Ông Nguyễn Đức Chung gửi lời xin lỗi Đảng, Nhà nước và Nhân dân
Trong lời nói sau cùng, ông Nguyễn Đức Chung đã gửi lời xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trưa 11/12, TAND TP Hà Nội tiến hành tuyên án vụ Chiếm đoạt bí mật tài liệu Nhà nước. Theo đó, HĐXX tuyên án bị cáo Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) 5 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước. Cùng tội danh, bị cáo Nguyễn Hoàng Trung bị tuyên 24 tháng tù; bị cáo Nguyễn Anh Ngọc 18 tháng tù; bị cáo Phạm Quang Dũng bị tuyên 4 năm 6 tháng tù.
Ông Nguyễn Đức Chung tại phiên xét xử. (Ảnh: Tấn Anh)
Theo luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hoàng Trung là ông Giang Hồng Thanh, xuyên suốt phiên tòa, ông Nguyễn Đức Chung và các bị cáo đã bày tỏ thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn nhận tội. Do ông Nguyễn Đức Chung trước đây đã có nhiều thành tích trong công tác, nhận nhiều bằng khen của Chính phủ nên đây cũng được xem là một tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
“Ở phần nói lời sau cùng, ông Nguyễn Đức Chung đã gửi lời xin lỗi Đảng và Nhà nước, xin lỗi Nhân dân, cử tri vì đã làm mất niềm tin của Nhân dân. Ông Nguyễn Đức Chung cho biết đã nhận thức được sai phạm của mình” – Luật sư Giang Hồng Thanh nói.
Phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Chung diễn ra trong gần 4 tiếng đồng hồ. Đây là vụ án liên quan đến việc ông Chung và các bị cáo đã chiếm đoạt tài liệu bí mật vụ án Nhật Cường.
Video đang HOT
Trong phiên xét xử này, nhiều chốt kiểm tra được thiết lập.
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Đức Chung và vợ là Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường. Để nắm được thông tin, tài liệu điều tra của vụ án Nhật Cường, ông Nguyễn Đức Chung liên hệ và đề nghị Phạm Quang Dũng cung cấp thông tin, tài liệu về vụ án.
Trong thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020, thực hiện đề nghị của ông Chung, bị cáo Phạm Quang Dũng đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật” liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường và chuyển cho ông Chung tổng cộng 6 tài liệu “Mật”.
Cáo trạng xác định, dịp Tết năm 2020, ông Nguyễn Đức Chung thông qua Nguyễn Hoàng Trung, tặng cho bị cáo Phạm Quang Dũng 1 phong bì chứa 10.000 USD. Trong quá trình điều tra, bị cáo Dũng đã tự nguyện nộp lại số tiền này.
Đối với hai bị cáo Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc, cáo trạng xác định, hai bị cáo đã tham gia in, chỉnh sửa 3 tài liệu “Mật” cho ông Nguyễn Đức Chung. Trong đó có việc cắt xóa phần tên và chữ ký của điều tra viên trong tài liệu. Nguyễn Hoàng Trung còn là trung gian để nhận tài liệu “Mật” từ Phạm Quang Dũng đưa cho ông Nguyễn Đức Chung, đồng thời giúp ông Chung đưa phong bì chứa 10.000 USD cho bị cáo Phạm Quang Dũng./.
Tài liệu "Mật" liên quan vụ Nhật Cường được tuồn cho ông Nguyễn Đức Chung như thế nào?
Bị can Phạm Quang Dũng đã đột nhập vào phòng làm việc của cấp trên lấy tài liệu vụ án Nhật Cường rồi tuồn cho ông Nguyễn Đức Chung qua ứng dụng Viber hoặc người trung gian.
Ông Nguyễn Đức Chung. Ảnh: VnExpress
Ngày 21/11, Cơ quan An ninh điều tra bộ Công an đã đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 4 bị can, gồm: Nguyễn Đức Chung (SN 1967, nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội); Phạm Quang Dũng (SN 1983, nguyên cán bộ công an); Nguyễn Hoàng Trung, SN 1983, chuyên viên Phòng thư ký biên tập) và Nguyễn Anh Ngọc (SN 1974, nguyên phó trưởng phòng Thư ký biên tập; cùng trú tại TP Hà Nội) cùng về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".
Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Đức Chung và vợ là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nhật Cường (Công ty Nhật Cường).
Thông qua người quen, ông Chung đã chủ động đặt vấn đề và được bị can Phạm Quang Dũng thu thập, cung cấp nhiều tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước liên quan đến vụ án này.
Kết quả điều tra xác định bị can Phạm Quang Dũng đã đột nhập vào phòng làm việc của cấp trên lấy tài liệu vụ án Nhật Cường rồi tuồn cho ông Nguyễn Đức Chung qua ứng dụng Viber hoặc người trung gian. Trong số này có 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước ở mức độ "Mật".
Kết luận điều tra cho rằng vụ án "chiếm đoạt tài liệu bi mật nhà nước" xảy ra tại Hà Nội có tính chất rất nghiêm trọng, phức tạp, tài liệu chiếm đoạt của vụ án tham nhũng, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm, thuộc diện Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Các bị can là những cán bộ đã từng công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, có kinh nghiệm, am hiểu về pháp luật và công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó có thủ đoạn hoạt động phạm tội hết sức tinh vi - triệt để lợi dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội, xóa dấu vết, che dấu tội phạm nên đã gây khó khăn cho công tác điều tra vụ án.
Kết luận điều tra cho rằng, trong vụ án này, ông Nguyễn Đức Chung giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu.
Kết quả điều tra xác định bị can Phạm Quang Dũng đã 2 lần chuyển cho bị can Nguyễn Đức Chung 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ "Mật". Hành vi của bị can Nguyễn Đức Chung đã phạm vào tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" quy định tại khoản 3, điều 337 BLHS với vai trò chủ mưu, cầm đầu.
Quá trình điều tra, bị can Nguyễn Đức Chung đã thừa nhận, khai báo rõ hành vi phạm tội của bản thân. Trong thời gian công tác, ông nhiều lần được các cấp khen thưởng vì có thành tích xuất sắc, đặc biệt được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới; có tiền sử bị bệnh ung thư. Đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Với những bị can còn lại, nhà chức trách xác định đều thành khẩn, ăn năn, tích cực hợp tác. Bị can Trung một lần nhận ba tài liệu mật và chuyển cho bị can Anh Ngọc in ra giấy. Từ tài liệu in ra, Trung chuyển lại cho ông Chung.
Ông Nguyễn Đức Chung bị xác định đã chiếm đoạt 6 tài liệu mật Theo kết luận điều tra của Bộ công an, ông Dũng đã 5 lần thu thập 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước (ở mức độ "Mật") liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường rồi 2 lần chuyển cho ông Chung 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ "Mật". Ông Nguyễn Đức Chung Ngày...