Ông Nguyễn Bá Dương rời Ricons
Chiều 10/10, Công ty Đầu tư Xây dựng Ricons tiến hành họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2020 thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc miễn nhiệm ông Nguyễn Bá Dương khỏi HĐQT.
Ông Nguyễn Bá Dương chính thức rời Ricons ngay sau khi không còn ngồi ghế Chủ tịch Coteccons.
Tờ trình đáng chú ý tại đại hội là việc xin ý kiến miễn nhiệm ông Nguyễn Bá Dương khỏi vị trí thành viên HĐQT và bầu bổ sung thành viên khác, theo đề xuất của cổ đông lớn Coteccons ( mã CTD) đang nắm giữ 14,3% vốn tại Ricons.
Hồi tháng 6, ông Dương đã có đơn từ nhiệm thành viên HĐQT Ricons và cách đây ít ngày ông Dương đã rời vị trí Chủ tịch HĐQT của Coteccons.
Người được CTD đề cử tham gia vào HĐQT của Ricons là ông Đoàn Phan Trung Kiên (SN 1988), trình độ cử nhân tài chính kế toán. Ông Kiên hiện là trợ lý HĐQT Coteccons. Trước đó, ông Kiên từng làm trưởng nhóm phân tích tài chính KPMG Việt Nam, Phó phòng đầu tư Thế Giới Di Động ( mã MWG), Trưởng phòng đầu tư CTCP Công nghệ Sen Đỏ.
Ricons cũng trình xin ý kiến về việc đổi tên công ty thành CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons Group). Hệ sinh thái của tập đoàn bao gồm các lĩnh vực từ kinh doanh vật liệu, tư vấn xây dựng, thiết kế, thi công, môi giới bất động sản cho đến dịch vụ quản lý bất động sản, với các thương hiệu Ricons, Riland, Rihomes, Risa, Rilex, Ricommerce, Fritech, Quihub…
Nhận diện thương hiệu của công ty được thay đổi để thoát khỏi cái bóng của Coteccons khi bỏ dòng chữ “Coteccons Group” và dùng chữ “since 2004″.
Ba tháng trước, Ricons Group cùng các thành viên đã chuyển sang trụ sở mới tại tòa nhà Saigon Pavillon, số 53 – 55 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, Quận 3, TP.HCM. Trước đó, Ricons đặt văn phòng tại số 236/6 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Công ty cũng trình dự thảo điều lệ mới, theo đó giới hạn số lượng thành viên HĐQT là 5 người, trong khi điều lệ hiện hành từ 5-10 người. Số lượng thành viên Ban kiểm soát vẫn giữ là 3 người.
Cũng theo dự thảo điều lệ, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 10% – 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử 1 ứng viên, trong khi ở điều lệ hiện hành, tỷ lệ này từ 5% – 10%.
Dự thảo cũng bãi bỏ quy tắc bầu dồn phiếu cho thành viên HĐQT và ban kiểm soát, theo đó thay bằng phương thức bầu trực tiếp. Thành viên HĐQT chỉ được trúng cử khi có từ 65% tổng số phiếu bầu từ cổ đông bầu trực tiếp hoặc thông qua đại diện ủy quyền có mặt tại cuộc họp ĐHĐCĐ; hoặc trên 51% trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản.
Quy định bầu dồn phiếu có thể cho phép những nhóm cổ đông sở hữu tỷ lệ ít cổ phần có thể gom toàn bộ phiếu bầu cho 1 ứng viên để có đại diện trong HĐQT.
Video đang HOT
Ông Trần Quang Quân, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết, việc thay đổi điều lệ và quy chế mới nhằm phục vụ cho quá trình niêm yết cổ phiếu và nâng tầm công ty.
Ông Quân cũng cho biết, Ricons đã gửi hồ sơ cho đơn vị tư vấn để hoàn tất các thủ tục và nộp hồ sơ lên HoSE, đang trong quá trình xem xét và chờ phê duyệt của Uỷ ban Chứng khoán. Thời điểm niêm yết là trong quý I/2021.
Kết quả biểu quyết, chỉ có 1 nội dung không được thông qua là việc bầu bổ sung thành viên khác theo đề xuất của cổ đông lớn Coteccons. Như vậy, ông Nguyễn Bá Dương đã chính thức rời HĐQT Ricons và HĐQT công ty chỉ có 5 thành viên.
Về hoạt động kinh doanh của Ricons, năm 2019 công ty đạt doanh thu ở mức 8.752,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 358 tỷ đồng, giảm lần lượt 5,9% và 16,5% so với năm trước. Mảng xây dựng đóng góp gần 91% vào doanh thu và 88,7% vào lợi nhuận.
Năm 2020, Ricons đặt mục tiêu thận trọng với doanh thu ở mức 7.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 250 tỷ đồng, lần lượt giảm 14,3% và 30,4% so với mức đạt được 2019. Mảng xây dựng vẫn là nhân tố cốt lõi khi dự kiến đóng góp 7.000 tỷ đồng vào doanh thu.
Kết thúc quý I/2020, công ty ghi nhận doanh thu 1.092 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là gần 33 tỷ đồng.
Đội ngũ lãnh đạo Coteccons "chia năm xẻ bảy": Những cộng sự thân thiết một thời đang trở thành đối thủ cạnh tranh chính
Những người từng là cốt cán cùng ông Nguyễn Bá Dương gây dựng nên Coteccons trở thành doanh nghiệp xây dựng quy mô số một Việt Nam lại lần lượt tách ra phát triển sự nghiệp của riêng mình.
Ban điều hành mỏng manh của Coteccons và sự "cô đơn" của ông Chủ tịch
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) mang ý nghĩa bản lề cho cuộc chiến nội bộ kéo dài nhiều năm, kể từ khi có sự tham gia của nhóm cổ đông lớn nước ngoài mà đại diện tiêu biểu là Kusto Group.
Ưu thế về việc nắm cổ phần chi phối được biến thành lợi thế bầu cử, giúp cho nhóm Kusto Group dễ dàng đạt được những yêu sách quan trọng đã đề ra. Quan trọng nhất, chính là việc làm giảm quyền lực của nhóm Chủ tịch Nguyễn Bá Dương tại Coteccons và ngăn ngừa xung đột lợi ích của một số thành viên nội bộ với bên liên quan (ở đây là Ricons, Newtecons..., các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Coteccons trong mảng xây dựng).
Trong thông báo mới nhất của Coteccons phát đi hôm 6/8, công ty này cho biết đã chính thức miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc với ông Nguyễn Sỹ Công, thay bằng ông Võ Thanh Liêm; miễn nhiệm Phó Tổng giám Trần Quang Quân; bổ sung ông Bolat Duisenov, đại diện Kusto làm Người đại diện theo Pháp luật.
Cả ông Nguyễn Sỹ Công và ông Trần Quang Quân đều từng nằm trong mục tiêu "tấn công" của Kusto Group. Trong các tài liệu mà công ty Kazakhstan công bố, ông Công là Tổng giám đốc Coteccons và cũng là cổ đông nắm 0,8% cổ phần Ricons. Bên cạnh đó, ông Trần Quang Quân là Phó Tổng giám đốc Coteccons và cũng sở hữu tới 8,2% cổ phần Ricons; không những thế, ông này còn là tân Chủ tịch HĐQT.
Từ trái qua phải: ông Nguyễn Sỹ Công, Nguyễn Bá Dương và Trần Quang Quân
Quan hệ thương mại của Ricons với Coteccons và Unicons (công ty 100% vốn của Coteccons) đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Đỉnh điểm là vào năm 2018 khi giá trị giao dịch vượt mức 4.000 tỉ đồng, 90% trong số này là Ricons với Coteccons.
Theo giải thích của ông Nguyễn Bá Dương, tại những giai đoạn cao điểm, Coteccons buộc phải làm hành động giao thầu cho các đối tác khác để có thể đủ nguồn lực đảm bảo tiến độ cho khách hàng. "Đó là những công ty có cùng năng lực, có sự tương đồng về văn hóa và giá trị với Coteccons để có thể hỗ trợ công ty phát triển mạnh mẽ", ông nói tại ĐHĐCĐ 2020.
