Ông Lý Xuân Hải đại diện theo ủy quyền cho thành viên HĐQT Coteccons “dẫn đến rủi ro pháp lý cho công ty”
Xung quanh việc ông Lý Xuân Hải cùng hai cá nhân khác làm đại diện theo ủy quyền của thành viên HĐQT Coteccons thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên HĐQT theo Luật Doanh nghiệp, phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Duy Cảnh, Giám đốc Công ty Luật Việt về tính pháp lý của vấn đề này.
Theo ông, việc thành viên HĐQT ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên HĐQT có phù hợp với Luật Doanh nghiệp hay không?
Khác với việc ủy quyền lại của người đại diện theo pháp luật đã được quy định thì Luật doanh nghiệp 2014 không có chế định về vấn đề này. Do đó, việc thành viên HĐQT không thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình mà lại ủy quyền cho người khác mà không được sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông là không có căn cứ pháp luật.
Luật sư Trần Duy Cảnh, Giám đốc Công ty Luật Việt
Cần lưu ý, Luật Doanh nghiệp đã có Điều 151 về cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị, nghĩa là luật đã xác định không phải ai cũng có thể ngồi vào HĐQT được.
Thử hình dùng HĐQT toàn là những người được ủy quyền thì công ty sẽ hoạt động như thế nào? Nếu cá nhân được ủy quyền không đủ năng lực trình độ, hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của công ty hay ủy quyền cho đối thủ cạnh tranh, hoặc có mâu thuẫn quyền lợi với công ty thì ai chịu trách nhiệm trước cổ đông?
Cần hiểu bản chất của việc bầu thành viên HĐQT là sự ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông cho một cá nhân tham gia vào hoạt động quản trị công ty theo Luật Doanh nghiệp. Nếu thành viên HĐQT muốn ủy quyền cho người khác thì phải có 2 điều kiện. Thứ nhất là Luật và Điều lệ cần phải có quy định và thứ hai là Đại hội đồng cổ đông công ty cho phép.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định thành viên HĐQT được ủy quyền cho người khác.
Video đang HOT
Trong Điều lệ của Coteccons có quy định về việc ủy quyền thì được hiểu như thế nào?
Tôi đã xem Điều lệ của Coteccons được đăng trên website của công ty này, thấy có điều 28(9) có quy chế ủy quyền nhưng chỉ để biểu quyết khi tham dự họp HĐQT.
Kể cả trong trường hợp nếu biểu quyết họp thì cũng phải được đa số thành viên HĐQT đồng ý (Điều 28.18b).
Thế nhưng, thành viên HĐQT không chỉ biểu quyết, họ còn có một số quyền khác như đề xuất họp HĐQT theo Điều 153(4c) Luật Doanh nghiệp. Thế nên, việc ủy quyền cho phép người ủy quyền được toàn quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thành viên HĐQT không phù hợp.
Theo ông, có thể vận dụng pháp l uật dân sự để thành viên HĐQT ủy quyền cho một cá nhân khác thực hiện toàn bộ quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT tại công ty như trong trường hợp ông Lý Xuân Hải, bà Trịnh Quỳnh Giao và ông Tô Quang Tùng là 3 đại diện theo ủy quyền cho 3 thành viên HĐQT của Coteccons đang ở nước ngoài, tham gia quản trị, chỉ đạo điều hành ở Cotec c ons?
Luật Doanh nghiệp là luật chuyên ngành để điều chỉnh quan hệ liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Trong Luật Doanh nghiệp quy định chức người đại diện pháp luật là ông Chủ tịch hay Tổng giám đốc.
Bộ luật Dân sự hiện hành và Luật Doanh nghiệp 2014 quy định người đại diện pháp nhân hoặc đại diện pháp luật có thể ủy quyền cho người khác được, chứ không quy định thành viên HĐQT được ủy quyền cho người khác.
Cần lưu ý, Bộ Luật Dân sự điều chỉnh việc ủy quyền nhằm thực hiện các quan hệ dân sự. Còn việc thành viên HĐQT thực hiện quyền hạn chức năng của thành viên HĐQT tại công ty không phải là hành vi dân sự, mà là các hoạt động quản trị công ty. Vì vậy, theo tôi việc, vận dụng việc ủy quyền theo Bộ Luật Dân sự trong trường hợp này khá khiên cưỡng.
Việc có đến 3 đại diện theo ủy quyền của thành viên HĐQT Cotecons trong 6 thành viên HĐQT đang đương nhiệm, tham gia quyết định các vấn đề lớn, tái cơ cấu công ty này có thể có ảnh hưởng như thế nào đến công ty về mặt pháp lý thưa ông?
Trong quá trình hành nghề, chúng tôi khi cũng đã từng đại diện khách hàng gửi văn bản phản đối một thành viên HĐQT khi ông này ủy quyền cho một đồng nghiệp tham gia các cuộc họp HĐQT để tranh luận với các thành viên khác khi có tranh chấp giữa các thành viên với nhau.
Luật Doanh nghiệp quy định rất rõ quyền và trách nhiệm của thành viên HĐQT chứ không nói đến người đại diện theo ủy quyền của thành viên HĐQT. Khi thành viên HĐQT ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện quyền và trách nhiệm của mình theo Luật Doanh nghiệp dẫn đến rủi ro pháp lý cho công ty là các quyết định do người được ủy quyền tham gia biểu quyết, quyết định, các hợp đồng giao dịch ký kết sẽ bị các cổ đông hay đối tác kiện về tính hợp pháp và các quyết định đó có thể bị tòa án tuyên vô hiệu. Rủi ro pháp lý khá rõ ràng.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư Chứng khoán, sau Đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 6/2020, cuộc họp HĐQT Coteccons nhiệm kỳ mới diễn ra lần đầu ngày 29/7, các thành viên HĐQT là người nước ngoài và không thường trú ở Việt Nam không họp trực tuyến.
Xuất hiện các đại diện ủy quyền tại cuộc họp gồm: Ông Lý Xuân Hải, từng làm Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, đại diện theo ủy quyền cho thành viên HĐQT Talgat Turumbayev; Bà Trịnh Quỳnh Giao đại diện theo ủy quyền cho ông Herwig Guido H.Van Hove, đại diện cổ đông The8; Ông Tô Quang Tùng đại diện theo ủy quyền cho ông Yerkin Tatishev, đại diện Tập đoàn Kusto.
Trong cuộc họp này, cả ông Hải, bà Giao và ông Tùng đến làm việc không mang theo giấy ủy quyền hợp pháp hoá lãnh sự. Bốn thành viên Hội đồng quản trị Coteccons được yêu cầu biểu quyết đồng ý để ba người đại diện ủy quyền này tham gia cuộc họp HĐQT và bổ sung giấy ủy quyền hợp pháp hoá lãnh sự sau. Đến thời điểm giữa tháng 8, Coteccons nhận được giấy ủy quyền hợp pháp hoá lãnh sự của thành viên HĐQT Talgat Turumbayev cho bên nhận ủy quyền là ông Lý Xuân Hải.
Theo giấy ủy quyền, ông Hải được ủy quyền nhân danh người ủy quyền hành động với tư cách là thành viên HĐQT thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của một thành viên HĐQT như quy định tại Luật Doanh nghiệp, tham dự biểu quyết tại các cuộc họp của HĐQT, quyết định ký kết tất cả các tài liệu và thực hiện tất cả các hành động mà mình cho là cần thiết để thực hiện các công việc theo giấy ủy quyền.
Sửa khái niệm Doanh nghiệp Nhà Nước: Hoạt động đấu thầu chịu tác động thế nào?
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Doanh nghiệp 2020 là khái niệm doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được mở rộng.
Dù số lượng dự án của doanh nghiệp nhà nước chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu tăng lên nhưng nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đã thường xuyên lựa chọn áp dụng Luật Đấu thầu nên không có nhiều tác động. Ảnh: Nguyễn Thế Anh
Với việc sửa đổi này, chuyên gia cho rằng, khi Luật có hiệu lực (ngày 1/1/2021), số lượng dự án, gói thầu của DNNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu sẽ tăng lên. Điều này sẽ tác động ra sao tới hoạt động đấu thầu tại các DNNN?
Tăng số lượng dự án, gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh
Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, DNNN được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong khi đó, Khoản 8 Điều 4 Luật DN 2014 quy định: "DNNN là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ".
Việc sửa khái niệm DNNN tại Luật DN 2020, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển DN thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật được mở rộng hơn so với Luật DN 2014. Điều này có nghĩa là, trong thời gian tới, số lượng DNNN sẽ tăng lên, bởi vì bên cạnh DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì còn có DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Theo Sách Trắng năm 2020 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, đến cuối năm 2018, khu vực DNNN có 2.260 DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, trong đó có 1.097 DN 100% vốn nhà nước, số còn lại là 1.163 DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước lớn hơn 50%.
Với việc mở rộng khái niệm DNNN như quy định của Luật DN 2020, ông Trung khẳng định, điều này sẽ tác động tới hoạt động mua sắm, đầu tư của các DNNN. Lý do là, các dự án đầu tư phát triển của DNNN và dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn của DNNN từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu còn quy định, trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phí tư vấn để đảm bảo tính liên tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN... thì DN phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong DN trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
"Như vậy, có nghĩa là trong thời gian tới, khi Luật DN 2020 có hiệu lực, số lượng dự án, gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu sẽ tăng lên", ông Trung nhận định.
Tăng tính minh bạch, công khai
Với khái niệm DNNN quy định tại Luật DN 2020, một chuyên gia về đấu thầu cho rằng, số lượng dự án của DNNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu sẽ mở rộng, nhưng có thể không tác động lớn tới hoạt động đấu thầu của các DN. Lý do là, lâu nay, nhiều DN do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết vẫn lựa chọn áp dụng Luật Đấu thầu để thực hiện các hoạt động đầu tư, mua sắm.
Lý giải cụ thể hơn, theo chuyên gia này, về cơ bản, khái niệm DNNN tại Luật DN 2020 sử dụng lại khái niệm DNNN đã được quy định tại Luật DN năm 2005 (DNNN là DN trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ). Khi Luật Đấu thầu 2013 được ban hành, các DN do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đã chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Sau đó, tuy Luật DN 2014 thu hẹp đối tượng được coi là DNNN (chỉ những DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) thì nhiều DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vẫn lựa chọn áp dụng Luật Đấu thầu. "Theo đó, đánh giá về tác động chính sách khi sửa lại khái niệm DNNN như quy định Luật DN 2020 là không lớn tới các DN này", chuyên gia bày tỏ.
Một chuyên gia đấu thầu trong trong ngành điện cũng nhận định, hầu như việc sửa khái niệm DNNN nêu trên không ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu của DN bởi 2 lý do. Một là, vì bản thân hệ thống đấu thầu của Việt Nam hiện đã khá tiên tiến, đặc biệt, công cụ đấu thầu qua mạng phát triển rất nhanh nên không chỉ khu vực nhà nước áp dụng mà khu vực tư nhân cũng tích cực lựa chọn áp dụng. Hai là, việc các dự án, gói thầu đã sử dụng vốn nhà nước thì phải đấu thầu đã trở nên phổ biến để nâng cao tính công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Đây là xu thế chung. "Do vậy, việc sửa lại khái niệm DNNN như Luật DN 2020 là tốt, góp phần vào việc tăng tính công khai, minh bạch hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước", vị chuyên gia chia sẻ.
Luật Doanh nghiệp 2020 mở rộng cửa cho thị trường vốn Thực tiễn hoạt động kinh doanh những năm qua ở Việt Nam cho thấy vấn đề quản trị công ty đã trở nên đáng báo động cả về nhận thức, thực tiễn và hậu quả mà nó đang diễn ra. Luật Doanh nghiệp 2020 vừa được Quốc hội thông qua với nhiều thay đổi về khuôn khổ quản trị công ty cũng như...