Ông Nguyễn Quang Tuấn từng làm ‘trái quy trình’ để cứu sống bệnh nhân
Một bệnh nhân từng được ông Nguyễn Quang Tuấn cứu sống nhờ làm “trái quy trình” đã viết tay lá đơn gửi đến tòa, với mong muốn giảm nhẹ hình phạt cho cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.
Chiều 18.4, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án vi phạm đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện (BV) Tim Hà Nội và một số đơn vị liên quan.
Trong phần tranh luận, sau khi đại diện viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt ông Nguyễn Quang Tuấn, cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội 4 – 5 năm tù về tội vi phạm quy định gây hậu quả nghiêm trọng, luật sư của bị cáo này đã bào chữa cho thân chủ.
Cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn. Ảnh PHÚC BÌNH
Cựu giám đốc BV làm sai chỉ vì không cứng nhắc?
Bào chữa cho bị cáo Tuấn, luật sư Bùi Đình Ứng cho biết, với gói thầu số 5 năm 2016, ông đồng tình với cáo buộc của viện kiểm sát về việc các bị cáo triển khai đấu thầu nhằm hợp thức thanh toán vật tư cho Công ty Hoàng Nga và Hoàng Kim Phát là sai. Dù vậy, luật sư đề nghị cân nhắc một số yếu tố như kiến thức của bị cáo về đấu thầu còn yếu kém, pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập…
Với 4 gói thầu chỉ định năm 2017, giống với thân chủ, luật sư Ứng nhắc đến bối cảnh “cấp bách” ở thời điểm đó. Khi ấy, vật tư, hóa chất đang thiếu rất trầm trọng mà việc đấu thầu tập trung của Hà Nội chưa có kết quả, BV Tim Hà Nội đã liên tục có văn bản báo cáo cấp thẩm quyền, đề nghị được mua sắm khẩn cấp. Thực tế cho thấy, việc chỉ định thầu không chỉ để hợp thức thanh toán cho các doanh nghiệp mà còn để phục vụ nhu cầu cứu chữa bệnh nhân đang rất lớn.
Xem nhanh 20h ngày 18.4: Ông Nguyễn Quang Tuấn hối lỗi | Hé lộ án mạng trong ô tô ở hầm chung cư
Viện dẫn nhiều căn cứ, luật sư cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm của cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội là nóng vội, sợ BV rơi vào tình trạng không còn vật tư, hóa chất để cứu chữa cho bệnh nhân. “Nếu cứng nhắc và nguyên tắc, bị cáo có thể ngừng cấp cứu, ngừng tiếp nhận bệnh nhân khi hết vật tư, để chờ kết quả đấu thầu tập trung, sai phạm đã không xảy ra”, luật sư nói, và nhận định với tinh thần y đức thì bị cáo Tuấn đã không làm như vậy.
Luật sư khẳng định giữa bị cáo Tuấn cùng nhóm cán bộ BV Tim Hà Nội và nhóm bị cáo thuộc nhà thầu không hề có sự thỏa thuận ăn chia, lợi ích vật chất. Việc ông Tuấn được bị cáo Nguyễn Đức Đảng, Chủ tịch Công ty Hoàng Nga, biếu quà dịp tết với tổng số 10.000 USD chỉ là “quan hệ đối ngoại”. Tất nhiên, bị cáo phải chịu trách nhiệm về việc hưởng lợi bất chính số tiền này.
Luật sư Bùi Đình Ứng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quang Tuấn. Ảnh PHÚC BÌNH
Bối cảnh sai phạm “tiến thoái lưỡng nan”
Đáng chú ý, trong phần bào chữa, luật sư Bùi Đình Ứng đề cập tới lá đơn viết tay của một bệnh nhân từng được ông Nguyễn Quang Tuấn cứu sống, nội dung mong muốn giảm nhẹ hình phạt đối với cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội. Lá đơn này đã được gửi cho HĐXX.
Theo đơn, bệnh nhân trên là ông Lương Minh Kỷ (72 tuổi, trú tại Hải Dương). Năm 2014, ông Kỷ nhập viện cấp cứu vì nhồi máu cơ tim, tính mạng sức khỏe “ngàn cân treo sợi tóc”. Khi ấy, ông Tuấn đã trực tiếp có mặt, quyết định mổ cho ông Kỷ ngay tại giường bệnh, bỏ qua các bước thủ tục thông thường. Nhờ vậy, ông Kỷ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, dù gia đình đã chuẩn bị tinh thần lo hậu sự.
