Ông Nguyễn Hồng Lĩnh được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
Tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã bầu ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nhiệm kỳ 2016 – 2020.
Dưới sự điều hành của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã họp kỳ thứ 14 để tiến hành miễn nhiệm, bầu cử các chức danh do HĐND tỉnh bầu.
Theo Báo Chính Phủ, ngày 17/4, tại kỳ họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành miễn nhiệm và biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh để nhận nhiệm vụ mới.
Tiếp đó, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã bầu ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nhiệm kỳ 2016 – 2020. Đồng thời biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết xác nhận kết quả bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Hồng Lĩnh.
Kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Đồng thời, các đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh cũng tiến hành miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh Hà Tĩnh đối với ông Nguyễn Phi Quang, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh và ông Hồ Quang Minh, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Tĩnh. Bầu bổ sung chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đối với bà Phan Thị Tố Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh và ông Thái Phúc Sơn, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Tĩnh.
Video đang HOT
Được biết, ông Nguyễn Hồng Lĩnh sinh ngày 17/11/1969, quê quán phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Trình độ học vấn: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Tiến sĩ Kinh tế. Trước đó, ông Lĩnh từng giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Vũ Quang, Bí thư Huyện ủy Vũ Quang, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh./.
L. Chung
Nhu cầu gạo tăng, Bộ Nông nghiệp quyết bảo vệ 1,1 triệu ha lúa xuân
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, diễn biến phức tạp của thời tiết - là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại trên lúa, các địa phương cần tăng cường công tác kiểm soát, bảo vệ bằng được diện tích lúa đông xuân và các cây rau màu khác, đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn phức tạp.
Bệnh đạo ôn đe dọa
Tỉnh Nghệ An chủ động đẩy lịch thời vụ cấy lúa xuân lên sớm nên hiện tại, 91.673ha diện tích lúa xuân của tỉnh đang phát triển khá tốt. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đáng lo ngại là hiện trên địa bàn tỉnh có 1.700ha lúa bị bệnh đạo ôn lá, trong đó có 222ha nhiễm nặng, trong khi đó, phần lớn diện tích lúa trổ bông trong tháng 4 nên nguy cơ lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông rất cao.
Nông dân ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) chăm sóc lúa xuân. Ảnh: T.L
"Ngoài ra, diện tích lúa của tỉnh có trên 55% là lúa chất lượng cao, là những giống lúa mẫn cảm với tình hình thời tiết, dịch bệnh nên chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương, ngành chuyên môn phải kiểm soát chặt chẽ tình hình phát sinh, gây hại của dịch bệnh" - ông Hiếu cho biết.
Ông Hiếu cho hay, ngoài việc khuyến cáo người dân thực hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng", ngành chức năng còn yêu cầu bà con phải dùng thuốc sát đối tượng.
Cũng rất lo lắng bệnh đạo ôn cổ bông có thể phát sinh, gây hại trên lúa, ông Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh đã 791ha lúa bị nhiễm đạo ôn lá, trong khi đó, khả năng nhiều diện tích lúa sẽ trổ bông sớm trong khoảng 15 - 20/4 do thời tiết nắng ấm.
"Chúng tôi đã chỉ đạo ngành chuyên môn, các địa phương tập trung xử lý dịch bệnh, về cơ bản bệnh đạo ôn lá đang được kiểm soát tốt..." - ông Sơn nói thêm.
Tại hội nghị trực tuyến bàn giải pháp phòng chống các loại sinh vật gây hại cây trồng trong vụ đông xuân các tỉnh phía Bắc do Bộ NNPTNT tổ chức sáng 7/4, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện các tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) có trên 1,1 triệu ha lúa đông xuân đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Dự kiến lúa trỗ trước 20/4 khoảng gần 100.000ha (13,5% diện tích); lúa trỗ từ 20-30/4 khoảng 260.00ha (35% diện tích); lúa trỗ từ 1-10/5 trên 300.000ha (40% diện tích) và lúa trỗ sau 10/5 khoảng 80.000ha (11,5% diện tích).
"Đến nay, diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá là 3.610ha (tăng 178% so cùng kỳ năm trước), trong đó nặng 245ha; bệnh đạo ôn cổ bông nhiễm trên diện tích 204ha (tăng 283% so cùng kỳ năm trước). Diện tích nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng 865ha; diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ 4.281ha (tăng 115% so cùng kỳ năm trước" - ông Trung thông tin.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Cục Bảo vệ thực vật đã tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ NNPTNT ban hành Chỉ thị số 2380 ngày 3/4/2020 về việc tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại lúa đông xuân ở các tỉnh phía Bắc.
Kiên quyết bảo vệ diện tích lúa đông xuân
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời gian tới thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện các đợt không khí lạnh, trời âm u, có mưa, ẩm độ cao, sương mù kéo dài... Ông Hoàng Trung đánh giá, đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng phát sinh gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng và sâu cuốn lá nhỏ.
Cụ thể, vùng Bắc Trung Bộ, bệnh đạo ôn cổ bông, gié có khả năng rất cao sẽ phát sinh gây hại nặng trên trà lúa trỗ bông phơi màu, ngậm sữa, hại nặng trên các giống nhiễm và các chân ruộng nhiễm đạo ôn lá nặng.
Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa giai đọan đứng cái - đòng trỗ tại các tỉnh trong vùng, nguy cơ cao và có khả năng gây cháy trên các chân ruộng sâu, trũng tại Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình nếu không được phòng trừ dứt điểm và hiệu quả.
Đối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh từ nay đến 20/4. Bệnh đạo ôn cổ bông, gié phát sinh gây hại trên các trà lúa trỗ trong tháng 4 và đầu tháng 5 khi điều kiện thời tiết thuận lợi, nhất là trên giống nhiễm, những diện tích lúa đã bị đạo ôn lá nặng.
Rầy cám lứa 2 phát sinh gây hại từ trung tuần đến cuối tháng 4 gây hại nặng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 trên lúa xuân sớm - chính vụ giai đoạn trỗ - ngậm sữa và trên trà xuân muộn giai đoạn đòng - trước trỗ...
"Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên lúa, chúng tôi sẽ chỉ đạo các trung tâm bảo vệ thực vật vùng thường xuyên nắm tình hình sinh vật gây hại và công tác chỉ đạo ở các tỉnh trong vùng; tổ chức kiểm tra thực tế tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng ở một số tỉnh trọng điểm trước các đợt dịch để tham mưu biện pháp chỉ đạo phòng chống kịp thời, đặc biệt lưu ý bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu, rầy lưng trắng" - ông Trung nhấn mạnh.
Anh Thơ
Ông Vũ Văn Họa giữ chức Phó Tổng Kiểm toán NN tới tuổi nghỉ hưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa công bố các nghị quyết về công tác nhân sự, trong đó có nghị quyết về việc bổ nhiệm lại chức Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước với ông Vũ Văn Họa. Ông Vũ Văn Họa, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (ảnh Báo Kiểm toán). Tại Nghị quyết số 912/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc...