Ông Nguyễn Đức Chung: Không để xảy ra tham ô khi mua vật tư y tế chống COVID-19
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giám sát chặt việc mua vật tư y tế chống dịch COVID-19, nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng là có tội với dân, mang tiếng với quốc tế.
Chiều 15/4, chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phân tích, trong 40 ngày qua, Hà Nội chỉ có 74 ca nhiễm virus corona, trong khi thành phố tương đồng về lượng dân, mức độ phức tạp như Moscow của Nga có tới gần 10.000 ca.
“ Hà Nội đã làm thẳng được đường cong biểu đồ số ca nhiễm nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự ủng hộ của mọi người dân. Chúng ta làm chủ được tình hình, phản ứng tốt và nhanh với các diễn biến trên tinh thần phát hiện nhanh, khẩn trương lấy mẫu, khoanh vùng dập dịch“, ông Chung nói, yêu cầu tuyên truyền để dân tiếp tục thực hiện tốt việc cách ly xã hội đến ngày 22/4 hoặc 30/4.
Ông Chung nhấn mạnh, chỉ khi nào người dân thực hiện tốt, đồng lòng, đồng thuận với chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và của thành phố thì mới có khả năng dập dịch.
“ Có những việc làm như đeo khẩu trang, khử khuẩn, rửa tay sạch sẽ phải trở thành thói quen được thực hiện một thời gian dài chứ không phải kết thúc trong ngày một, ngày hai”, Chủ tịch UBND TP nói.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc họp.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội tiếp tục nhắc nhở tất cả trường hợp có yếu tố liên quan đến bệnh viện Bạch Mai, thôn Hạ Lôi (Mê Linh) hay những người có dấu hiệu ho, sốt, đau họng đi mua thuốc phải được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly kịp thời.
Theo ông, xét nghiệm là việc tối quan trọng hiện nay, cần triển khai bằng cả hai hình thức xét nghiệm nhanh và PCR. Tất cả các ca bệnh ở ổ dịch Hạ Lôi và huyện Thường Tín thời gian qua đều được phát hiện bằng cách này.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế, Công an thành phố, Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra các đơn vị, cá nhân, cửa hàng bán trang thiết bị y tế, không để tăng giá.
Sở Y tế, các quận, huyện được phân bổ kinh phí giai đoạn 1 phải chủ động rà soát toàn bộ kết quả mua sắm, đảm bảo đúng quy trình, đúng giá, không để thất thoát, tiêu cực xảy ra.
“ Chúng ta đang rất nỗ lực làm tốt công tác phòng chống dịch. Nếu để tiêu cực, tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực này thì không chỉ mang tiếng với người dân mà còn có tội.
Người dân đang ủng hộ, cán bộ công chức còn góp một ngày lương ủng hộ cho mặt trận này mà chúng ta được giao nhiệm vụ lại có biểu hiện móc ngoặc, nâng khống giá để tham ô, tham nhũng thì không những mang tiếng ở địa bàn thành phố, trong nước mà cả cộng đồng quốc tế. Đồng chí Bí thư Thành ủy nói với tôi nhắc các đồng chí vấn đề quan trọng này”, ông Chung nhấn mạnh.
Cuộc họp chiều tối 15/4.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết sẽ mời Ban Kinh tế Ngân sách và Ban Văn hóa Xã hội của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành giám sát toàn bộ quá trình trên; đồng thời chỉ đạo các quận, huyện mời Hội đồng nhân dân giám sát một cách công khai, minh bạch.
Cho rằng tuần này là thời gian quyết định thắng lợi của công tác phòng chống, không để bùng phát dịch bệnh, ông Nguyễn Đức Chung đề nghị các đơn vị đảm bảo trực 24/24h để tiếp nhận kịp thời các thông tin phản ánh trường hợp bất thường, kịp thời kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm.
“ Đến nay, số ca nhiễm giảm. Sau 6 tuần, biểu đồ đã đi xuống. Nếu chúng ta làm quyết liệt công tác xác minh, phân loại thì sẽ chặn được sự lây lan dịch bệnh. Thủ tướng đánh giá cao Hà Nội, đặc biệt là sự tham gia của người dân, sự vào cuộc có trách nhiệm từ thôn, xóm, tổ dân phố, ban quản lý tòa nhà, phường, xã cho đến các quận, huyện.
Chúng ta tiếp tục phát huy tinh thần này trong thời gian tới một cách quyết liệt hơn nữa thì hoàn toàn tin tưởng sẽ khoanh vùng, khống chế được được dịch bệnh sớm”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định.
Video: 12 địa phương nguy cơ cao tiếp tục thực hiện cách ly xã hội đến 22/4
XUÂN TRƯỜNG
Dịch Covid-19: Khác biệt ở Nga và Mỹ dưới góc nhìn của 1 chuyên gia
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 do virus corona gây ra ở Nga và Mỹ có một số điểm khác biệt, nhà sử học người Mỹ Stephen Cohen phát biểu trong podcast của John Bachelor cho The Nation.
Khử khuẩn chống dịch Covid-19 ở Moscow, Nga.
"Nhiều vấn đề của Nga tương tự những gì chúng ta đang đối mặt. Hầu hết người Moscow ngồi nhà, người Mỹ ở New York và Los Angeles cũng ngồi ở nhà theo cách tương tự. Có mối quan tâm và lo lắng về lạm phát- điều này chúng ta cũng biết đến, đây là vấn đề của toàn thế giới", người dẫn podcast phát biểu.
Ông Cohen bày tỏ đồng ý và nói thêm rằng phản ứng của người dân bình thường ở Mỹ và Nga đối với tình hình hiện tại rất giống nhau. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có một số sự khác biệt.
"Người Nga, đặc biệt là người Moscow đã phải trải qua quá nhiều những tình huống khẩn cấp trong thế kỷ XX, đến nỗi ở mức độ di truyền dường như họ có sự chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa. Đó là điều khác biệt của họ với chúng ta", ông Cohen nói.
Giáo sư cũng chỉ ra sự khác biệt trong hành vi của chính quyền khu vực ở Nga và Mỹ. Đồng thời, ông Cohen bày tỏ hy vọng rằng tình hình hiện tại có thể góp phần giúp quan hệ giữa Moscow và Washington dần ấm lên.
"Đặc biệt vào thời điểm này, khi chúng ta cần giải tỏa căng thẳng giữa Mỹ và Nga, thậm chí là lập ra liên minh như trong thời kỳ Thế chiến II chống lại Hitler. Nguy cơ của virus khiến liên minh này lại trở nên cần thiết", giáo sư nói.
Người dẫn chương trình podcast bày tỏ ủng hộ ông, đồng thời lưu ý rằng Liên Xô đã hỗ trợ Mỹ trong Thế chiến II.
"Nga đã giúp chúng ta trong cuộc khủng hoảng Thế chiến II. Năm 1942, Roosevelt không có gì hay ho, tích cực để nói với người dân Mỹ. Tin tốt duy nhất đến từ Nga- Người Nga đã đánh bại Đức quốc xã trong những trận chiến lớn. Hóa ra chúng ta luôn chỉ cần Nga trong những thời khắc khủng hoảng nặng nề nhất", ông Bachelor nói.
Nga cảm thông với Mỹ về tình hình dịch Covid-19 Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt quá 1,7 triệu người, với hơn 103.800 trường hợp tử vong. Không có hệ thống y tế của bất cứ quốc gia nào có thể sẵn sàng cho đại dịch Covid-19, Sputnik trích lời phát ngôn viên Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết. "Không...