Ông nông dân Trà Vinh sáng chế ra xe đạp bằng tre, các khu resort đặt mua tới tấp, bán ra cả nước ngoài
Nói về những chiếc xe đạp tre độc đáo, đang được các cơ sở kinh doanh du lịch ưa chuộng, ông Trì Cảnh, ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) chính là “cha đẻ” của những chiếc xe đạp tre độc đáo này…
Ông Trì Cảnh, chủ cơ sở sản xuất Trì Cảnh, ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) cho biết: từ cuối năm 2019 đến nay, do dịch bệnh Covid-19, nên năng suất và sản lượng của Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú nói chung, các sản phẩm sản xuất từ tre của cơ sở Trì Cảnh nói riêng giảm khoảng 55%.
Tuy nhiên, từ quý III/2021, khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, nhất là từ khi chuyển sang trạng thái bình thường mới, các sản phẩm sản xuất từ tre nơi đây bắt đầu tiêu thụ mạnh thị trường phục vụ trang trí ngành du lịch.
Bộ salon tre – sản phẩm đang hút hàng
Ông Trì Cảnh, chủ cơ sở sản xuất Trì Cảnh (ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) thực hiện công đoạn đánh nhám sản phẩm salon tre trước khi sơn-sản phẩm đạt OCOP.
Bộ salon tre – sản phẩm OCOP 4 sao của ông Trì Cảnh đang được tiêu thụ mạnh, nhiều khách hàng ở các tỉnh: Bình Thuận, Phan Thiết, Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc… chủ yếu trang trí cho các resort, homestay.
Để có được sản phẩm salon tre hoàn thiện và được khách hài lòng phải trải qua thời gian dài nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến góp phần làm cho sản phẩm hài hòa về mẫu mã; chất lượng và được khách hàng đón nhận.
Ông Trì Cảnh cho biết: hiện Làng nghề Hàm Giang có hơn 20 mẫu mã, chủng loại sản phẩm được sản xuất từ tre; trong đó, nhiều sản phẩm cao cấp phục vụ nhu cầu của các gia đình, khu du lịch sinh thái, khu resort, homestay, nhà hàng như: giường, bàn ghế, tủ, kệ sách, ghế gấp bãi biển, xe đạp… đặc biệt là bộ salon tre.
Ông Trì Cảnh cho biết, trước đây, sản phẩm của làng nghề cũng như của cơ sở ông chủ yếu sản xuất bằng nguyên liệu thân tre. Năm 2004, ông Trì Cảnh bắt đầu đóng salon tre, nhưng kiểu dáng đơn giản, chủ yếu nguyên liệu từ thân tre.
Video đang HOT
Năm 2017, ông tham dự hội chợ trưng bày sản phẩm, tham dự hội thảo, nhiều người gợi ý đến các nguyên liệu từ gốc tre. Từ ý tưởng gợi ý, cùng với sự đam mê, nên ông mày mò nghiên cứu và cùng các người thợ thực hiện thành công bộ sản phẩm salon cao cấp từ những gốc tre.
Sau khi sản phẩm này ra đời, đơn hàng của ông Trì Cảnh ngày càng nhiều, mặc dù dịch bệnh, nhưng hiện cơ sở của ông vẫn “giữ chân” 08 người thợ và 08 người chuyên mua, thu gom nguyên liệu, thu nhập bình quân từ 07-08 triệu đồng/tháng/lao động.
Chia sẻ thêm về bộ salon tre, ông Trì Cảnh phấn khởi: hiện cơ sở làm nhiều mẫu salon tre theo yêu cầu của khách với nhiều mức giá khác nhau từ 12 – 17 triệu đồng/bộ. Đặc biệt, bộ salon từ gốc tre rất chắc, bóng, đẹp.
Trong khi ngày xưa phần gốc đem bỏ, thì nay tôi và anh em đặt hết tâm huyết thiết kế ra mẫu salon từ gốc tre có kiểu dáng độc đáo. Ngày xưa, đóng được bộ sản phẩm thẳng, đẹp là được, nay cho ra đời bộ sản phẩm salon cao cấp từ gốc tre, không ngờ được “khách hàng VIP” đặt mua, trang bị cho những resort, homestay phục vụ “khách du lịch VIP”.
Những chiếc xe đạp tre độc đáo của ông Trì Cảnh sản xuất, đã được xuất ngoại.
Ngoài hài lòng và tự tin với bộ sản phẩm bộ salon tre, ông Trì Cảnh còn tự hào với giá trị của sản phẩm này.
Trước khi được chứng nhận đạt OCOP 4 sao, năm 2016, bộ salon tre của ông Trì Cảnh đạt giải Nhất cấp tỉnh về sản phẩn công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đạt giải Ba khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài salon tre, chiếc xe đạp từ tre và nhiều sản phẩm khác được thị trường ưa chuộng. Hiện nay, cơ sở của ông nhận trang trí các quán ăn, nhà hàng từ nguyên liệu tre từ nhiều tỉnh, thành.
