vừa qua.
Cảnh tượng thường thấy ở nhiều trạm xăng tại đông bắc Mỹ sau bão Sandy.
Vào ngày thứ năm, chưa đầy 40% các trạm xăng ở thành phố New York, Long Island và New Jersey mở cửa do mất điện và do thiếu nguồn cung. Bão đã gây khó khăn cho việc vận chuyển nhiên liệu khắp khu vực thành phố New York.
Tổng thống Obama cho đến nay nhận được khen ngợi về cách đối phó với thảm họa bão Sandy. Nhưng những hình ảnh các nạn nhân giận dữ vì thiếu thốn có thể ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử của ông, khi chỉ còn 4 ngày nữa là tới ngày bầu cử.
Hơn 3,5 triệu hộ gia đình và doanh nghiệp dọc Bờ Đông vẫn mất điện vào ngày thứ sáu.
"Những con người bị bỏ quên"
Hàng dài người xếp hàng mua đá khô ở New York.
Thị trưởng thành phố New York Bloomberg đã hủy cuộc chạy đua ma- ra-tông, dự kiến thu hút được hơn 40.000 người tham gia, sau khi chỉ trích của dân chúng tăng cao. Họ cho rằng thành phố phải tập trung vào hoạt động cứu trợ.
Michael Cremer, 45 tuổi, một chuyên gia tư vấn cho rằng cuộc thi chạy có thể trở thành "biểu tượng của vô cảm". "Người Staten Island có cảm giác như họ là những người bị lãng quên", Cremer cho biết trước khi lệnh hủy được công bố.
Tuy nhiên, Frankie Abraham Kibret, 39 tuổi, ở thành phố Jersey cho biết cuộc thi chạy nên tiếp tục. "Bạn không đầu hàng, đó mới là New York".
Một người đàn ông phải đẩy xe vì hết xăng tại New Jersey
Nước biển đã gây ngập lụt ở hạ Manhattan, và phần lớn vẫn bị thiếu điện, dịch vụ tàu điện ngầm vào ngày thứ sáu, trong khi ở trung và thượng Manhattan các dịch vụ này đã gần trở lại bình thường. Điện dự kiến sẽ được phục hồi trở lại trên toàn Manhattan vào ngày thứ bảy, nhưng có thể phải mất một tuần nữa hoặc hơn đối với các khu vực ngoại thành và các thành phố xa hơn ở dọc bờ biển.
Thêm 600 binh sỹ đã được triển khai để phục hồi hoạt động ở Westchester và Rockland, ngoại ô phía bắc thành phố New York.
Xếp hàng dài chờ xe buýt ở Manhattan.
Trong khi đó, dự báo thời tiết lạnh hơn làm gia tăng căng thẳng vì nhiều người ở New Jersey và những nơi khác vẫn đang dùng máy phát điện cho đèn và máy sưởi, trong khi đợi sửa chữa đường điện bị đổ trong bão.
Công ty đánh giá thảm họa Eqecat ước tính Sandy gây thiệt hại 20 tỷ USD đền bù bảo hiểm và thiệt hại 50 tỷ USD về kinh tế, gấp đôi con số dự báo trước đó.
Và Sandy có thể trở thành thảm họa lớn thứ tư của Mỹ, xét về thiệt hại tài chính, đứng sau bão Katrina năm 2005, vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 và bão Andrew năm 1992.
Theo Dantri
Bão Sandy trở thành thảm họa Reuters cho hay tính đến ngày 2/11, có ít nhất 166 người thiệt mạng vì siêu bão Sandy, trong đó có 95 người ở Mỹ, hai người ở Canada và 69 người ở vùng Caribbean. Mỹ là nước bị thiệt hại nặng nề nhất vì cơn bão này. Riêng tại thành phố New York đã có 39 người chết, tại New Jersey có...