Ông Kỷ viết: “Không chỉ bản thân mà rất nhiều bệnh nhân khác cũng từng được ông Tuấn cứu sống, vì vậy tha thiết đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho cựu giám đốc, để bị cáo có cơ hội sớm trở về phục vụ xã hội”.
Thông qua lá đơn trên, luật sư Ứng cho rằng bị cáo Tuấn đã từng làm sai quy trình để giữ lại mạng sống cho người bệnh. Nếu theo đúng quy trình, bệnh nhân sẽ phải nhập viện, thăm khám, chỉ định… rồi mới phẫu thuật; nhưng nhờ quyết định mang tính đột phá của bị cáo, bệnh nhân đã thoát khỏi cửa tử. Ngược lại, nếu làm đúng quy trình, rất có thể tính mạng bệnh nhân đã gặp nguy hiểm.
Từ câu chuyện này, luật sư nói việc chỉ định các gói thầu năm 2017 dù có thể không đúng quy trình nhưng cần được xem xét trong bối cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, đó là nhu cầu cứu chữa người bệnh rất lớn mà vật tư y tế lại đang thiếu.
Xét xử cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội: Đề nghị triệu tập thêm thành viên Hội đồng định giá tài sản
Sáng 17/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Quang Tuấn (SN 1967, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cựu Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội) về tội "Vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị cáo Nguyễn Quang Tuấn từng là Giám đốc hai bệnh viện lớn. Sau khi rời Bệnh viện Tim Hà Nội, bị cáo Nguyễn Quang Tuấn làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
Cùng hầu tòa về tội danh trên là 11 bị cáo khác, trong đó có bị cáo Hoàng Thị Ngọc Hưởng (cựu Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội), Nguyễn Thị Dung Hạnh (cựu Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính - kế toán, Bệnh viện Tim Hà Nội), Đoàn Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh (cùng là cựu Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng vật tư, Bệnh viện Tim Hà Nội).
Bảy bị cáo còn lại là các cựu lãnh đạo, nhân viên của Công ty Kim Hòa Phát, Công ty cổ phần đầu tư và định giá AIC, Công ty cổ phần thiết bị y tế Hoàng Nga.
Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn (Chánh Tòa hình sự, TAND TP Hà Nội) làm chủ tọa phiên tòa. Nguyên đơn dân sự là Bệnh viện Tim Hà Nội. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là Công ty cổ phần Đầu tư và định giá AIC và hai cá nhân khác ở Hà Nội.
Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn.
Tại phần khai mạc, chủ tọa phiên tòa thông báo, có một kiểm sát viên thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử vắng mặt do bị ốm. Tuy nhiên, việc vắng mặt của một kiểm sát viên không ảnh hưởng tới quá trình xét xử vụ án, vì các kiểm sát viên khác vẫn thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử vụ án bình thường.
Cựu Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Hoàng Thị Ngọc Hưởng.
Ngoài sự vắng mặt của một kiểm sát viên, còn vắng mặt một số thành phần tham gia tố tụng khác.
Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa cho biết, tại phiên tòa này, có một số người làm chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt. Nhưng trong quá trình điều tra, họ đã có lời khai tại cơ quán điều tra nên việc vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến quá trình xét xử.
Luật sư tham dự phiên tòa đề nghị triệu tập thêm thành viên của Hội đồng định giá tài sản để làm rõ kết luận nội dung liên quan đến thẩm định giá tài sản vật tư y tế được nêu trong kết luận điều tra và cáo trạng.
Liên quan đến nội dung này, đại diện Viện kiểm sát cho rằng, vụ án được xét xử nhiều ngày nên trong quá trình xét xử, nếu thấy cần thiết thì tiếp tục triệu tập họ đến phiên tòa.
Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đồng quan điểm với đại diện Viện kiểm sát và quyết định tiếp tục xét xử.
Cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn phân trần về sai phạm Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cùng các cựu lãnh đạo, cán bộ BV đã can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, cùng các bị cáo thuộc Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát thực hiện nhiều sai phạm từ khâu lập hồ sơ thầu, đơn giá, chủng loại, số lượng vật...