Ông Nguyễn Xuân Anh vắng mặt trong hoạt động của HĐND Đà Nẵng
Chương trình HĐND TP Đà Nẵng với cử tri sáng nay 14/11 không có sự tham dự của ông Nguyễn Xuân Anh – Chủ tịch HĐND thành phố, người đã chủ trì Chương trình HĐND TP với cử tri đầu tiên được tổ chức trước kỳ họp thứ 4 của HĐND TP hồi tháng 7/2017 vừa qua.
Ông Nguyễn Xuân Anh – Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng vắng mặt trong Chương trình HĐND TP Đà Nẵng với cử tri sáng nay 14/11
Theo ông Nguyễn Nho Trung – UV Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND thành phố, do ông Nguyễn Xuân Anh xin nghỉ vì việc gia đình, nên ông Trung thay ông Anh chủ trì chương trình.
Như Dân trí đã đưa tin, tháng 10/2017 vừa qua, Ban Chấp hành TW Đảng đã kỷ luật cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Xuân Anh. Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng đã có quyết định ông Trương Quang Nghĩa – tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố thay ông Nguyễn Xuân Anh.
Tại cuộc họp báo thường kỳ mới đây của UBND TP, ông Huỳnh Đức Thơ – Phó Bí thư Thành Ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, việc xử lý tiếp theo các chức vụ còn lại của ông Nguyễn Xuân Anh đang được thực hiện các bước theo đúng quy trình.
Tâm An
Theo Dantri
Bộ trưởng Giao thông được phân công làm Bí thư Đà Nẵng
Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa (59 tuổi) giữ chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng sau khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cắt chức.
Sáng 7/10, quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã được công bố tại Thành uỷ Đà Nẵng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Anh có mặt tại buổi công bố quyết định và được giới thiệu là nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính đã trao quyết định, tặng hoa và phát biểu chúc mừng ông Nghĩa.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (bìa trái) trao quyết định của Bộ Chính trị và chúc mừng ông Trương Quang Nghĩa. Ảnh: C.T.V
Ông Trương Quang Nghĩa nói cảm thấy vinh dự khi được phân công nhiệm vụ mới, nguyện nỗ lực hoàn thành trọng trách và mong Đảng bộ, nhân dân, Thành ủy Đà Nẵng hỗ trợ, giúp đỡ. Ông Nghĩa cũng kêu gọi đoàn kết, nhất trí thực hiện các nhiệm vụ của thành phố trong năm 2017, nhất là tổ chức thành công APEC.
Vào chiều qua 6/10, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12.
Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ (bìa trái) và Phó bí thư Thành uỷ Võ Công Trí tặng hoa tân Bí thư. Ảnh: Thanh Tùng
Kinh nghiệm phụ trách công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở Đà Nẵng
Ông Trương Quang Nghĩa có 16 năm công tác trong quân đội và từng tham gia ban lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.
Vào tháng 5/2008, Ban bí thư đã điều động ông từ vị trí Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex vào giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2005-2010 (phụ trách công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng).
Ông giữ vị trí này đến tháng 9/2010, khi quay ra Hà Nội giữ chức Phó bí thư Đảng ủy sau đó là Bí thư Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương. Tháng 6/2012, ông được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La.
Ông Nghĩa là em trai của ông Trương Quang Được - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội.
Năm 1994, Bộ Chính trị đã phải điều động ông Mai Thúc Lân (lúc này là Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế ngân sách) vào thay thế Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Đà Nẵng Nguyễn Văn Chi (bố của ông Nguyễn Xuân Anh), ông Trương Quang Được (Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) thay Chủ tịch UBND tỉnh do "tình hình nội bộ Đảng bộ tỉnh không tốt, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tỉnh".
Năm 1996, khi chia tách Quảng Nam - Đà Nẵng, ông Trương Quang Được làm Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, ông Mai Thúc Lân giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam.
Hơn một năm làm Bộ trưởng Giao thông của ông Trương Quang Nghĩa
Tháng 4/2016, khi được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Trương Quang Nghĩa đã khẳng định, trong công tác đầu tư, ông sẽ giữ nguyên tắc chi tiêu một đồng tiền của nhân dân đều phải cân nhắc, có trách nhiệm, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Trong chuyến đi thị sát thực tế công trường dự án cầu Ghềnh mới giữa tháng 4/2016, khi nghe đơn vị thi công cầu Ghềnh báo "tiền đã về đến kho bạc" mà không tiêu được, Bộ trưởng Nghĩa yêu cầu các đơn vị cần tạo điều kiện cho nhau, tuyệt đối không có tư tưởng "có một tí phong bì, cái nọ cái kia mới làm".
Báo cáo trước Quốc hội vào cuối tháng 5/2017, Bộ trưởng Giao thông thẳng thắn nhìn nhận, đường sắt Việt Nam đi từ hiện đại xuống lạc hậu. Vì vậy, ông đề nghị cần có chính sách đầu tư cần cụ thể hơn, như quy định mức tối thiểu đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế, quyết định tỷ trọng đầu tư xây dựng đường sắt trong tổng mức đầu tư công cho ngành giao thông vận tải.
Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa. Ảnh: QH
Trong hơn một năm giữ cương vị Bộ trưởng Giao thông, ông Nghĩa quan tâm nhiều đến việc triển khai dự án cao tốc Bắc Nam, cụ thể là chỉ đạo nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền nhiều phương án đầu tư tuyến cao tốc này. Bộ trưởng Nghĩa cũng đốc thúc thanh kiểm tra và quyết toán, giảm phí nhiều dự án BOT, đồng thời chỉ đạo không tiến hành đầu tư các dự án BOT trên các tuyến quốc lộ độc đạo.
Trước thực trạng sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ mở rộng sân bay, đáp ứng công suất từ 43-45 triệu hành khách mỗi năm, đồng thời xóa bỏ hình ảnh sân golf thông thoáng bên cạnh một sân bay bề bộn, ách tắc. Liên quan đến nội dung này, tháng 6/2017, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho hay, phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc là không khả thi với nhiều lý do: Chi phí giải phóng mặt bằng, ô nhiễm tiếng ồn và nhiều vấn đề khác...
Thủ tướng sau đó đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì thuê tư vấn chuyên ngành nước ngoài có đủ năng lực, kinh nghiệm để khảo sát, nghiên cứu đề xuất các phương án mở rộng sân bay này cả về phía Bắc (khu vực sân golf) và phía Nam, nâng tổng công suất đạt khoảng 45 triệu khách/năm.
Liên quan đến dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang), phát biểu tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 15/8, Bộ trưởng Nghĩa cho hay trong quá trình Bộ Giao thông và địa phương lập dự án đã lấy ý kiến đầy đủ các bên liên quan. "Đến nay, khi xảy ra sự việc liên quan đến trạm thu phí Cai Lậy, nhiều người chỉ nghĩ đến nhà đầu tư, tôi đề nghị nhìn khách quan hơn, trước hết phải là địa phương và Bộ Giao thông", ông Nghĩa nói.
Lãnh đạo Bộ Giao thông cho hay, trưa cùng ngày, có người gọi điện thoại cho ông đề nghị thanh tra dự án Cai Lậy, tuy nhiên ông cho rằng "cách thức tiếp cận như vậy thiếu công bằng".
Ông Trương Quang Nghĩa năm nay 59 tuổi, là Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11, 12, đại biểu Quốc hội khóa 14.
Tháng 3/2015, Bộ Chính trị điều động ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La, giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Trong kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 4/2016, ông Trương Quang Nghĩa được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải
Nguyễn Đông - Hoàng Thuỳ
Theo VNE
Bí thư Đà Nẵng: "Tôi và anh Thơ không có lợi ích riêng khi xây hầm qua sông Hàn" "Chúng tôi chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Mọi người hãy xem công trình có ảnh hưởng lợi ích người dân, có ảnh hưởng môi trường không,... Xem chúng tôi có vì lợi ích chung hay không? Tôi và anh Thơ (ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) không có lợi ích riêng khi xây dựng công...