Ông Nguyễn Quốc Hùng: Chưa ngân hàng nào vượt trần tín dụng dù cho vay tăng gần 30%
Các ngân hàng thương mại vẫn đề xuất được nới thêm tín dụng nhưng việc xét duyệt nới chỉ tiêu tín dụng với các ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố.
Sau 9 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng tăng trưởng cho vay cao 20-28%. Đơn cử, Techcombank công bố dư nợ cho vay tăng 28,5% đạt 205.317 tỷ đồng đến cuối tháng 9, cao nhất trong số ngân hàng. Cho vay khách hàng, theo báo cáo tài chính của VIB, tăng 28% lên 123.223 tỷ đồng, tương đương 90% kế hoạch đề ra đầu năm. Nhiều ngân hàng khác cũng có dư nợ cho vay cũng tăng trên 20% như OCB, TPBank.
Nhận định với Người Đồng Hành về diễn biến trên tại một số ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho biết phần lớn ngân hàng tăng trưởng cho vay cao đều có quy mô tài sản không quá lớn. Tác động của tăng trưởng cho vay mỗi nhà băng đối với hệ thống sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng tuyệt đối dư nợ.
“Có những ngân hàng nhỏ tăng dư nợ đến 30-40% cũng chỉ thêm 1.000-2.000 tỷ đồng, tỷ trọng ảnh hưởng vào hệ thống chung quy không lớn. Ngược lại với các ngân hàng lớn như Agribank chỉ cần tăng 10% là dư nợ toàn hệ thống đã tăng 100.000 tỷ đồng”, ông Hùng lấy ví dụ.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng, Vụ tín dụng NHNN. Ảnh: VNF.
Thống kê đến cuối tháng 6 cho thấy BIDV, Agribank, Vietcombank và VietinBank vẫn là 4 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống trên 1,1 triệu tỷ đồng. Xét về dư nợ, BIDV đứng đầu với 1,065 triệu tỷ đồng, theo sau là Agribank hơn 1,05 triệu tỷ đồng. Các ngân hàng như Techcombank, ACB, MB, SHB… xếp vào nhóm giữa về tổng tài sản, quanh mức 40.000 tỷ đồng.
Ông Hùng cho biết thêm 9 tháng đầu năm, các ngân hàng lớn như Agribank, VietinBank chỉ tăng trưởng cho vay khoảng 6% và theo ông “đây là mức thấp”.
Về chỉ tiêu riêng của mỗi ngân hàng được NHNN giao từ đầu năm, theo lãnh đạo Vụ Tín dụng, hạn mức cấp tín dụng phê duyệt bao gồm cho vay, đầu tư trái phiếu, bảo lãnh… Con số tăng trưởng cụ thể với mỗi ngân hàng được cân nhắc dựa trên tình hình tài chính và nhiều yếu tố.
Với những ngân hàng đạt chuẩn Basel II, về nguyên tắc thị trường, mỗi ngân hàng được toàn quyền quyết định tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên hiện nay, NHNN vẫn phải xem xét kiểm soát để điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tính toán ảnh hưởng chung đến tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống.
Lãnh đạo Vụ Tín dụng cho hay chưa có ngân hàng nào vượt chỉ tiêu mà NHNN phê duyệt. “Ngân hàng nào vượt chắc chắn sẽ bị xử lý, vì điều này là NHNN kiểm soát”, ông Hùng nói.
Ngân hàng muốn được nới trần tín dụng cần nhiều yếu tố
Video đang HOT
Năm 2019, NHNN có những động thái kiểm soát dòng vốn tín dụng ra nền kinh tế bằng việc đặt chỉ tiêu tăng tưởng toàn ngành ở mức 14%, thấp hơn năm 2018. Tuy nhiên, sau nửa năm, trước tình trạng một số nhà băng chạm trần chỉ tiêu tín dụng được giao, trong khi số khác lại ghi nhận mức tăng trưởng thấp, NHNN lại có một số động thái “bật đèn xanh” khi nới thêm chỉ tiêu cho một số ngân hàng. ACB, MB, Techcombank từng được nới chỉ tiêu tăng trưởng từ 13% lên 17%, VPBank được tăng từ 12% lên 16%…
Các ngân hàng được nới tín dụng đều ghi nhận dư nợ tăng nhanh trong quý III. Đơn cử, Techcombank cho vay tăng hơn 20.000 tỷ đồng, tương đương 12% hay VIB tăng hơn 36.000 tỷ dư nợ, tương đương 19%.
Ông Hùng cho biết việc nới chỉ tiêu tín dụng tại các ngân hàng được cân nhắc, xem xét trên nhiều yếu tố trên cơ sở an toàn chung của hệ thống. NHNN vẫn xét duyệt theo đợt. “Các ngân hàng thương mại vẫn đề xuất được nới thêm tín dụng nhưng NHNN phải đặt trong bối cảnh chung, căn cứ theo thực tế nền kinh tế, an toàn hệ thống và dựa trên nguồn vốn, thanh khoản và hệ số CAR các đơn vị”, ông Hùng cho hay.
Việc tăng lãi suất, phá vỡ mặt bằng chung trên thị trường là không phù hợp. Ảnh: VNF.
Các ngân hàng muốn cải thiện nguồn vốn bằng cách nâng lãi suất để huy động nguồn tiền đó tăng hạn mức cho vay sẽ không được nới tín dụng và có thể bị xem xét lại chỉ tiêu. Ông đề cập các ngân hàng muốn nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cần phải đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR), an toàn thanh khoản, đồng thời phải kiểm soát được nợ xấu và không còn nợ ở VAMC, “cùng nhiều thứ nữa mà bản thân ngân hàng phải tự xử lý được”.
“Việc tăng lãi suất, phá vỡ mặt bằng chung trên thị trường là không phù hợp”, ông Hùng khẳng định.
Trên thị trường, từ giữa tháng 8, lãi suất huy động trong nhóm các ngân hàng thương mại có quy mô vừa và nhỏ có chiều hướng tăng. Mức lãi suất cho các kỳ hạn dài trên 6 tháng đã được đẩy lên mức cao nhất 8,5-9%/năm. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị có sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất huy động tới 9-10,2%/năm với kỳ hạn dài như SHB, Bản Việt…
Nhìn chung, ông Hùng khẳng định các chỉ tiêu tại mỗi ngân hàng sẽ được cân nhắc công bằng, xây dựng cơ sở bình đẳng và đảm bảo vững chắc hệ thống.
Theo thông tin từ NHNN, đến 4/10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với đầu năm. Trong khi đó, 9 tháng đầu 2018, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tín dụng tăng 9,52%. Đến tháng 10/2018, con số này là 10,5%, theo công bố tại họp báo Chính phủ thường kỳ.
Theo Lê Hải
Người đồng hành
VietinBank 9 tháng: Lợi nhuận đứng top 4, chưa thấy "tăm hơi" cổ tức
Đang trong thế kẹt tăng vốn nên tín dụng 9 tháng đầu năm của VietinBank chỉ tăng 4%. Dù vậy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này vẫn đạt 8.456 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái và đứng thứ tư toàn hệ thống. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, cổ đông VietinBank vẫn chưa được nhận cổ tức.
Lợi nhuận của VietinBank đang cải thiện nhưng "cửa" tăng vốn vẫn chưa sáng sủa
9 tháng hoàn thành 89% kế hoạch năm
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ quý 3/2019 với hầu hết các mảng kinh doanh của ngân hàng này đều khởi sắc.
Báo cáo tài chính cho thấy, tín dụng vẫn là mảng lại nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng. Tính đến 30/9/2019, tín dụng của VietinBank chỉ tăng 4% - tốc độ tăng gần thấp nhất hệ thống. Nguyên nhân là ngân hàng này đang trong thế kẹt tăng vốn, hệ số an toàn vốn (CAR) đang ở mức tối thiểu khiến ngân hàng không thể đẩy mạnh cho vay.
Riêng trong quý III, thu nhập lãi thuần của BIDV đạt 8.330 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng rất mạnh gần 39%, lên 1.091 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối gấp tới 2,2 lần cùng kỳ, đạt 402 tỷ đồng - ngược lại với cảnh thua lỗ của đa số ngân hàng khác. Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh kỳ này mang về cho ngân hàng 176 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước (177 tỷ đồng). Mua bán chứng khoán đầu tư lãi hơn 23 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước, mảng này lỗ tới 28 tỷ đồng.
Trong quý 3, chỉ có hai mảng đi xuống là hoạt động góp vốn mua cổ phần (giảm 20%) và hoạt động khác (giảm 52,7%).
Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 24.506 tỷ đồng, tăng trưởng 11,7%. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 3.047 tỷ đồng, tăng trưởng 53,4% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.189 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần đạt 511 tỷ đồng tăng gần 55%.
Trong 9 tháng, một số mảng kinh doanh sút giảm so với cùng kỳ năm ngoái là: Mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 219 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 102 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán kinh doanh 9 tháng đầu năm, mảng này báo lãi 312 tỷ đồng, giảm 20,2%. Lãi thuần từ hoạt động khác đạt 602 tỷ đồng, giảm gần 55% so với cùng kỳ.
Kết thúc 3 quý đầu năm, chi phí hoạt động của ngân hàng hầu như đứng im nhưng dự phòng rủi ro tăng mạnh 30,6%, đứng ở mức 10.882 tỷ đồng
Sau khi trừ đi chi phí dự phòng rủi ro và chi phí khác, lợi nhuận trước thuế của VietinBank trong quý 3/2019 đạt 3.121 tỷ đồng, tăng tới 34%.
Lũy kế 9 tháng năm nay, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 8.456 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 89% kế hoạch lợi nhuận năm (9.500 tỷ đồng). Với mức lợi nhuận này, VietinBank đang đứng thứ tư toàn hệ thống, sau Vietcombank, Agribank và Techcombank.
Tính đến hết ngày 30/9/2019, tổng tài sản của VietinBank ở mức trên 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 3,3% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi của khách hàng tăng 4,8%, đạt 865.466 tỷ đồng. Trong cơ cấu tiền gửi, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng chiếm gần 15%.
Về chất lượng tín dụng, tại thời điểm 30/9, VietinBank có hơn 14 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng nhẹ 2,7% so với đầu năm song xét về tỷ lệ lại giảm nhẹ so với đầu năm nay, hiện ở mức 1,56%. Nợ có khả năng mất vốn là 8.831 tỷ đồng, chiếm 62,8% tổng nợ xấu.
Chưa thấy tăm hơi cổ tức
Dù lợi nhuận đã khởi sắc hơn so với năm ngoái song đến nay cổ đông VietinBank vẫn chưa được nhận cổ tức của năm 2017 và 2018. Mới đây, BIDV cũng đã công bố chi trả cổ tức năm 2017 và 2018 với tỷ lệ 7% cho mỗi năm.
Theo phương án được Đại hội cổ đông VietinBank thông qua trước đây, cổ tức năm 2017 sẽ được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%-7% song đến nay vẫn chưa thực hiện. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 tổ chức đầu năm nay, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank cho biết đang xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước hai phương án phân phối lợi nhuận trong ba năm 2017-2019. Trong đó, nhà băng này đề xuất được chia toàn bộ cổ tức bằng cổ phiếu hoặc giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tăng vốn trong cả ba năm.
Ông Thọ cho biết VietinBank "bắt buộc phải tăng vốn thành công" bởi nếu theo chuẩn Basel II, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng sẽ tụt xuống dưới 8%, tức không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu.
Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Thống đốc cho hay, dù sức khỏe toàn hệ thống được cải thiện, việc tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước rất khó khăn (nhất là với Agribank và VietinBank), ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng cho nền kinh tế.
NHNN đã tích cực phối hợp với Bộ Tài chính để xử lý vấn đề tăng vốn, đồng thời có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo, đề xuất việc xử lý tài chính đặc thù liên quan đến cổ phần hóa Agribank, song chưa được giải quyết.
Để sớm xử lý bài toán vốn của các ngân hàng, NHNN đề xuất Chính phủ kiến nghị Quốc hội sửa đổi Nghị quyết số 25/2016/QH14, Nghị quyết số 26/2016/QH14, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 hoặc ban hành Nghị quyết mới theo hướng cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc).
Thùy Liên
Theo baodautu.vn
Lợi nhuận Vietinbank phục hồi Các khoản thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 39% trong quý 3 giúp Vietinbank có kết quả kinh doanh khả quan. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019 trong đó dư nợ cho vay khách hàng chỉ tăng 3,9% so với thời điểm...