Ông nông dân Hà Tĩnh hé lộ bí quyết săn cá vàng dương, thu về hàng tỷ/năm
Kinh nghiệm 40 năm đi biển đã giúp ngư dân Lê Xuân Tiến, SN 1958, trú tại thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên ( tỉnh Hà Tĩnh) trở thành thợ “săn” cá vàng dương duy nhất của vùng.
Bí quyết săn loài cá đặc sản của đại dương giúp ông thu về hơn 2 tỷ đồng….
Người duy nhất “thuần phục” được cá vàng dương
Trong lịch sử ngư dân huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh), ngư dân Lê Xuân Tiến, trú tại thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng (tỉnh Hà Tĩnh) là người đầu tiên cũng là duy nhất săn được cá vàng dương với số lượng lớn.
Ngư dân Lê Xuân Tiến là người duy nhất trong nhiều thập kỷ qua đánh được nhiều cá vàng dương ở vùng biển Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Ảnh: PV
Ngư dân Lê Xuân Tiến, cho biết: “ Nghề đánh cá bằng lưới vây có truyền thống lâu đời của ngư dân Cẩm Nhượng. Gia đình tôi cũng vậy, ngay từ nhỏ tôi đã theo bố ra biển đánh bắt cá. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa từng có ai đánh được cá vàng dương với số lượng lớn. Loài cá này rất hiếm gặp, nếu may mắn chỉ đánh được 5 đến 7 con”.
Được người dân địa phương gọi là “thợ săn” cá vàng dương, bởi ngư dân Lê Xuân Tiến là người đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua đánh bắt được loài cá này với số lượng kỷ lục.
Cá vàng dương loài cá quý, rất ít gặp, được bán với giá đắt trên thị trường. Ảnh: PV
Ông Tiến đã từng 4 lần đánh được cá vàng dương số lượng lớn, trị giá hơn 2 tỷ đồng. Năm 2015, lần đầu tiên ngư dân Tiến đánh được 1 tấn cá vàng dương bán được 120 triệu đồng.
Lần thứ 2, vào ngày 24/1/2021, ông săn được 2 tấn cá vàng dương trị giá 520 triệu đồng. Ngày 16/4, ngư dân Tiến được mẻ cá vàng dương thứ 3, trọng lượng khoảng 2 tấn, bán được hơn 500 triệu đồng. Lần cuối cùng “trúng” lớn nhất khi đánh được 4 tấn cá, thu về 1 tỷ đồng vào ngày 23/4/2021.
Nhớ lại lần đầu chạm trán cá vàng dương, ngư dân Lê Xuân Tiến, kể: “Lần đầu tiên tôi gặp loài cá này vào năm 2015. Khoảng 4h sáng, chúng tôi gồm 10 thành viên cùng nhau ra khơi cách đất liền khoảng hơn 6 hải lý để đánh bắt cá như thường ngày. Đến 9h sáng, tôi phát hiện có 1 đàn cá lạ bơi nổi trên mặt nước đang kiếm mồi. Ngay lập tức tôi kêu gọi anh em trên thuyền chuẩn bị sẵn sàng để ra lưới.
“Tôi cho thuyền chạy chậm rồi thả dần lưới xuống để bao xung quanh đàn cá, vây hết chúng lại. Lưới đánh ra dài 300m, rộng 40m, cao 50m. Sau khi vây được đàn cá trong lưới, chúng tôi tiến hành kéo chúng lên thuyền. Quá trình “vật lộn” với đàn cá lạ từ lúc phát hiện đến khi đưa được chúng lên thuyền mất hơn 2 giờ đồng hồ”, ngư dân Lê Xuân Tiến, nhớ lại.
Để đánh được cá vàng dương ngư dân chuẩn bị lưới, các thiết bị cần thiết cho chuyến ra khơi dài ngày. Ảnh: PV
Ngư dân Lê Xuân Tiến, tâm sự: “Tôi đi biển hơn 40 năm, nhưng đó là lần đầu tiên tôi gặp loài cá này và cũng không biết nên gọi chúng là gì. Tôi được ông bạn nói đây là cá vàng dương nên mới biết. Cá lạ nên tôi chỉ bán với giá 120.000/kg, thu về 120 triệu đồng. Những lần sau này tôi toàn bán với giá từ 260.000-300.000đồng/kg mà vẫn nhanh chóng được bán hết”.
Cá vàng dương thường sinh sống ở các khu vực nhiều đá ngầm, rạn san hô nên các ngư dân rất dễ bị rách lưới khi tay nghề còn non. Ảnh: PV
Theo ngư dân Lê Xuân Tiến, những năm gần đây nhiều người nuôi thủy sản như: ngao, sò, ốc… chính là nguyên nhân số lượng lớn cá vàng dương vào gần bờ kiếm ăn.
Video đang HOT
Cá vàng dương rất hiếm khi xuất hiện nhưng một khi chúng xuất hiện thì rất dễ thấy. Cá vàng dương thường di chuyển theo đàn lớn, chúng bơi cách mặt nước 10m. Những đuôi cá màu ánh vàng khi bơi sẽ quạt nước, tạo ra luồng sáng lớn có thể phát hiện cách xa hàng trăm mét.
Giữ gìn, phát huy nghề đánh cá xa khơi
Đây là loài cá này rất thông minh, chúng thường sinh sống ở các khu vực nhiều đá ngầm, rạn san hô nên các ngư dân rất dễ bị rách lưới khi tay nghề còn non.
Ngư dân Lê Xuân Tiến ví săn bắt cá như một trận đánh: “Đã có nhiều người bắt gặp loài cá này nhưng chưa ai đánh bắt được số lượng lớn vì loài cá này rất thông minh. Khi gặp nguy hiểm chúng thường bơi vào khu vực đá ngầm, rạn san hô để ẩn nấp. Đã có nhiều người bị rách, thậm chí mất lưới vì vướng phải đá ngầm khi không am hiểu địa hình dưới lòng biển.
Theo Ngư dân Lê Xuân Tiến, loài cá vàng dương rất thông minh, gặp nguy hiểm chúng thường bơi vào khu vực đá ngầm, rạn san hô để ẩn nấp. Ảnh: PV
Đi biển lâu năm nên ông Tiến thuộc lòng các khu vực có đá ngầm, rạn san hô, biết hình dáng, kích thước của chúng ở dưới đáy biển. Nếu phát hiện cá ở khu vực này, tôi thường dùng thuyền để đuổi cá ra khu vực an toàn để dễ dàng đánh bắt.
Cá vàng dương được bán với giá từ 260.000-300.000đồng/kg. Ảnh: PV
Có trường hợp đàn cá không chịu ra, ông Tuyến và bạn tàu phải đánh cá ngay trên bãi đá ngầm, rạn san hô. Ông cho thuyền chạy trước đàn cá khoảng 30m, sau đó thả lưới và chạy xung quanh để bao vây đàn cá.
Khi đã vây được đàn cá, các thành viên trên thuyền mỗi người một nhiệm vụ, phối hợp với nhau một cách nhanh chóng, chính xác để đưa cá lên thuyền.
Đánh cá kiểu này rất nguy hiểm, bắt buộc người đánh phải biết được mực nước khu vực đó cao bao nhiêu, ở dưới bãi đá ngầm có những thứ gì để tránh lưới bị mắc kẹt, mất luôn lưới”.
Từng có lần để hàng tấn cá vàng dương thoát khỏi tay mình, ông Tiến nhớ lại: “Hôm đó 23/4/2021, thuyền chúng tôi ra khơi lúc 1h sáng thì phát hiện 1 đàn cá vàng dương lớn và tiến hành đánh cá như thường ngày. Tuy nhiên, có 1 thành viên trong thuyền đã vô ý làm tréo lưới (các phần lưới bị chồng lên nhau) khiến cá bị tuột mất.
Đến khoảng 3h cùng này, chúng tôi bắt gặp thêm 1 đàn cá vàng dương. Lần này tôi dặn các thuyền viên phải cẩn thận, làm việc nhanh chóng, phối hợp nhịp nhàng tránh sai sót như lần trước. Mẻ cá đó chúng tôi đánh được khoảng 4 tấn cá, bán được khoảng 1 tỷ đồng”.
Đời sống ấm no nhờ cá vàng dương
Sau những chuyến đi biển bội thu, ngư dân Lê Xuân Tiến vừa là chủ phương tiện, vừa là thuyền trưởng được hưởng 40% giá trị; 9 thuyền viên còn lại chia đều 60%. Năm 2021, ông Tiến bỏ túi gần 1 tỉ đồng, các thành viên đi trong thuyền cũng được hơn 150 triệu đồng.
Những chuyến ra khơi của ngư dân mang nhiều hy vọng, an toàn, trở về với cá đầy khoang. Ảnh: PV
Trãi qua hơn 600 năm hình thành và phát triển, người dân thuộc xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã sinh sống bằng nghề đánh cá trên biển và xem đó là nghề truyền thống của địa phương.
“Gia đình hoàn cảnh khó khăn, lại là con út trong nhà có 6 anh chị em nên tôi đã đi biển từ rất sớm. Nghỉ học lớp 7, tôi theo cha đi biển và công việc này đã ngấm và trở thành một phần trong tôi. Từ đó tôi đam mê, tìm hiểu để nâng cao kinh nghiệm nghề.
Tuy nhiên do kiểu đánh bắt tận diệt, ô nhiễm môi trường và nhiều nguyên nhân khác đã khiến lượng hải sản ở vùng biển này ngày càng sụt giảm.
Vì thế, ngư dân đã không còn mặn mà nghề biển. Nhiều người đã tìm kiếm công việc trên bờ để thay thế cho nghề “lênh đênh”- ngư dân Lê Xuân Tiến, trăn trở.
Ông Tiến cho biết, trước đây nghề đánh cá bằng lưới “vây” được xem như nghề truyền thống của địa phương. Nhưng hiện nay chỉ có mình ông theo nghề vì nguồn hải sản ngày càng cạn kiệt.
Những mẻ cá vàng dương giúp ngư dân miền biển đổi thay, đời sống ấm no. Ảnh: PV
Hi vọng khôi phục nghề truyền thống của địa phương, ngư dân Lê Xuân Tiến bộc bạch: “Tôi đã lớn tuổi chỉ có thể đi biển thêm vài năm nữa. Hi vọng ngày có thêm nhiều thuyền được đóng mới để tôi có thể truyền đạt lại kinh nghiệm, kỹ năng cho các thuyền bạn và thế hệ trẻ. Giúp họ có thêm nguồn thu nhập và mục đích sâu xa hơn là giữ gìn nghề truyền thống địa phương”.
Nghề đánh cá giúp ngư dân vùng biển Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) ấm no, hạnh phúc. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hùng-Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng, cho biết: “Đây là loài cá quý, rất ít gặp, ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt, may ra mới biết được vùng biển cá vàng dương xuất hiện, nếu gặp chỉ cũng được đàn cá 7,8 con. Trong nhiều thập kỷ qua, chỉ có ngư dân Lê Xuân Tiến là người đánh bắt được nhiều cá vàng dương nhất ở vùng cửa Nhượng, Cẩm Xuyên”.
Sát Tết mà nông dân Hà Tĩnh đủng đỉnh chẳng vội bán loại trái đặc sản, vỏ thơm đến nỗi kiến, gián còn sợ
Cam bù Hương Sơn quả to bự, mọng nước, chín vàng cả đồi nhưng nông dân trồng cam tại huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) vẫn chưa cắt bán, chờ gần Tết Nguyên đán để bán với giá cao hơn.
"Đệ nhất" cam bù Hà Tĩnh
Huyện Hương Sơn có diện tích trồng cam hơn 2.200 ha (gồm cam chanh và cam bù), trong đó cam bù chiếm hơn 1.000 ha. Cam bù là loại cây đặc sản, được xem là loại cây phát triển chủ lực của huyện Hương Sơn, trong đó các địa phương trồng nhiều thuộc xã: Sơn Trường, Sơn Mai....
Nếu so với cam chanh, cam bù là loại cây có giá cả ổn định, được nhiều người ưa chuộng hơn. Vào dịp cận Tết Nguyên đán, khi các loại cam khác đã thu hoạch xong thì cam chanh mới vào vụ chín nên được giá "đắt như tôm tươi".
Theo các cụ cao niên ở huyện Hương Sơn, cam bù là sản phẩm truyền thống của địa phương, có cách đây hàng trăm năm trước. Cam bù khi được trồng trên đất Hương Sơn sẽ có màu vàng óng, quả lớn, ít hạt, vị ngọt đặc trưng mà không nơi nào có được.
Cam bù khi chín vỏ sẽ xốp, tự tách múi phía trong nên rất dễ bóc, không cần phải dùng dao. Múi cam nhiều xơ nhưng vẫn có thể tách dễ dàng. Vỏ cam bù sau khi ăn có thể phơi khô, để trong tủ quần áo, góc nhà nhằm xua đuổi kiến gián và tạo mùi thơm rất dễ chịu.
Ngoài ra, nhiều người còn xem cam bù như một vị thuốc tự nhiên khi kết hợp với ruốc sẽ có thể trị bệnh cảm cúm, rát họng và ho.
Cam bù Hương Sơn nức tiếng Hà Tĩnh. Ảnh: PV
Xã Sơn Trường, thủ phủ cam bù của huyện Hương Sơn, hiện có 760 hộ dân trồng cam, trên diện tích 430 ha, năng suất mỗi năm đạt khoảng 5.000-6.000 tấn/năm.
