Ống nước sông Đà liên tục vỡ: Cần truy cứu trách nhiệm từng cá nhân
Theo quan điểm của luật sư, về trách nhiệm cụ thể, cơ quan có thẩm quyền chưa chỉ rõ cá nhân, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trong việc gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau 7 lần xảy ra sự cố vỡ đường ống nước, chiều ngày 10/7, trước khi trả lời HĐND Hà Nội về nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục việc đường ống dẫn nước sông Đà bị vỡ tới 7 lần, ảnh hưởng cuộc sống của 70.000 hộ dân, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng thông báo: “Đường ống nước sạch sông Đà về Hà Nội lại vỡ rồi”.
Theo ông Hùng, việc đường ống dẫn nước sông Đà về Hà Nội vỡ đến lần thứ 8 cũng không phải là vấn đề mới vì ngay từ đầu sự cố đường ống dẫn nước được UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo đưa ra rất nhiều giải pháp khắc phục. Thay mặt UBND thành phố, ông Hùng cũng mong sẽ nhận được sự chia sẻ của nhân dân.
Khi thông tin này chưa kịp “nguội”, thì 4h sáng nay 12/7, ống nước Sông Đà lại tiếp tục… vỡ!
Như vậy, tính đến nay, sau 6 năm đi vào sử dụng đường ống nước sông Đà đã 9 lần bị vỡ. Dự án làm đường ống thứ 2 dẫn nước sông Đà về Hà Nội đang được lên kế hoạch nhưng từ giờ đến khi được thực hiện hàng chục nghìn hộ dân vẫn phải thấp thỏm sống trong cảnh ống vỡ – mất nước.
Một trong những lần xảy ra sự cố vỡ ống nước
Video đang HOT
Liên quan đến sự việc này, Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty luật Thiên Minh đưa ra quan điểm rằng, cơ quan cảnh sát điều tra cần vào cuộc xem xét hành vi vi phạm của các đơn vị trúng thầu thi công đường ống dẫn nước Sông Đà bị vỡ và sửa chữa đi, sửa chữa lại đến 8 lần.
Đường ống dẫn nước Sông Đà được xem là công trình đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân sinh, hơn thế đây là một công trình có quy mô lớn, có sử dụng vốn đầu tư lớn nên việc giám sát, thi công công trình phải được kiểm soát một cách chặt chẽ để bảo đảm chất lượng công trình.
Tuy nhiên, công trình này đã bị hư hỏng và phải sửa chữa nhiều lần và kéo theo đó là việc tiêu tốn tiền của của nhà nước, của nhân dân nhưng vấn đề trách nhiệm cụ thể thì không thấy chỉ rõ cá nhân nào phải chịu, hoặc do thiếu trách nhiệm mà các cơ quan chức năng không quyết liệt trong việc xử lý các đơn vị có liên quan, những cá nhân, đơn vị thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật Sư Vi Văn Diện cho rằng, căn cứ theo luật, cần truy trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân
Xét thấy có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật hình sự được quy định tại Điều 165 về tội danh “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và Điều 285 về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Vì vậy, theo LS Diện, cơ quan điều tra cần thiết phải vào cuộc làm sáng rõ có hay không hành vi phạm tội của những cá nhân, đơn vị đã gây ra hậu quả nghiêm trọng này.
Tiếp đó Bộ xây dựng cần chỉ đạo trực tiếp về việc thi công công trình này, tránh tình trạng để những đơn vị năng lực yếu kém, thiếu kinh nghiệm đưa những sản phẩm kém chất lượng vào thi công những công trình trọng điểm như thế này để đỡ tốn kém tiền của của nhà nước, tiền thuế của nhân dân.
Lê Tú
Theo Dantri
Hà Nội khẩn cấp xây đường dẫn nước số 2 từ sông Đà về Hà Nội
Trước cảnh hàng nghìn hộ dân thiếu nước trong mùa nóng do áp lực đường dẫn nước sông Đà giảm, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu thi công khẩn cấp 10km tuyến ống số 2 dẫn nước từ Nhà máy nước sông Đà về Hà Nội ngay trong tháng 6.
Ngày 27.5, Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã kiểm tra và làm việc với các công ty cấp nước về việc triển khai các giải pháp bảo đảm cấp đủ nước sinh hoạt. Đây là lần thứ ba trong tháng 5, lãnh đạo TP Hà Nội trực tiếp trực tiếp làm việc với các đơn vị về đảm bảo nước sạch cho Hà Nội vào mùa nóng.
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) khu vực thiếu nước trầm trọng nhất là địa bàn quận Hoàng Mai và Thanh Xuân.
Người dân quận Thanh Xuân khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt
Viwaco cho rằng ngoài nguyên nhân nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng 15-28%, việc thiếu nước còn do áp lực đường ống giảm, lượng nước cấp vào mạng không đủ, làm hàng nghìn hộ dân không đủ nước sinh hoạt. Lý giải nguyên nhân thiếu nước do áp lực đường ống giảm, đại diện Vinaconex cho biết, đoạn qua xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai đã 3 lần xảy ra vỡ ống, có áp lực nước cao nhất là 5kg/cm2.
"Nếu tăng áp lực sẽ xảy ra vỡ ống và gây mất nước trên diện rộng. Do đó không còn cách nào khác là phải đầu tư tuyến ống thứ 2 để giảm áp lực cho đường ống nói trên nhưng doanh nghiệp khó khăn về vốn", đại diện Viwaco cho biết.
Để giải bài toán nguồn cung nước về Hà Nội giảm do áp lực đường ống dẫn, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cũng thống nhất cho thi công khẩn cấp 10km tuyến ống số 2 dẫn nước từ Nhà máy nước sông Đà về Hà Nội và phải khởi công ngay trong tháng 6.
"Trong đó, thành phố sẽ hỗ trợ chênh lệch lãi suất theo cơ chế hiện hành và nếu Vinaconex không triển khai, thành phố sẽ giao cho đơn vị khác", ông Hùng cho biết.
Trước đấy, trong buổi làm việc với Bộ Xây dựng, trước câu hỏi của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: "Tuyến truyền dẫn nước sông Đà có xảy ra sự cố vỡ nữa không?", đơn vị trực tiếp quản lý đường ống truyền nước sông Đà, Vinaconex không đưa ra được câu trả lời.
Bộ trưởng Xây dựng cho rằng, phía Vinaconex không thể đảm bảo việc không xảy ra sự cố nữa bởi chất lượng đường ống không đảm bảo, chỉ có cách thay đường ống khác.
"Như nguồn cấp nước rất lớn là sông Đà, cung cấp hơn 200.000m3/ngày đêm, nhưng lại có đường ống truyền dẫn dài, yếu, không đảm bảo", ông Dũng nêu thực trạng.
Theo laodong
Hà Nội: Cấp ngay nước sạch sông Đà cho khu Mỹ Đình Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa chỉ đạo khẩn trương lắp đặt bổ sung đường ống và cung cấp nước sạch sông Đà cho Khu đô thị Mỹ Đình... ảnh minh họa Liên quan đến việc ô nhiễm nước tại Trạm cấp nước Mỹ Đình 2, ngày hôm nay (10/7), Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn...