‘Ông lớn’ Vietcombank kinh doanh thế nào trong quý III?
Lãi trước và sau thuế Vietcombank giảm 21% trong quý III, tỷ lệ nợ xấu nhích tăng lên 1,01%.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán VCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III với kết quả ít khả quan. Theo đó, lợi nhuận trước và sau thuế giảm 21% so với cùng kỳ, đạt lần lượt hơn 4.983 tỷ đồng và gần 3.996 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu của Vietcombank đạt gần 7.885 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý III/2020.
So với cùng kỳ năm trước, đa số hoạt động kinh doanh chính đều giảm. Cụ thể, lãi thuần từ dịch vụ ghi nhận hơn 1.257 tỷ đồng giảm 2%, lãi từ mua bán chứng khoán ghi nhận 6,58 tỷ đồng giảm 79%, lãi từ hoạt động khác giảm gần 40%, riêng nghiệp vụ mua bán chứng khoán đầu tư không ghi nhận doanh thu, lợi nhuận.
Điểm sáng nằm ở hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng với lợi nhuận hơn 1.034 tỷ đồng, tăng 14%.
Video đang HOT
Quý III, chi phí hoạt động ngân hàng trong quý tăng 9,4% lên gần 4.579 tỷ đồng.
Trong khi đó chi phí dự phòng rủi ro của Vietcombank tăng 35% lên gần 2.025 tỷ đồng.
Hết 9 tháng, cho vay khách hàng tăng 7% lên hơn 783.757 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 6% lên hơn 981.492 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh không khả quan khi lợi nhuận trước và sau thuế giảm 9% so cùng kỳ, đạt lần lượt hơn 15.965 tỷ đồng và hơn 12.794 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dòng tiền hoạt động kinh doanh của Vietcombank âm đến 71.197 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 10.369 tỷ đồng.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư cũng âm gần 487 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ âm gần 128 tỷ đồng.
Hết quý III, tổng nợ xấu của Vietcombank tăng 36% lên gần 7.885 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 326% lên gần 2.923 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 172% lên hơn 1.599 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 0,79% đầu năm lên 1,01%.
Trên thị trường, cổ phiếu VCB của Vietcombank đang đứng mức 86.000 đồng/cổ phiếu, đi ngang so phiên liền trước. Tuy nhiên, tính từ đầu năm (1/1 – 27/10), mã VCB giảm 4,6% tương đương mỗi cổ phiếu “bay” 4.200 đồng.
Ngân hàng bước vào đợt giảm lãi suất mới
Nhiều ngân hàng vừa tuyên bố giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây có thể là làn sóng giảm lãi suất cho vay mới của các ngân hàng trong những tháng cuối năm.
Hoạt động nghiệp vụ tại VietcomBanhk, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Giảm lãi suất cho vay để kích cầu tín dụng
Ngân hàng Agribank công bố gói 30.000 tỷ đồng cho vay DN vừa và nhỏ (SME) với lãi suất ngắn hạn 4,8%/năm và 7,5%/năm với khoản vay trung dài hạn. Tương tự, Ngân hàng Vietcombank cũng công bố gói cho vay khách hàng SME với lãi suất kinh doanh từ 5,9%/năm, áp dụng cho các khoản giải ngân mới từ ngày 13/10. Các khoản vay tiêu dùng cũng được ưu đãi cố định lãi suất trong 6 hoặc 12 tháng đầu tiên với lãi suất từ 6,79%/năm.
Không chỉ các ngân hàng quốc doanh, mà nhiều ngân hàng cổ phần cũng giảm sâu thêm lãi suất cho vay. Đơn cử như VPBank mới đây cũng công bố cho vay sản xuất, kinh doanh với lãi suất từ 5,99%/năm dành cho cá nhân, hộ gia đình với hạn mức lên đến 20 tỷ đồng, nhằm bổ sung vốn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh giai đoạn hậu Covid-19. MBBank áp dụng lãi suất cho vay kinh doanh từ 6,8%/năm với hạn mức 80% nhu cầu vốn trong thời hạn tối đa 180 tháng. Mới đây, SHB đã phối hợp với Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa (SMEDF) triển khai cho vay gián tiếp đối với các DN nằm trong chuỗi giá trị liên kết xuất khẩu với mức lãi suất ngắn hạn chỉ 4,16%/năm và trung dài hạn là 6%/năm.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán SSI, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm thêm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND là cơ sở để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay các kỳ ngắn hạn trong quý IV/2020; đặc biệt là các khoản vay đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Dự báo của giới chuyên môn, làn sóng này sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm nay. Hiện thanh khoản của hệ thống đang dư thừa khá lớn do tín dụng tăng trưởng chậm hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Cũng chính bởi vậy, ngân hàng giảm lãi suất để kích cầu tín dụng.
Doanh nghiệp mong giãn nợ
Khảo sát mới nhất của Vụ Dự báo thống kê (NHNN) bên cạnh kỳ vọng giảm lãi suất huy động, có hơn 50% tổ chức tín dụng cũng kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng trở lại, dù vẫn thấp hơn con số 59,2% theo khảo sát trong quý trước. NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 có thể đạt 8 - 10%, tương đương có khoảng 150.000 - 320.000 tỷ đồng tín dụng tăng thêm trong quý IV/2020, trong đó mức trên 9% là khả thi. Về lý thuyết, lãi suất giảm là cơ hội để DN khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó cầu tín dụng cũng tăng nhanh. Hơn thế, hiện mặt bằng lãi suất đang đứng ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây cũng sẽ là một yếu tố tích cực hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng.
Hiện lãi suất cho vay đã giảm rất sâu, song theo nhiều DN, mức này vẫn còn cao so với khả năng chống chịu của họ. "Lãi suất cho vay đã hạ nhiệt, song vẫn còn cao trong bối cảnh doanh thu của DN vận tải sụt giảm 50 - 80% như hiện nay. Vì vậy, chúng tôi hy vọng thời gian tới, các ngân hang tiếp tục giảm lãi suất cho vay với DN, đồng thời giải quyết nhanh các thủ tục vay vốn" - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Nam Cường Nguyễn Thiện Thức bày tỏ.
Một số DN SME chia sẻ họ cần những khoản vay với lãi suất từ 0 - 3%/năm để vực dậy sản xuất kinh doanh. Nhiều hiệp hội đã kiến nghị giảm mạnh lãi suất cho vay. Hiệp hội DN trẻ Việt Nam đề nghị giảm lãi suất cho vay về 0 - 5%/năm. Đồng thời, các chính sách giãn, hoãn nợ cần kéo dài ít nhất đến hết năm 2020.
Có chính sách giảm thêm lãi vay Hiện mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm từ 2 - 4% so với năm ngoái. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn với nhiều DN vẫn không phải dễ dàng. Điều DN cần lúc này là được hỗ trợ vốn để tồn tại, cùng với đó là phải có chính sách giảm thêm lãi suất vay, giảm thuế cho DN... Phó Tổng Giám đốc Vietravel Phan Phương Hòa Lãi suất huy động giảm còn chưa tới 3% Ghi nhận từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi NHNN điều chỉnh giảm lãi suất lần thứ ba trong năm, lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng tiếp tục đi xuống, thấp hơn mức trần giới hạn 4%/năm, thậm chí có ngân hàng trả lãi chưa tới 3%/năm cho khoản tiền gửi ngắn hạn 1 - 2 tháng.
Trông chờ lãi suất giảm thêm Các ngân hàng kỳ vọng trạng thái thanh khoản tiếp tục cải thiện trong những tháng cuối năm 2020, từ đó kéo giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm bình quân khoảng 0,1 điểm phần trăm. Chú thích ảnh: Cộng đồng doanh nghiệp vẫn đợi ngân hàng giảm lãi suất. (ảnh minh họa). Tăng cầu tín dụng Vụ Dự...