“Theo đơn đặt hàng, chúng tôi làm sẵn sản phẩm tại cơ sở. Sau đó, cử thợ và chở nguyên liệu, vật liệu đến địa chỉ của khách hàng để lắp ráp. Tuy tốn nhân công, thời gian, nhưng sản phẩm chắc, không bị sờn, tróc… do quá trình vận chuyển”. Ông Trì Cảnh cho biết.
Chiếc xe đạp tre – sản phẩm xuất ngoại
Theo một số nghệ nhân cao tuổi của làng nghề, tận dụng nguồn nguyên liệu tre dồi dào ở địa phương, một số người khéo tay đã tạo kế sinh nhai bằng cách biến những cây tre mộc mạc trong phum sóc thành những chiếc giường, thang, chõng, bàn, ghế, tủ đem bán kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Ban đầu chỉ có vài hộ làm, sau những người biết nghề chỉ cho người chưa biết, cứ thế theo thời gian đã hình thành cả một làng nghề truyền thống như hiện nay.
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang đã tồn tại hàng trăm năm nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo sản xuất từ cây tre. Trải qua thời gian, sản phẩm của làng nghề đã có nhiều cải tiến để tồn tại và phát triển, chinh phục thành công khách hàng trong nước…
Nhưng có thể nói, những chiếc xe đạp được sản xuất từ tre, sản phẩm xuất ngoại là dấu ấn của làng nghề, nhất là khẳng định sự tồn tại và phát triển.
Nói về những chiếc xe đạp tre độc đáo, đang được các cơ sở kinh doanh du lịch ưa chuộng, ông Trì Cảnh chính là “cha đẻ” của những chiếc xe đạp tre độc đáo này; xe đạp tre của ông Trì Cảnh có 30% bộ phận làm bằng các loại vật liệu khác: bánh xe, dây xích… còn 70% bộ phận là làm từ tre: khung sườn, ghi đông…
Trung bình, ông và 2 người thợ mất khoảng 10 ngày để hoàn thiện một chiếc xe đạp tre. Hiện nay, sản phẩm này được du khách nước ngoài rất ưa chuộng vì nhẹ, bền, thân thiện môi trường, nên đã có mặt ở hầu hết các khu du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Nha Trang… với giá mỗi chiếc khoảng 5,5 triệu đồng.
Từ năm 2013 đến nay, được sự quan tâm của lãnh đạo UBND xã Hàm Giang, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, thuộc Sở Công thương, các nghệ nhân làng nghề đã tham gia vào 07 tổ hợp tác, với gần 700 hộ hành nghề, để cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn định hơn, bền vững hơn.
Những năm gần đây các tổ hợp tác đã đầu tư mua máy cưa tre, đục lỗ, bào mắt tre… dần dần máy móc hóa thay cho thủ công ở một số công đoạn sản xuất. Đồng thời những nghệ nhân làng nghề cũng đầu tư nghiêm túc đa dạng mẫu mã, chất lượng sản phẩm… Nhờ vậy, sản phẩm từ tre của làng nghề ngày càng được các đối tác ưa chuộng, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thông tin từ lãnh đạo Sở Công thương, đến nay toàn tỉnh Trà Vinh có 13 làng nghề; trong đó Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (ỉnh Trà Vinh) đang hoạt động hiệu quả, nguồn nguyên liệu và đầu ra sản phẩm sau dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát đã dần ổn định.
Làng nghề đã tận dụng nguồn nguyên liệu tre dồi dào ở địa phương, các vùng phụ cận, những sản phẩm do những người thợ làm ra ngày càng phong phú, đa dạng. Đặc biệt, các sản phẩm nơi đây hướng đến tiêu thụ đầu ra ổn định phục vụ nhu cầu phát triển du lịch.
Cần chiến lược kích cầu du lịch thực sự hiệu quả trong năm 2022
Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, năm 2021 toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh gần như ngưng trệ, các chỉ tiêu du lịch trong năm đều giảm sâu và không đạt.
Theo đó, các phương án, kịch bản kích cầu du lịch trong năm gần như bị "vô hiệu hóa". Đứng trước cơ hội phục hồi du lịch trong tình hình mới, năm 2022, ngành du lịch Thanh Hóa cần đưa ra chiến lược kích cầu phù hợp để đạt được các mục tiêu đề ra.
Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (huyện Bá Thước) là một trong những điểm đến trong hành trình liên kết "vùng xanh" của du lịch Thanh Hóa.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), năm 2021, Thanh Hóa chỉ đón được 3,4 triệu lượt khách, giảm 53,7% so với năm 2020; tổng thu du lịch ước đạt 4,8 nghìn tỷ đồng, giảm 53,4% so với năm 2020. Trong năm, có 23 nghìn lao động mất việc làm, hơn 600 cơ sở lưu trú phải đóng cửa; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải bồi hoàn cọc cho 15 nghìn khách hủy tour, ước tính thiệt hại hơn 52 tỷ đồng.
Không có khách du lịch đồng nghĩa với không có doanh thu, các khoản trả lãi ngân hàng, lương nhân viên, nộp thuế... là những gánh nặng mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải tạm ngừng hoặc hoạt động cầm chừng.
Trong cơn "bão dịch" COVID-19, ngành du lịch Thanh Hóa và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong tỉnh cũng đã có những nỗ lực để khắc phục phần nào khó khăn, vừa thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh, vừa tìm hướng đi thích ứng linh hoạt với tình hình mới. Đặc biệt, để thu hút khách sau mỗi lần mở cửa trở lại, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã nỗ lực thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch như: tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị kích cầu du lịch Thanh Hóa tại TP Hà Nội (tháng 4-2021); phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hóa trong tình hình mới (tháng 11-2021); phối hợp với TP Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ký kết thiết lập hành lang an toàn đón khách (tháng 12-2021). Đồng thời triển khai kế hoạch tuyên truyền du lịch Thanh Hóa trên kênh truyền hình VTV năm 2021; xây dựng và truyền thông bộ nhận diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa; xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình kích cầu du lịch tại tỉnh Thanh Hóa và tại các tỉnh/thành phố bằng hình thức trực tuyến; chuẩn bị các bước đầu tư dự án cổng thông tin điện tử về du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tại tỉnh Thanh Hóa...
Có thể thấy, các chương trình đã mang lại những tín hiệu tích cực sau mỗi lần mở cửa đón khách trở lại. Thêm vào đó, các điểm đến luôn được đảm bảo an toàn là cơ sở quan trọng để Thanh Hóa tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền mạnh mẽ, với thông điệp "Thanh Hóa - điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn". Sau 4 lần "đóng - mở" trong năm 2021, đến nay các hoạt động du lịch đã trở lại trong trạng thái bình thường mới, vấn đề đặt ra trong năm 2022 đó là Thanh Hóa cần đưa ra chiến lược kích cầu du lịch thực sự hiệu quả, có tính liên kết để phục hồi tốt các hoạt động dịch vụ, du lịch.
Phó Giám đốc Sở VHTTDL Vương Thị Hải Yến cho biết, Bước sang năm 2022, dự báo dịch bệnh vẫn còn có những diễn biến phức tạp, do đó hoạt động dịch vụ du lịch sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", mọi hoạt động sẽ được nới lỏng trong trạng thái bình thường mới. Theo đó, Thanh Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kích cầu, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đón khách trong năm 2022 với những điểm đến an toàn, dịch vụ chất lượng, phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa chú trọng đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong cả nước nhằm thiết lập hành lang an toàn đón khách. Trong năm 2022, các địa phương sẽ tiến hành các hoạt động famtrip, quảng bá, xúc tiến. Để sẵn sàng các điều kiện liên kết, tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành việc dán nhãn xanh cơ sở du lịch an toàn tại tất cả các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Danh sách các điểm đến, cơ sở du lịch an toàn sẽ được cập nhật và công khai rộng rãi để người dân, du khách và các đơn vị lữ hành trong cả nước nắm bắt.
Cũng theo bà Vương Thị Hải Yến, trong bối cảnh hiện nay, chương trình kích cầu du lịch của các điểm đến, doanh nghiệp dịch vụ vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng khái niệm kích cầu đã thay đổi. Nhu cầu đi du lịch hiện tại vẫn còn khá hạn chế. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất hiện nay của du lịch Thanh Hóa không phải là nóng vội kích thích để khách đi du lịch mà là thực hiện đồng bộ các giải pháp để cả du khách và các đơn vị lữ hành đưa khách đến thấy được sự an toàn, thuận lợi tại các điểm đến.
Xác định an toàn là yếu tố để kích cầu du lịch hiệu quả nhất, trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách tại mỗi điểm đến. Trước tiên, cần làm tốt việc đón khách nội tỉnh, khách nội địa đến từ vùng xanh. Quan trọng là các điểm đến khi đã mở cửa đón khách, chính quyền các cấp, ban quản lý điểm đến phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và khách du lịch. Tạo thuận lợi ở đây là đảm bảo an toàn điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ để doanh nghiệp không gặp khó khi tổ chức hoạt động du lịch. Cùng với các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, Thanh Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tạo hành lang an toàn nhằm thu hút khách nội địa từ các "vùng xanh" trong năm 2022.
Đang điều tra vụ 2 người tử vong trong khu du lịch sinh thái ở Đắk Nông Ngày 1/1, lãnh đạo UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) xác nhận, chính quyền đã giao Công an huyện điều tra, làm rõ nguyên nhân 2 người tử vong trong khu du lịch sinh thái Đắk Glun. Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h ngày 30/12/2021, lái xe Trần Duy Khá (29 tuổi) điều khiển xe cứu hộ giao thông biển kiểm soát...