Ống nghe khám bệnh của bác sĩ chứa nhiều loại vi khuẩn
Ống nghe chứa vi khuẩn Staphylococcus gây các bệnh nhiễm trùng, vi khuẩn Pseudomonas và Acinetobacter có thể làm hệ miễn dịch suy yếu.
Ống nghe y tế là thiết bị âm thanh để thính chẩn, nghe những âm thanh bên trong động vật hoặc cơ thể con người. Ống nghe thường được bác sĩ sử dụng để nghe âm thanh phổi, tim, đường ruột, lưu lượng máu trong động mạch và tĩnh mạch. Nó cũng được kết hợp với máy đo huyết áp, sử dụng để đo huyết áp.
Theo Forbes, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Pennsylvania Perelman đã tiến hành xét nghiệm DNA và tìm thấy rất nhiều vi khuẩn trên ống nghe của các bác sĩ, y tá và nhà trị liệu hô hấp. Trong đó vi khuẩn Staphylococcus có thể gây nhiễm trùng. Các vi khuẩn khác như Pseudomonas và Acinetobacter lượng nhỏ vẫn có khả năng làm hệ thống miễn dịch suy yếu.
“Những vi khuẩn này không phải là nguyên nhân chính gây các bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện, nhưng nó có thể góp phần làm nhiễm trùng”, các nhà nghiên cứu khẳng định.
Ống nghe chứa nhiều vi khuẩn nhất trong các loại dụng cụ y tế. Ảnh: Forbes
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra ngẫu nhiên 20 ống nghe truyền thống và 20 ống nghe dùng một lần tại các phòng khám ở Mỹ, so sánh với kết quả của 10 ống nghe mới. Kết quả cho thấy vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn kháng thuốc Acinetobacter tồn tại trong các ống nghe này.
Tụ cầu vàng là một phần của vi sinh vật sống dưới da, được tìm thấy ở cả mũi và da. Trực khuẩn mủ xanh có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể, đặc biệt với người có hệ miễn dịch đã bị tổn hại trước đó. Nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh có thể đe dọa đến tính mạng.
Làm sạch bằng băng gạc lau oxy già, gạc cồn và thuốc sát trùng có thể làm giảm vi khuẩn nhưng không loại bỏ được chúng hoàn toàn.
Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm trùng nghiêm ngặt từ dụng cụ y tế.
Tiến sĩ Ronald Collman, tác giả chính của nghiên cứu, cho rằng ống nghe y tế thường xuyên phải được làm sạch bằng chất khử trùng được EPA phê chuẩn.
Các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc cải thiện các phương pháp làm sạch dụng cụ y tế. Đặc biệt, bác sĩ nên rửa tay sạch sẽ khi sử dụng ống nghe.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Lý do bạn không nên mang giày dép vào trong nhà
Vi khuẩn bám trên giày dép có thể gây hại cho đường tiêu hóa, nhất là với người có hệ miễn dịch kém như trẻ em và người già.
Theo Independent, giày dép dính nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi đi vào trong nhà, chúng sẽ mắc lại trên thảm và sàn nhà ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của nhiều người trong gia đình. Tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi sinh vật học tại đại học Arizona, Mỹ, phát hiện một chiếc giày chứa hơn 420.000 loại vi khuẩn bên ngoài và gần 3.000 loại bên trong.
Tháo giày trước khi vào nhà để tránh mang những vi khuẩn gây bệnh vào trong nhà. Ảnh: KP
"Trong ngày, chúng ta bước lên những thứ như mặt đường, cây cỏ, sàn nhà vệ sinh công cộng và có thể là phân động vật. Những vi khuẩn bám vào giày là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng ở mắt, phổi và dạ dày. Chúng có thể gây hại nhiều hơn cho người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em", ông Gerba nhấn mạnh.
Loại đầu tiên là E.coli, một vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm, chiếm 1/3 tổng số vi khuẩn trong giày. Chúng thường gây bệnh dạ dày và các vấn đề đường ruột dẫn đến sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Trong trường hợp nặng có thể gây viêm màng não.
Một loại vi khuẩn khác mà các nhà nghiên cứu tìm thấy làKlebsiella pneumoniae gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng về phổi và dẫn đến viêm phổi.Tỷ lệ tử vong do vi khuẩn này ở mức 50% và có thể 100% ở người nghiện đồ uống có cồn.
Michael Loughlin, giảng viên tại Đại học Nottingham Trent cho biết thêm vi khuẩn có hại Clostridium difficile được tìm thấy trong 25% giày của mọi người có thể gây ra bệnh viêm đại tràng.
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần chà xát đôi giày trên tấm thảm có thể làm sạch chúng. Tuy nhiên, đó là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Cách tốt nhất hãy đặt một chiếc kệ giày gần cửa để tất cả mọi người khi vào nhà đều tự giác tháo ra. Sau đó, bạn nên rửa tay sạch sẽ. Mỗi ngày, hãy sử dụng thuốc khử trùng cho giày và giặt chúng 2 đến 3 lần một tuần.
"Tuân thủ những điều này, ngôi nhà của bạn sẽ sạch sẽ và lành mạnh hơn. Nếu bạn có con nhỏ, chúng có thể tha hồ vui chơi trên sàn nhà mà không cần phải lo lắng", ông Loughlin nói.
Cẩm Anh
Theo VNE
Làm ngay 6 cách đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh, nhất là trong thời tiết "ẩm ương" này Bạn có lo sợ mùa ốm bệnh sắp đến? Đừng dựa dẫm vào những cách chữa bệnh tức thì. Thay vào đó, hãy lựa chọn hướng tiếp cận chậm và chắc, có cơ sở khoa học vững vàng, trước hết là tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Kiểm soát tốt nguy cơ mắc cảm, cúm và các bệnh khác trong mùa...