Ông Nguyễn Văn Đạt, trú tại thôn 9, xã Sơn Trường, cho biết: "Giống cam bù hiện được người dân tách, chiết từ những gốc cây của những thế hệ trước. Cây cam bù có thu nhập cao từ năm thứ 4 trở đi, khi đó cây sẽ mang lại trái ngọt cho người nông dân sau bao ngày chăm sóc.
Những vườn cam bù Hương Sơn chín vàng, ăn từng múi cam sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị của giống cam núi rừng. Ảnh: PV
Cây trưởng thành cho năng suất từ 150-250kg/gốc cam bù. Những gốc cam cho nhiều quả, bà con phải dựng hệ thống bằng tre bên cạnh để làm giảm áp lực lên cây cam, tránh việc gãy cành".
"Đon" cam bù dịp Tết để bán giá cao
Dù cam bù đã chín, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến giá cam xuống thấp, người dân trồng cam đành để đó chờ Tết để bán được giá cao hơn.
Ông Nguyễn Văn Đạt, trú tại thôn 9, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, cho biết: "Trước đây, ông cha chúng tôi đã có truyền thống trồng cam bù. Hiện nay, gia đình tôi có hơn 300 gốc cam, trồng trên diện tích gần 2 ha, bình quân tôi bỏ túi hơn 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Theo ông Nguyễn Văn Đạt (chủ vườn cam bù lớn ở huyện Hương Sơn), hiện cam đã chín chiến khoảng 80%, đang chờ dịp Tết Nguyên đán để cát bán. Ảnh: PV
Cây cam bù đã giúp người dân chúng tôi có nguồn thu nhập ổn định, có thêm chi phí để cho con em ăn học thành tài".
Năm nay, do dịch bệnh, giá cam chỉ dao động từ 15.000-20.000đồng/kg, trong khi năm trước giá lên đến 35.000-40.000đồng/kg. Hiện nay dù cam đã chín nhưng gia đình chưa bán, để gần Tết bán giá cao hơn".
Hiện nay, giá cam bù Hương Sơn chỉ khoảng 15.000-20.000đồng/kg, trong khi năm trước giá lên đến 35.000-40.000 đồng/kg. Ảnh: PV
Đang đi thăm vườn, anh Nguyễn Văn Quyền, thôn Kim Lộc, xã Kim Hoa, nói: "Gia đình tôi có 170 gốc cam bù đã chín, năng suất đạt khoảng hơn 10 tấn/năm. Hiện nay, gia đình tôi đã thu hoạch những quả cam nhỏ, ngoại hình không đẹp để bán trước. Những quả to, đẹp, chất lượng hơn tôi dành bán trong dịp Tết Nguyên đán để giá được cao hơn".
Ông Trần Văn Niềm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường cho hay: "Cam bù đã giúp bà con trong xã có nguồn thu nhập ổn định, có khoảng hơn 200 hộ trồng cam cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Đặc biệt, có những hộ gia đình năng suất cam đạt 20-25 tấn/năm, thu về hơn 700 triệu đồng/năm.
Ông Trần Văn Niềm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) thăm vườn cam bù của người dân. Ảnh" PV
Xác định cam bù là cây chủ lực phát triển kinh tế địa phương, chính quyền đặc biệt quan tâm. Chúng tôi đã vận động bà con sản xuất theo quy trình VietGAP, hiện nay đã có 15 tổ đủ điều kiện chứng nhận VietGAP. Định hướng đến cuối năm nay, bà con cùng chính quyền xã quyết tâm đưa cam bù Sơn Trường lên sàn giao dịch điện tử, để đầu ra của bà con được ổn định hơn".
Cam bù Hương Sơn có vị ngọt thanh, ít hạt, tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và khoáng chất, giúp thải độc tố,đẹp da, sáng mắt. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Văn Khanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn, cho biết: "Cam bù là loại cây đặc sản, mang lại nguồn thu nhập tốt cho bà con vì loại cây này chỉ phát triển tốt, cho chất lượng cao trên đất Hương Sơn, các vùng đất khác không có được. Không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo, cam bù còn giúp nông dân làm giàu. Những nơi trồng được cam bù, bà con đều có thu nhập tốt hơn những vùng khác.
Lấy loại cau rừng có cái tên lạ làm đũa, nông dân Hà Tĩnh "vót" ra tiền Người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) từ lâu nổi tiếng với sản phẩm đũa độc đáo từ cây cau rừng (cau nàng rưng). Đôi tay khéo léo của người dân đã làm ra những đôi đũa cau rừng bóng, đẹp đang gấp rút cung ứng ra thị trường cuối năm. Nghề làm đũa cau rừng (cau nàng rưng) ở...