Nhưng có vẻ những lời này không đủ để thuyết phục các cổ đông nước ngoài tại công ty, bởi thực ra chính ông Nguyễn Bá Dương lại được cho là người có mối quan hệ "khăng khít" nhất với Ricons. Vợ ông, bà Huỳnh Thị Tuyết Ngọc từng sở hữu tới 15,14% cổ phần công ty này (theo số liệu công bố năm 2015), con số hiện tại vẫn là một dấu hỏi.
Hay như tại Newtecons (tiền thân là CTCP Đầu tư Xây dựng Địa ốc F.D.C), ông Dương cùng em trai là ông Nguyễn Xuân Đạo đều là những thành viên sáng lập góp tới 83% vốn điều lệ.
Có thể thấy, nhóm của ông Nguyễn Bá Dương là bên nhượng bộ rõ ràng trong cuộc chiến quyền lực, vị Chủ tịch đã phải chấp nhận mất đi "cánh tay phải", hay đúng hơn là những người anh em đã cùng ông sáng lập, gây dựng nên Coteccons từ không có gì trở thành doanh nghiệp số một ngành xây Việt Nam.
Ban điều của doanh nghiệp quy mô doanh thu hơn 1 tỷ USD hiện chỉ còn vỏn vẹn một quyền Tổng giám đốc, và hai vị Phó Tổng giám đốc. Số lượng này là quá ít nếu so sánh với các doanh nghiệp xây dựng top đầu khác ít nhất cần 5 Phó (như tại Hòa Bình và Delta). Giới đầu tư không khỏi thắc mắc rằng, ông Nguyễn Bá Dương sẽ "lèo lái" Coteccons kiểu gì với độ ngũ nhân sự cấp cao vơi dần đi trong những năm qua.
Thực tế, Coteccons kể từ giờ trở đi đang xây dựng một chiến lược kinh doanh mới với sự tư vấn của các tổ chức chuyên nghiệp và các chuyên gia quốc tế, thông báo phát hôm 6/8 cho biết.
Từng có một thời gian dài, logo của Coteccons/Unicons luôn xuất hiện cùng với Ricons và Newtecons trên công trường cũng như trong nhiều sự kiện khác
Những người anh em cùng sát canh nay trở thành đối thủ đáng ghờm
Đó là phía người ở lại, người ra đi cũng đang tạo cho mình câu chuyện rất đáng để nói đến. Với năng lực đã được chứnh minh theo thời gian, ông Nguyễn Sỹ Công sẽ không thiếu cho mình những lựa chọn trong tương lai. Còn ông Trần Quang Quân có thể toàn tâm toàn ý cho công cuộc lãnh đạo Ricons, một đơn vị tuyên bố hoàn toàn độc lập với Coteccons Group.
Công ty đang tập trung phát triển hệ sinh thái Ricons Group bao gồm các thành viên: Ricons, Riland, Rihomes, Rilex, Risa, Ricommerce, QuiHub mục tiêu hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín ngành xây dựng. Bên cạnh đó, Ricons cũng không hề giấu tham vọng vươn lên vị thế số ba trong số các nhà thầu xây dựng tại Việt Nam.
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của Coteccons đối với sự phát triển của Ricons trong những năm qua, giúp công ty này nhanh chóng mở rộng quy mô. Nhưng nội lực của đội ngũ Ricons cũng là hết sức ấn tượng, doanh thu loại bỏ phần giao dịch với Coteccons đã tăng gấp 6 kể từ năm 2015, đạt mức gần 7.000 tỉ đồng năm 2019. Lo ngại của Kusto Group về sự cạnh tranh trực tiếp của Ricons ở hiện tại và trong tương lai hoàn toàn có lý do.
Ricons có thể nói là trường hợp thành công nhất trong số các công ty từng là vệ tinh trong "hệ sinh thái Coteccons Group". Nhưng trong những năm gần đây, không thể bỏ qua sự vươn lên của những cái tên khác tuy "lạ và quen" đối với cá nhân ông Nguyễn Bá Dương và các cộng sự.
