Ông Medvedev: Belarus có thể đáp trả hạt nhân nếu bị Ukraine tấn công
Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng Belarus có đủ khả năng dùng vũ khí hạt nhân đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào nước này.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Getty).
Minsk sẽ có “cơ sở” để tấn công Ukraine bằng vũ khí hạt nhân nếu Kiev tấn công Belarus, ông Dmitry Medvedev tuyên bố.
Phát biểu của ông được đưa ra sau khi nghị sĩ Ukraine Oleg Dunda phát biểu trong một hội nghị ở Litva rằng: “Điều quan trọng là phải chuyển cuộc chiến ở Ukraine không chỉ đến lãnh thổ Nga ở vùng Bryansk và Kursk mà còn đến Belarus”.
“Tôi vô cùng tin tưởng rằng, nếu chúng tôi tiến vào Belarus với các đơn vị tương đối nhỏ, quân đội Belarus sẽ hạ vũ khí. Đây thậm chí không phải là sự tự tin, mà là kiến thức”, nghị sĩ này tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng đây sẽ là “một cú đấm vào Moscow”.
Theo ông Medvedev, nếu Ukraine làm như vậy, thì Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko sẽ hoàn toàn có cơ sở để đề nghị Nga dùng vũ khí hạt nhân Moscow triển khai trên lãnh thổ Belarus.
Video đang HOT
Nga đang hoàn thiện phiên bản cập nhật của học thuyết hạt nhân. Bản cập nhật được Tổng thống Vladimir Putin đề xuất vào đầu tháng này trong bối cảnh Nga cáo buộc các cường quốc hạt nhân phương Tây ngày càng tham gia nhiều hơn vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Học thuyết cập nhật sẽ cho phép Nga triển khai năng lực răn đe hạt nhân của mình trong trường hợp một quốc gia được một cường quốc hạt nhân hậu thuẫn tấn công Nga hoặc Belarus.
Ông Medvedev vào tháng trước đã nói rằng Nga có đủ lý do để sử dụng vũ khí hạt nhân trong suốt cuộc xung đột Ukraine, nhưng cho đến nay vẫn kiềm chế. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng “luôn có giới hạn cho sự kiên nhẫn”.
Là đồng minh thân cận nhất của Nga, Belarus đã ủng hộ Moscow trong suốt cuộc xung đột Ukraine. Belarus không có kho vũ khí hạt nhân riêng, nhưng vào năm 2023, ông Putin đã quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus.
Ông Lukashenko gần đây đã cảnh báo rằng bất kỳ hành vi vi phạm biên giới nào của đất nước này cũng sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ”.
“Ngay khi họ tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Và Nga sẽ tham gia vì chúng tôi”, ông Lukashenko nói vào tuần trước, cảnh báo rằng toàn bộ tình hình sau đó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Tình báo Mỹ cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công sâu vào Nga
Tình báo Mỹ tin rằng nếu Ukraine được phép sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga, Moscow có thể đáp trả bằng những hành động khốc liệt hơn.
Phương Tây vẫn chưa cho phép Ukraine tập kích sâu vào Nga (Ảnh minh họa: WSJ).
New York Times ngày 26/9 dẫn cảnh báo của các cơ quan tình báo Mỹ rằng, Nga có thể trả đũa trực tiếp những nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Tình báo Mỹ nêu ra một loạt phản ứng tiềm tàng của Nga nếu phương Tây bật đèn xanh cho Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng những vũ khí viện trợ tầm xa. Các hành động này bao gồm từ chiến dịch ngầm phá hoại nhắm đến cơ sở hạ tầng của châu Âu cho đến các cuộc tấn công có khả năng gây chết người vào căn cứ quân sự của Mỹ và châu Âu.
Một số cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Nga có khả năng đáp trả bằng "các cuộc tấn công chết chóc" nếu phương Tây đồng ý để Ukraine tấn công tầm xa vào Nga.
Ngoài ra, giới tình báo Mỹ cũng đánh giá thấp tác động của tên lửa tầm xa trong cuộc xung đột vì Ukraine hiện có số lượng vũ khí hạn chế và nếu phương Tây đồng ý cung cấp, vẫn không rõ họ có khả năng đáp ứng đến mức nào.
Hơn nữa, sau cuộc tấn công đầu tiên, Nga hoàn toàn có thể di dời các kho đạn dược, sở chỉ huy, trực thăng tấn công và các chức năng chiến trường quan trọng khác ra khỏi tầm bắn của tên lửa Ukraine.
Đó là lý do tại sao Tổng thống Mỹ Joe Biden khó quyết định đáp ứng đề nghị của Kiev.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thường xuyên cảnh báo Mỹ và các nước phương Tây không cung cấp thêm hệ thống vũ khí tiên tiến cho Ukraine.
Những người chỉ trích Tổng thống Biden cho rằng ông đã dễ dàng bị những cảnh báo này tác động. Theo họ, cách tiếp cận từng bước của chính quyền Mỹ trong trang bị vũ khí cho Kiev đã gây bất lợi cho Ukraine trên chiến trường với Nga. Ngược lại, theo những người ủng hộ, nhờ đó mà tránh được một phản ứng mạnh mẽ từ Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong tuần này đã đến Mỹ để thuyết phục chính quyền của Tổng thống Joe Biden viện trợ vũ khí tầm xa và cho phép Ukraine tấn công sâu vào Nga. Tuy vậy, báo The Times dự đoán, ông Zelensky sẽ ra về mà không có được cái gật đầu của chủ nhân Nhà Trắng.
Thay vào đó, theo chỉ đạo của ông Biden, quân đội Mỹ nhiều khả năng sẽ cung cấp thêm ATACMS cho Ukraine. Tuy nhiên, nguồn cung tên lửa sẽ hạn chế vì Mỹ cũng cần phải dự trữ cho nhu cầu quân sự của mình.
Mỹ và các đồng minh đã cung cấp cho Ukraine 3 loại hệ thống tên lửa tầm xa gồm Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ sản xuất, tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh và tên lửa SCALP do Pháp cung cấp.
Ukraine đã dùng một số tên lửa này cho các cuộc tấn công mục tiêu quân sự Nga trên bán đảo Crimea, nhưng chưa dùng để tập kích vào đất liền Nga.
Giới chức Anh sẵn sàng bật đèn xanh cho Ukraine. Họ ủng hộ cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa do Anh cung cấp để tấn công sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, họ vẫn nghe ngóng, chờ động thái của Mỹ trước khi có bất cứ quyết định nào.
Mỹ chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga? Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho hay tuyên bố của Washington rằng họ không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga là không đáng tin cậy. Tên lửa được phóng từ Hệ thống Tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN...