‘Ông lớn’ vận tải biển Vosco lý giải việc thua lỗ triền miên
Công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam ( Vosco, HoSE: VOS) mới đây đã lên tiếng về tình hình kinh doanh thua lỗ triền miên, cũng như ý kiến của đơn vị kiểm toán liên quan đến tình hình vay nợ của công ty.
6 tháng đầu năm, Vosco tiếp tục thua lỗ hơn 68 tỉ đồng – Ảnh: Vosco
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Vosco ghi nhận doanh thu hơn 847 tỉ đồng, tuy nhiên kinh doanh dưới giá vốn, cộng thêm gánh nặng từ chi phí tài chính, chi phí bán hàng… khiến Vosco lỗ ròng hơn 68 tỉ đồng. Thua lỗ triền miên mười mấy quý từ các năm trước khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 30.6.2019 của Vosco âm tới mức 845 tỉ đồng.
Trước tình hình kinh doanh bết bát như trên, Vosco lên tiếng lý giải kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm thua lỗ chủ yếu do thị trường vận tải biển tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi chịu tác động tiêu cực từ những diễn biến chính trị và kinh tế thế giới, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Video đang HOT
Ngoài ra, Vosco cũng gặp áp lực từ việc giá nhiên liệu tăng cao (giá FO/DO tiêu thụ bình quân lần lượt tăng 61 USD/tấn và 46 USD/tấn so với cùng kỳ 2018) và lỗ chênh lệch tỷ giá.
Tính đến ngày 30.6.2019, cán cân tài chính của Vosco vẫn mất cân đối khi nợ ngắn hạn tới 1.176 tỉ đồng (chủ yếu là vay nợ tài chính 772 tỉ đồng), cao hơn tài sản ngắn hạn khi giảm về mức 998,5 tỉ đồng. Vay nợ tài chính dài hạn vẫn duy trì ở mức cao với 1.139 tỉ đồng.
Vosco cho rằng, vay nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn là do đang tiếp tục tái cơ cấu tài chính kết hợp xử lý với các tổ chức tín dụng theo nghị quyết của Chính phủ.
Tính đến 30.6.2019, tổng nợ phải trả của Vosco là 2.834 tỉ đồng, giảm 156 tỉ đồng so với thời điểm 31.12.2018. Tuy nhiên, đến nay do việc đàm phán xử lý các khoản nợ với các bên chưa thống nhất, Công ty vẫn phải phân loại nghĩa vụ trả nợ của các khoản vay dài hạn sang vay ngắn hạn nên nợ ngắn hạn tăng.
Bên cạnh đó, một số khoản nợ đã được thống nhất phương án nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận giảm nợ phải trả ngắn hạn. Vosco cho biết, trong thời gian còn lại của năm 2019, công ty sẽ cân đối dòng tiền đảm bảo duy trì hoạt động liên tục kết hợp với thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tuyết Nhung
Theo motthegioi
Hàng trăm cổ phiếu bị nhà đầu tư 'ngó lơ'
Các doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch nhằm tăng thanh khoản nhưng nhiều phiên liên tục không có người mua hay bán.
Những cổ phiếu mất thanh khoản nghiêm trọng tập trung đa số trên sàn giao dịch UPCoM. Có thể kể đến như cổ phiếu BHT của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bạch Đằng TMC từ cuối tháng 1.2019 đến nay hoàn toàn không có giao dịch. Công ty này đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM từ giữa năm 2018 và trong năm vừa qua, số lượng giao dịch chỉ đếm trên đầu ngón tay. Giá cổ phiếu BHT từ mức 4.800 đồng nay giảm còn 2.700 đồng. Trước đó, BHT đã niêm yết trên sàn Hà Nội từ năm 2011 nhưng bị thua lỗ liên tục nên bị buộc hủy niêm yết.
Tình trạng chuyển từ sàn Hà Nội sang UPCoM do thua lỗ cũng rơi vào nhiều trường hợp khác như cổ phiếu của Công ty cổ phần Vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT). Và gần 4 tháng qua kể từ cuối tháng 5.2019 đến nay, STT hoàn toàn bị mất thanh khoản. Giá cổ phiếu STT đang ở mức 8.500 đồng, giảm 1.000 đồng so với đầu năm.
Hay BTC - Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu - thì từ giữa tháng 12.2018 đến nay không có cổ phiếu nào được mua hay bán. Dù vậy giá cổ phiếu BTC vẫn đứng ở mức cao lên 58.000 đồng. Đây là một trong những cổ phiếu lâu đời trên sàn UPCoM khi bắt đầu giao dịch từ giữa năm 2009. Tuy nhiên tính thanh khoản của BTC vẫn chưa được cải thiện mà vẫn èo uột.
Hàng loạt cổ phiếu khác vẫn đang ghi tên trên bảng điện tử UPCoM nhưng không có giao dịch nhiều tháng qua còn có MTG (Công ty cổ phần MT Gas), YTC (Công ty XNK Y tế TP.HCM) và nhiều cổ phiếu nhóm họ Sông Đà như SD1, SDX, S72, SD8...
Theo nhiều công ty chứng khoán, điều kiện, tiêu chuẩn niêm yết và nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp trên UPCoM thấp hơn nhiều so với hai sàn niêm yết, trong bối cảnh hầu hết doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng công khai, minh bạch, nên thông tin về hoạt động kinh doanh của đa số doanh nghiệp trên sàn này đều thiếu và không được cập nhật. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Tình trạng "vàng thau lẫn lộn" trên sàn UPCoM khiến nhà đầu tư ít quan tâm đến cổ phiếu trên sàn này, dẫn đến tính thanh khoản thấp, hoặc không có giao dịch.
Thực tế với hàng trăm cổ phiếu mất thanh khoản cũng như doanh nghiệp sau cổ phần hóa chây ì lên sàn chứng khoán được cho là lý do dẫn đến việc Nhóm Thị trường vốn tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối năm 2016 nêu kiến nghị nên bỏ sàn UPCoM và yêu cầu các doanh nghiệp đại chúng đưa cổ phiếu lên niêm yết.
Theo Mai Phương
Thanhnien.vn
Mất khả năng thanh toán nghiêm trọng, Tổng công ty Sông Hồng xin Thủ tướng cho thoái vốn ngay 2019 "Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một thời gian rất ngắn nữa thì Tổng công ty cổ phần phần Sông Hồng chắc chắn sẽ buộc phải tuyên bố phá sản"... Tổng công ty cổ phần Sông Hồng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẩn thiết đề nghị cho phép Sông Hồng được thoái vốn ngay trong...