Ông Medvedev: Nga có thể sáp nhập thêm nhiều khu vực mới
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev không loại trừ khả năng xuất hiện các khu vực mới ở Nga sau khi 4 tỉnh Ukraine sáp nhập vào nước này.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: TASS).
“Trên thực tế, kinh nghiệm (về việc sáp nhập) cũng có thể hữu ích trong tương lai, nếu các khu vực mới nhưng rất gần nhau sớm xuất hiện ở nước ta. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra”, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại đại hội của đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền hôm 14/12.
Đây không phải lần đầu tiên ông Medvedev đề cập đến khả năng mở rộng lãnh thổ Nga.
Hồi tháng 9, ông tuyên bố Nga sẽ chiến thắng ở Ukraine và lãnh thổ nước này sẽ tiếp tục được mở rộng.
Video đang HOT
“Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ tiếp tục cho đến khi chính quyền Kiev bị đánh bại hoàn toàn. Chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta và nước Nga sẽ có thêm nhiều vùng lãnh thổ mới”, ông nói.
Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và tiếp tục sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia vào năm 2022 thông qua các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi ngay cả khi Moscow đến nay vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn các vùng lãnh thổ này.
Giới chức Nga nhiều lần tuyên bố sẵn sàng chấm dứt xung đột nếu Ukraine đáp ứng các điều kiện mà Moscow đưa ra, trong đó có việc chấp nhận “thực tế mới về lãnh thổ”.
Tuy nhiên, Ukraine, các đồng minh phương Tây không công nhận kết quả trưng cầu, coi các cuộc bầu cử do Nga tổ chức tại các vùng lãnh thổ sáp nhập là bất hợp pháp.
Trong phần lớn cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua, giới chức Ukraine luôn tuyên bố rõ lập trường không nhượng bộ lãnh thổ để đàm phán hòa bình với Nga.
Mặc dù vậy, mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bất ngờ cho biết, Kiev sẵn sàng ký thỏa thuận ngừng bắn với Moscow miễn là các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO. Ông nhấn mạnh, các vùng còn lại đang bị Nga kiểm soát sẽ được khôi phục sau này thông qua con đường ngoại giao.
Trong bối cảnh Nga chiếm ưu thế trên chiến trường, Moscow sẽ khó chấp nhận đề xuất trên. Moscow nhiều lần khẳng định việc Ukraine gia nhập một phần hay hoàn toàn vào NATO đều “không thể chấp nhận được”.
Theo một số nhà quan sát, Ukraine và các lãnh đạo phương Tây dường như bắt đầu thừa nhận một thực tế rằng Ukraine có thể phải nhượng bộ về lãnh thổ để đàm phán chấm dứt xung đột với Nga.
Tổng thống Slovakia Peter Pellegrini hôm 15/12 cho rằng, xung đột ở Ukraine sẽ không được giải quyết cho đến khi Kiev chấp nhận “mất mát một phần lãnh thổ”.
Cả ông Pellegrini và Thủ tướng Slovakia Robert Fico đều kêu gọi Nga và Ukraine tham gia các cuộc đàm phán hòa bình ngay lập tức.
“Khi nói đến hòa bình, tôi nghĩ chúng ta cần phải thực tế. Ngày nay, có lẽ không một người tỉnh táo nào ở châu Âu tin rằng có thể đạt được hòa bình mà không gây tổn thất một phần lãnh thổ cho Ukraine”, ông Pellegrini nói.
Quan chức cấp cao Liên bang Nga cảnh báo khả năng tấn công các căn cứ của NATO
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev không loại trừ khả năng Moskva sẽ phải tấn công các căn cứ quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong trường hợp leo thang do Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất chống lại Nga.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS
"Nếu xung đột tiến triển theo kịch bản leo thang, không thể loại trừ bất cứ điều gì, vì các quốc gia thành viên NATO thực sự đã tham gia hoàn toàn vào cuộc xung đột này", ông Medvedev nói trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Al Arabiya.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga đã đưa ra cảnh báo trên khi trả lời câu hỏi liệu Moskva có thể tấn công các trung tâm quân sự ở Romania và Ba Lan hay không, nếu tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất vẫn tiếp tục được sử dụng để chống lại nước này.
"Các quốc gia phương Tây phải nhận ra rằng họ đang chiến đấu cho Ukraine. Trong khi đó, họ chiến đấu không chỉ bằng cách vận chuyển vũ khí và cung cấp ngân sách cho nước này. Họ chiến đấu trực tiếp bởi họ cung cấp vũ khí để mục tiêu trên lãnh thổ Nga, kiểm soát tên lửa của Mỹ và châu Âu. Họ đang chiến đấu với Liên bang Nga. Và nếu vậy, không gì có thể loại trừ", ông Medvedev giải thích.
Vị quan chức này tuyên bố thậm chí, kịch bản khó khăn và đáng buồn nhất cũng có thể xảy ra.
"Chúng tôi không muốn kịch bản như vậy, chúng tôi đã nói đi nói lại nhiều lần. Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng hòa bình này phải tính đến lợi ích của Nga một cách đầy đủ", ông nói thêm.
Hôm 19/11, Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở khu vực Kursk và Bryansk, sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa do Mỹ sản xuất và Storm Shadow do Anh cung cấp.
Để đáp trả, Liên bang Nga đã tiến hành cuộc tấn công kết hợp vào khu phức hợp công nghiệp - quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik. Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, trong vài ngày qua, lực lượng Ukraine đã tiến hành thêm một số cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất.
Nga cảnh báo sắc lạnh trước thông tin Mỹ định trả lại Ukraine vũ khí hạt nhân Truyền thông Mỹ đưa tin, một số quan chức Mỹ và phương Tây nêu ý kiến đề nghị chính phủ Joe Biden trả lại cho Ukraine số vũ khí hạt nhân đã lấy đi sau khi Liên Xô tan rã, phía Nga lập tức có phản ứng mạnh mẽ. Tên lửa các loại của Ukraine bị chuyển giao sau khi ký Thỏa thuận...