Ông nghị Ukraina lại ẩu đả giữa quốc hội
Các nghị sĩ Ukraina đã không ngần ngại “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” trong một cuộc tranh luận về ngân sách quốc gia tại quốc hội.
Được biết, trận ẩu đả trên xảy ra tại Quốc hội Ukraina vào hôm thứ Năm (16/1).
Các nghị sĩ được nhìn thấy lao nắm đấm về phía nhau và kết quả là một thành viên đã bị “mẻ trán”.
Đây không phải là lần đầu tiên các nghị sĩ Ukraina xung đột ngay giữa quốc hội. Cuộc họp của quốc hội Ukraina hôm 19/3/2013 đã phải tạm dừng sau khi các nghị sĩ giữa đảng cầm quyền và phe đối lập lao vào “choảng” nhau vì mâu thuẫn ngôn ngữ.
Sầm Hoa (Theo Telegraph/YouTube)
Theo VNN
Xử tử ông Jang, Triều Tiên sẽ rối loạn?
Trong lúc dư luận thế giới bàng hoàng về việc Kim Jong-un vụ xử tử ông Jang Song-thaek, giới phân tích đã có cuộc tranh luận về tương lai của Triều Tiên sau vụ việc này. Theo đó, Triều Tiên sẽ đi theo 2 kịch bản: hoặc sẽ rơi vào rối loạn và có thể sụp đổ chính quyền; hoặc sẽ trở nên ổn định hơn bao giờ hết.
Hôm 8/12, Triều Tiên thông báo khai trừ ông Jang Song-thaek ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo. Bốn ngày sau đó, tòa án quân sự đặc biệt đưa ra lời tuyên án và ông Jang bị xử tử ngay lập tức.
Ông Jang Song-thaek từng luôn sát cánh bên Kim Jong-un.
Video đang HOT
Vụ xử tử ông Jang là vụ việc chưa có tiền lệ trong nhiều thập kỷ qua xét về nhiều khía cạnh. Truyền thông nhà nước Triều Tiên đăng tải bài viết với giọng điệu gay gắt và truyền hình Triều Tiên có bài diễn thuyết sỉ vả lối sống "trụy lạc" và kế hoạch lật đổ chính quyền của ông Jang.
Cuối những năm 2000, sức khỏe của Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un và chủ tịch Triều Tiên khi đó, sa sút. Khi đó, các chuyên gia đã dự báo rằng ông Jang sẽ giữ vai trò "quan nhiếp chính", đưa Kim Jong-un lên "ngai vàng" và dẫn dắt cháu trai về chính sự.
Sau khi Triều Tiên thông báo vụ xử tử ông Jang, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã gọi chính quyền Triều Tiên hiện nay là "chế độ cai trị bằng khủng bố" và cảnh báo mối quan hệ liên Triều có thể sẽ xấu đi sau vụ việc này.
Bắc Kinh cũng tỏ ra khó chịu về cách Kim Jong-un đối xử với một người từng đóng vai trò quan trọng đối với các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và một khu kinh tế đặc biệt mà Bắc Kinh là nhà đầu tư chính. Theo Andrei Lankov, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul, vụ xử tử ông Jang giống như một "cú đánh mạnh" vào Trung Quốc.
Hiện các chuyên gia - do không thể nhìn rõ nội tình giới lãnh đạo cấp cao Triều Tiên - đang tranh luận về 2 giải thuyết cho tương lai của nước này sau vụ thanh trừng gây chấn động thế giới.
Đối với những quốc gia nào lo ngại về một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, cả 2 kịch bản dưới đây đều không phải tin tốt lành.
Một số nhà phân tích cho rằng vụ thanh trừng là hành động bột phát do tranh giành nội bộ và có thể khiến chính quyền rơi vào tình trạng rối loạn hoặc sụp đổ.
Một số khác lại cho rằng: giống như các ông vua vẫn thường ra tay loại bỏ quan nhiếp chính, Kim Jong-un có thể đang gạt bỏ bất kỳ mầm mống nào cản trở anh ta trong việc nắm quyền lực tuyệt đối. Nói cách khác, đối với một nhà độc tài thì hành động trên của Kim Jong-un là điều bình thường.
Dưới đây là 2 kịch bản đang chờ đón Triều Tiên.
Kịch bản 1: Triều Tiên sẽ rối loạn
Một nhóm nhà quan sát cho rằng Kim Jong-un là nhà lãnh đạo nóng nảy, vô lí và rất khó hiểu. Giống như cha mình, cách thức lãnh đạo của Kim rất khó lí giải và đôi lúc nhà lãnh đạo này đưa ra những quyết định vô nghĩa.
Ví dụ như, tại sao chính quyền Triều Tiên lại công khai tiến hành các vụ thử tên lửa, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, để rồi nhận thêm các lệnh trừng phạt mới? Tại sao nước này liễu lĩnh đưa ra những lời đe dọa chiến tranh chống lại 2 kẻ thù có sức mạnh quân sự vượt trội là Mỹ và Hàn Quốc như hồi đầu năm nay?
Một số nhà quan sát cho rằng một phần lí do là tính khí nóng nảy của Kim Jong-un.
Trên trang blog cá nhân, chuyên gia Joshua Stanton cho rằng, nói thẳng ra, cách Kim đối xử với chú rể giống như kiểu "nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên là một đứa trẻ có tính khí thất thường với vũ khí hạt nhân trong tay và không có sự giám sát của người lớn".
Việc ông Jang bị phế truất và xử tử diễn ra sau một loạt vụ thanh trừng trong hàng ngũ lãnh đạo quân đội Triều Tiên là dấu hiệu cho thấy những thay đổi lớn đang diễn ra ở đất nước này. Kể từ tháng 7/2012, 4 quan chức quân đội hàng đầu đã bị sa thải, một động thái mà giới phân tích cho rằng bất thường đến mức khó tin.
Vậy điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Nếu đi theo logic này, hành động vừa qua của Kim Jong-un sẽ khiến giới lãnh đạo cấp cao "lạnh gáy" và càng củng cố phong trào đào ngũ.
Trong trường hợp cực đoan nhất, sự bất mãn sẽ dẫn tới một kế hoạch lật đổ Kim Jong-un. Hôm 6/12, truyền thông Triều Tiên buộc tội ông Jang vì đã lên kế hoạch lật đổ chính quyền, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là hành động "giết gà dọa khỉ", làm gương cho những ai có ý định lật đổ Kim.
Dù thế nào, tình trạng tranh giành quyền lực nội bộ có thể bắt nguồn từ sự bất đồng tư tưởng giữa các phe phái thân cận với ông Jang và các cơ quan an ninh mang tư tưởng bảo thủ.
Với sự rạn nứt từ tầng lớp lãnh đạo cao nhất, tương lai Triều Tiên sẽ ngày càng đầy bất trắc.
Kim Jong-un đã cố gắng dung hòa các đối thủ theo tư tưởng kinh tế thị trường hoặc các đối thủ theo tư tưởng trọng quân đội với chính sách kinh tế kết hợp hạt nhân của anh này. Nhưng nếu giới lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên lại càng rơi vào vòng xoáy chia rẽ thì Kim Jong-un sẽ đối mặt với triển vọng về một cuộc đảo chính.
Tin ông Jang bị xử tử khiến dư luận thế giới bàng hoàng.
Kịch bản 2: Triều Tiên sẽ ổn định đến bất ngờ
Đối lập với kịch bản về sự sụp đổ của dòng họ Kim, giả thuyết này được xây dựng từ một thực tế là trong 3 thập kỷ qua, bất chấp mọi loại biến cố, dòng họ Kim vẫn giành chiến thắng và duy trì quyền lực. Vụ xử tử ông Jang có thể cũng không nằm ngoài thực tế đó.
Vậy lí do là gì?
Dòng họ Kim đến nay vẫn duy trì quyền lãnh đạo dù đã đến đời thứ ba và bất chấp việc Liên Xô sụp đổ, dẫn tới nạn đói vào những năm 1990 làm lung lay cả bộ máy lãnh đạo Triều Tiên. Cho tới nay, Triều Tiên vẫn chưa thực sự vượt qua khỏi thời kỳ khủng hoảng lương thực đó. Ngày nay, do hệ thống chính quyền vẫn chưa trơn tru nên các hoạt động giao thương và một số hoạt động được cho là phi pháp vẫn diễn ra nhộn nhịp ở gần biên giới Trung Quốc.
Theo giả thuyết này, vụ xử ông Jang không phải bắt nguồn từ sự chia rẽ giữa những nhân vật bảo thủ và các nhà cải cách ở Triều Tiên. Vấn đề lớn nhất ở đây là đòi hỏi phải tồn tại bằng mọi giá.
Nếu đi theo góc nhìn của những người có tư tưởng thực dụng, thì một hành động không đẹp mắt nhưng hợp lý sẽ giúp đảm bảo cho chính quyền không sụp đổ.
Theo lập luận đó, những gì diễn ra vừa qua ở Triều Tiên là điều hoàn toàn bình thường.
Theo chuyên gia Lankov, Kim Jong-un - nhà lãnh đạo mới đang ở độ tuổi 30 - có thể chỉ đang làm một việc mà bất kì nhà độc tài nào ở vị trí của anh ta cũng sẽ phải làm: chiếm quyền lực từ vị "quan nhiếp chính" hống hách và xây dựng một thế hện lãnh đạo mới.
"Không vị vua nào muốn một vị quan già, khó tính chỉ bảo anh ta phải làm gì. Trong những năm tới, chúng ta sẽ còn chứng kiến thêm nhiều nhà lãnh đạo cứng tuổi mất chức", ông dự đoán.
Tuy vậy, chuyên gia Lankov cho rằng việc Kim Jong-un quyết định công khai vụ thanh trừng là một sai lầm nghiêm trọng.
"Tuy nhiên, nếu Kim Jong-un có thể tại vị thêm 5, 10 hoặc 15 năm nữa thì sẽ không ai có thể lật đổ được anh ta", Lankov nhận định.
Theo Infonet
Ấn Độ và kế hoạch chặn toàn bộ tàu Trung Quốc trên Ấn Độ Dương Tờ Diplomat cho hay cuộc tranh luận mới đây của các nhà bình luận Ấn Độ hé lộ những chọn lựa chiến lược của quân đội nước này nếu xảy ra giao tranh với Trung Quốc. Ấn Độ sẽ phải chọn một trong hai chiến tuyến: Ấn Độ Dương hoặc biên giới với Trung Quốc trên bộ. Tuần qua, Hải quân Ấn Độ...