Ông lớn vận tải biển trượt dài trong thua lỗ, nhiều ngân hàng ‘mắc kẹt’ nghìn tỷ đồng
Quý III, Osco lỗ sau thuế xấp xỉ 35 tỷ đồng, nâng tổng lỗ từ đầu năm lên 146,5 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý III/2019 của Công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (Osco, mã chứng khoán NOS) ghi nhận lỗ trước thuế và sau thuế gần 35 tỷ đồng. Như vậy, 9 tháng đầu năm, Osco lỗ hơn 146,5 tỷ đồng.
Chi phí lãi vay hơn 53 tỷ đồng, trích khấu hao đội tàu biển hơn 104 tỷ đồng và chênh lệch tỷ giá gần 14 tỷ đồng là những nguyên nhân chủ yếu khiến Osco lún sâu vào thua lỗ.
Vận tải biển Osco trượt dài trong lỗ. (Ảnh: NOS)
Theo giải trình của Osco, đội tàu của công ty được đầu tư vào thời điểm thị trường vận tải biển đang phát triển nên gia đầu tư tàu cao dẫn đến chi phí khấu hao và chi phí lãi vay cao.
Cũng theo báo cáo, mặc dù doanh thu 9 tháng đầu năm tăng 13 tỷ đồng so với cùng kỳ, đạt 217 tỷ đồng nhưng do giá vốn lớn nên Osco ghi nhận lỗ gộp hơn 69 tỷ đồng.
Cộng các phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế khiến “ông lớn” vận tải biển một thời lỗ nặng.
Video đang HOT
Vận tải Phương Đông vốn được biết đến với cái tên nổi tiếng hơn là Vận tải Biển Bắc (Nosco). Do thua lỗ triền miên, từ 2017 doanh nghiệp đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (Osco).
Dù đã đổi tên, song Osco kinh doanh cũng không khá hơn. Năm 2017 Osco lỗ 158 tỷ đồng và lỗ 333 tỷ đồng vào 2018. Tổng lỗ lũy kế đến hết năm 2018 lên đến 3.890 tỷ đồng và công ty ghi nhận âm vốn chủ sở hữu hơn 3.600 tỷ đồng.
Theo báo cáo, tại thời điểm 30/9, Osco đang gánh khoản nợ hơn 5.018 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 805 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 2.204 tỷ đồng.
Nợ vay là gánh nặng lớn của Nosco hiện tại khi khoản chi phí lãi vay luôn ở mức cao, lợi nhuận gộp dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đủ để bù đắp cho lãi vay phải trả hàng kỳ khiến công ty mãi không thể thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.
Các chủ nợ của NOS khá đa dạng, từ tổng công ty mẹ, một số doanh nghiệp, cá nhân. Tuy nhiên phần lớn vẫn là nợ ngân hàng. Tính đến cuối quý II/2019, NOS còn khoản nợ gần nghìn tỷ đồng từ Agribank, SeaBank hơn 446 tỷ đồng, Vietcombank hơn 855 tỷ đồng… và một số khoản nợ khác.
Trên sàn, mã NOS của Osco bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do vốn chủ bị âm tại thời điểm 31/12/2015.
HOÀNG HƯNG
Theo Vtc.vn
Cẩn trọng khi vay tiêu dùng, né "tín dụng đen"
Khi vay tiêu dùng cần tìm hiểu rõ thông tin pháp lý của đơn vị cho vay, đọc kỹ quy định, điều khoản về lãi suất và cân nhắc khả năng trả nợ của mình.
Thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm, chi tiêu của người dân tăng mạnh. Nắm bắt xu hướng tiêu dùng, nhiều ngân hàng đã tung ra nhiều "chiêu" khuyến mại để "hút" khách vay tiền.
Cụ thể, ngân hàng VPBank có chương trình hỗ trợ lên đến 80% giá trị khoản vay, thời gian vay tối đa 8 năm. Khách hàng được lựa chọn một trong các mức lãi suất: 6,9%/năm cố định trong 3 tháng đầu tiên, lãi suất cố định 7,9%/năm cố định trong 6 tháng đầu tiên; lãi suất cố định 8,9%/năm cố định trong 12 tháng đầu tiên... Ưu điểm của chương trình này là được giải ngân trong vòng 4 giờ sau khi hồ sơ được phê duyệt.
Ngoài việc giảm lãi suất để hút khách hàng, nhiều ngân hàng còn có chương trình ưu đãi lãi suất, tặng quà, điểm thưởng, giảm giá tại các doanh nghiệp đối tác... SeABank là một ví dụ, ngân hàng này đang triển khai chương trình ưu đãi lớn dành riêng cho chủ thẻ SeABank, đó là giảm ngay 500.000 đồng khi mua hàng tại hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim và ưu đãi trả góp với lãi suất 0%...
Không chỉ tiếp cận các khoản vay lớn ở các ngân hàng, nhiều khách hàng cá nhân còn tìm đến các công ty tài chính để vay mua trả góp những sản phẩm tiêu dùng có giá trị nhỏ hơn như điện thoại, máy tính, xe máy...
Chị Nguyễn Ngọc Anh ở Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội cho biết, là nhân viên văn phòng, nguồn thu hạn hẹp nên mới đây chị đăng ký mua máy tính cá nhân trả góp trong vòng 2 năm. Với mức lãi suất 0% trong năm đầu, chị chỉ phải trả lãi năm thứ 2 với lãi suất 13%. Theo chị Ngọc Anh, đây là mức lãi suất khá hợp lý với các đối tượng như: sinh viên, nhân viên văn phòng...
Đánh vào nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh của người dân, các "ngân hàng cột điện" cũng hoạt động mạnh trong thời điểm cuối năm. Nhiều tờ rơi quảng cáo cho vay tài chính được dán nhan nhản trên các cột điện, ngõ phố. Vẫn với chiêu bài: thủ tục cho vay đơn giản, nhanh gọn, lãi suất hấp dẫn, giải ngân trong vòng 1 giờ hoặc vài giờ, các "ngân hàng" này cũng thu hút một lượng lớn khách hàng cần tiền ngay hoặc cần tiền với số lượng nhỏ.
Với sự bùng phát của thị trường cho vay tiêu dùng thời điểm cuối năm, nhiều người lo ngại, hình thức cho vay này có thể biến tướng thành "tín dụng đen", gây xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín, cho vay tiêu dùng phát triển mạnh nhiều năm trở lại đây. Những tháng cuối năm luôn là thời gian hoạt động cao điểm của thị trường này. Thời gian vừa qua, cho vay tiêu dùng đã biến tướng rất phức tạp, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân, tạo áp lực rất lớn cho người vay tiền.
Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có biện pháp thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty tài chính, những đơn vị cho vay ngang hàng, cho vay online... Bên cạnh đó, NHNN cũng đưa ra nhiều chính sách để siết hoạt động cho vay tiêu dùng phù hợp với hành lang pháp lý, phù hợp với sự quản lý chung của các công ty cho vay tiêu dùng trên thế giới.
TS. Bùi Quang Tín khuyến cáo, cần cẩn trọng khi tham gia vay tiền của bất kỳ tổ chức cho vay nào, đặc biệt phải xem kỹ các nội dung trên hợp đồng, nội dung của các thỏa thuận trên hợp đồng hay giấy cho vay.
"Người dân cần chọn lựa những kênh tài chính an toàn và phù hợp, ví dụ như ngân hàng hay công ty tài chính, đó là những đơn vị, tổ chức cho vay hợp pháp. Cần lưu ý những nội dung có trên hợp đồng để xem có đáp ứng được khả năng trả nợ của mình hay không. Đặc biệt, chú ý nhiều đến vấn đề lãi suất, tránh tình trạng lãi suất trả góp là 0% nhưng thực tế lại không phải là như vậy", TS. Bùi Quang Tín đưa ra lời khuyên.
Còn theo TS. Cấn Văn Lực - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, hệ thống cho vay tiêu dùng hiện nay khá đa dạng đã đáp ứng nhiều hơn nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Song người đi vay cần tìm hiểu rõ thông tin pháp lý của đơn vị cho vay trước khi quyết định nộp hồ sơ vay. Đọc kỹ quy định, điều khoản về lãi suất và cân nhắc với khả năng trả nợ.
Về phía cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN tiếp tục mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn chất lượng tín dụng; bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân... NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn "tín dụng đen"./.
Theo Chung Thủy
VOV
TPBank miễn toàn bộ phí chuyển tiền và rút tiền trên toàn hệ thống Tất cả khách hàng TPBank chuyển tiền online đều sẽ được miễn phí dù cho tài khoản nhận ở bất cứ ngân hàng nào tại Việt Nam khi thực hiện giao dịch trên ứng dụng Internet Banking. TPBank miễn phí chuyển tiền và rút tiền tại liên ngân hàng. (Ảnh: CTV) Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) vừa thông báo...