Như Newtecons đã nhắc tới ở trên, năm 2019 vừa rồi đạt mức doanh thu thuần trên 4.000 tỉ đồng, lãi trước thuế 183 tỉ đồng. Đây là những con số tăng trưởng tới 20% so với năm trước đó, ấn tượng khi đặt trong bối cảnh thị trường xây dựng cả nước được đánh giá đi xuống.
Newtecons đang được điều hành dưới tay Tổng giám đốc Trần Kim Long, người từng gắn bó với Coteccons hơn một thập kỉ và kinh qua nhiều vị trí chủ chốt. Đến tháng 6/2018, ông Long rời Coteccons và ngay lập tức được bổ nhiệm làm "thuyền trưởng" Newtecons. Trong đội ngũ giám đốc điều hành của Newtecons, nhiều cái tên cũng từ xuất thân từ Coteccons.
Một trường hợp khác là CentralCons tuy mới chỉ được thành lập từ tháng 6/2017 với mức vốn điều lệ 100 tỉ đồng nhưng đã nhanh chóng vươn lên đạt mức 2.500 tỉ đồng doanh thu ở năm tiếp theo và hoạt động có lãi. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tại CentralCons - ông Trần Quang Tuấn cũng đã có 14 năm làm việc tại Coteccons tới chức vụ Phó Tổng giám đốc. Ông Tuấn cùng một người cũ khác tại Coteccons là ông Vũ Đức Tài là hai thành viên chủ chốt trong nhóm cổ đông sáng lập CentralCons, lần lượt góp 81% và 10% vốn điều lệ.
Ông Trần Quang Tuấn (carvat đỏ), ông Vũ Đức Tài (thứ hai hàng dưới từ phải sang) cùng ban lãnh đạo của Central Cons.
Vừa mới tổ chức lễ kỷ niệm tròn ba năm tuổi, nhưng với uy tín của đội ngũ sáng lập, CentralCons đã nhanh chóng lấy được sự tin tưởng của các chủ đầu tư lớn mà đặc biệt đến từ Tập đoàn Vingroup và các công ty thành viên. Nhiều dự án như Vinhomes Smart City, Vinhomes Grand Park, Vinhomes Star City Thanh Hóa, Vinpearl Nam Hội An và các dự án shophouse... đều được giao cho CentralCons với tư cách tổng thầu.
Nói về những người cũ tại Coteccons rút khỏi công ty, hai nhân vật Trần Quang Quân và Trần Quang Tuấn từng là hai trợ thủ đắc lực bên cạnh ông Nguyễn Bá Dương.
Chủ tịch của Ricons và CentralCons thời điểm hiện tại là những người gắn bó với Coteccons từ những ngày đầu sau đó trở thành những vị Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm lĩnh vực quan trọng nhất của Tập đoàn. Một người chuyên lo công tác đối ngoại, còn người kia chuyên xử lý các dự án lớn tầm cỡ.
Năm 2017, cả hai vị doanh nhân 7x đều có mặt trong HĐQT Coteccons. Nhưng kể từ thời điểm gia tăng sức ảnh hưởng của nhóm cổ đông ngoại tại Tập đoàn, ông Tuấn và ông Quân lần lượt rút lui. Theo quan sát, đây cũng là ngòi châm cho làn sóng "tháo chạy" tại Coteccons của các công thần, những người hiện lại đang được xem là đối thủ đáng ghờm với công ty của Chủ tịch Nguyễn Bá Dương.
Ông Nguyễn Bá Dương có đơn từ nhiệm thành viên HĐQT Ricons HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons vừa công bố đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Nguyễn Bá Dương. Cụ thể, theo đơn ngày 22/6/2020, ông Nguyễn Bá Dương, thành viên HĐQT Ricons cho rằng, do bận một số công việc các nhân nên không thể hoàn thành tốt vai trò thành viên HĐQT tại Ricons và muốn từ nhiệm chức...