Ông Nguyễn Văn Bình: Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét
Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, khẳng định rằng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét hơn, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đồng bộ, đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ban Kinh tế Trung ương (30-9-1950 – 30-9-2020), ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương trong việc tham mưu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị (khóa XII), nhiệm kỳ 2016-2020 ban hành một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Theo ông Nguyễn Văn Bình, trong thế giới ngày nay, mặc dù chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch những năm gần đây đang nổi lên, phần nào cũng có ảnh hưởng nhưng có thể khẳng định rằng toàn cầu hóa và tự do thương mại, đầu tư vẫn là xu thế bao trùm trên toàn cầu. Do vậy, thế giới ngày càng phẳng hơn.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình trao đổi với báo chí
Trong thế giới phẳng đó, sức mạnh, sức cạnh tranh của mỗi quốc gia không chỉ thể hiện ở những giá trị kinh tế mà quốc gia đó đang có mà quan trọng và quyết định là sức cạnh tranh, tính ưu việt của thể chế phát triển kinh tế mà quốc gia đó có được.
Video đang HOT
“Do vậy, Đảng ta nhất quán xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa thường xuyên của Đảng. Trong nhiệm kỳ vừa qua, được sự phân công và dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương được giao chủ trì tham mưu, xây dựng một số Nghị quyết quan trọng vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài vừa trực tiếp tháo gỡ những vướng mắc, ách tắc, đồng thời khơi dậy mọi nguồn lực to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội, cho phát triển lực lượng sản xuất” – ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhắc đến một số Nghị quyết quan trọng như, Nghị quyết số 11-NQ/TW Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 10-NQ/TW Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia; Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển năng lượng quốc gia.
Theo ông Nguyễn Văn Bình, với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo các Nghị quyết nêu trên, Ban Kinh tế Trung ương đã vượt qua các khó khăn, thách thức để hoàn thành. Đặc biệt là 3 Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII gồm: Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước được đánh giá là các Nghị quyết vừa có ý nghĩa nền tảng vừa đổi mới, tạo bước đột phá trong hoàn thiện thể chế kinh tế.
Đi sâu vào quá trình soạn thảo 3 Nghị quyết này, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết Đảng ta đã xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong suốt 35 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng chăm lo xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và coi đây là nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đột phá.
“Đến nay, có thể khẳng định rằng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét hơn, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đồng bộ, đầy đủ và hoàn thiện hơn. Nhờ đó, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và xem là hình mẫu của các nước đang phát triển mà như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói “chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ tốt đẹp như ngày nay”"- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bình, đây là mô hình chưa có tiền lệ trên thế giới, do vậy, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tránh khỏi các ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, có lúc khá gay gắt. Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên chống phá, xuyên tạc, kích động.
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các ý kiến hoài nghi nếu vận hành đầy đủ, đồng bộ các quy luật kinh tế thị trường thì khó giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa; có ý kiến tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế nhà nước, e ngại, dè dặt đối với kinh tế tư nhân. Ngược lại, có ý kiến lại tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tư nhân, cho rằng kinh tế tư nhân sẽ quyết định tất cả và do vậy phải là động lực duy nhất, trong khi nghi ngờ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, nhất là trong bối cảnh một số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả. Có ý kiến quá đề cao vai trò của nhà nước và xem nhẹ vai trò của thị trường và xã hội; ngược lại có ý kiến lại tuyệt đối hóa vai trò của thị trường và xã hội, cho rằng thị trường quyết định tất cả, xem nhẹ vai trò quản lý, điều tiết, dẫn dắt của nhà nước…
Do vậy, để đi đến thống nhất nhận thức, ông Nguyễn Văn Bình đánh giá là rất khó khăn, phức tạp, phải giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển, giữa kiên định và đổi mới trên cơ sở phải thấm nhuần sâu sắc những nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm xuyên suốt của Đảng nhất là cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời, phải nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết thực tiễn đổi mới ở nước ta, bảo đảm vững chắc định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Xây dựng đảo tiền tiêu vững chắc về quốc phòng
Giữ vững quốc phòng, an ninh (QPAN); phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục nhận thức tư duy kinh tế đơn thuần dẫn tới thiếu quan tâm đến QPAN.
Đó là quan điểm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QPQSĐP) trên địa bàn huyện Lý Sơn trong thời gian đến.
Là địa bàn trọng yếu, chiến lược về QPAN, trong những năm qua, huyện Lý Sơn đã dành nhiều nguồn lực cho lĩnh vực QPQS. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhanh chóng của huyện đảo, lĩnh vực này đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể là việc phối hợp, tham mưu thẩm định các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế gắn với QPAN và QPAN với kinh tế có dự án chưa chặt chẽ. Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin, nắm tình hình địa bàn có thời điểm chưa kịp thời... Do đó, vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ QPAN trong những năm đến đã được LLVT huyện nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp phù hợp với tình hình mới.
Lực lượng vũ trang huyện Lý Sơn diễn tập thực binh.
Theo Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lý Sơn, Thượng tá Hồ Ngọc Hiên, trên cơ sở quy hoạch tổng thể của huyện, mỗi dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với QPAN phải đảm bảo các điều kiện cơ bản về yêu cầu phát triển bền vững; tính lưỡng dụng; không phá vỡ thế trận phòng thủ và phải giữ được cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa... Huyện Lý Sơn phải thực hiện tốt phương châm "mỗi bước phát triển kinh tế là một bước củng cố tiềm lực QPAN" và ngược lại.
Tuy diện tích nhỏ và dân số không nhiều, nhưng huyện Lý Sơn có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng về QPAN; được xem là lá chắn, phên dậu vững chắc trên Biển Đông để bảo vệ khu vực duyên hải miền Trung của Việt Nam. Dự báo tình hình thế giới, khu vực, nhất là trên Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... là những thách thức lớn, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu cao hơn trong nhiệm vụ quốc phòng.
"Để thực hiện có hiệu quả công tác QPQSĐP trong giai đoạn mới, huyện Lý Sơn sẽ quán triệt sâu sắc Kết luận 57 của Bộ Chính trị về "Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh"; Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"... Từ đó, xác định rõ QPAN là chủ thể để kết hợp. Tuy nhiên, không tuyệt đối hóa, để đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư; khắc phục nhận thức, tư duy kinh tế đơn thuần dẫn tới thiếu quan tâm QPAN", Thượng tá Hồ Ngọc Hiên nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, huyện Lý Sơn cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng trong khu vực phòng thủ và các cơ quan chức năng trong dự báo, chia sẻ thông tin... để kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, xử lý hiệu quả các tình huống, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ. Điều đặc biệt là, cần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng về chủ quyền biển đảo; cốt cách, phong tục, tập quán tốt đẹp của người dân Lý Sơn để tạo nên "thế trận lòng dân" vững chắc.
Bí thư Huyện ủy Lý Sơn Nguyễn Viết Vy cho biết: Trong những năm đến, huyện chú trọng phát triển kinh tế, nhất là kinh tế du lịch. Qua đó, tăng cường đối ngoại nhân dân để du khách quốc tế hiểu thêm về lịch sử biển đảo, về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Huyện xác định đảm bảo QPAN là nhiệm vụ hàng đầu. Các dự án đầu tư phải được xem xét một cách kỹ lưỡng về thủ tục pháp lý, quy mô, lĩnh vực... không được ảnh hưởng đến đất quốc phòng, đến việc thực hiện nhiệm vụ QPQSĐP và công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn...
Huyện Quan Hóa thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở huyện Quan Hóa đã, đang mang lại hiệu quả thiết thực trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, được đông đảo các tầng lớp Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tạo nên sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ...