Ông lớn UDIC và khoản nợ xấu trăm tỷ đồng khó thu hồi
Các khoản nợ xấu lên tới hơn 356 tỷ đồng, trong đó giá trị có thể thu hồi chỉ khoảng 79 tỷ đồng bị cho là gánh nặng lớn cho UDIC.
Theo báo cáo tài chính riêng của Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), tại thời điểm 31/12/2019, UDIC có khoản nợ xấu là hơn 356 tỷ đồng. Một số đơn vị, doanh nghiệp có khoản nợ xấu lớn đối với UDIC có thể kể đến Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội (hơn 55,4 tỷ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển N&G (hơn 27,7 tỷ đồng), Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà hơn (22,5 tỷ đồng), Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (hơn 31,7 tỷ đồng), Công ty cổ phần UDIC Kim Bình (hơn 14,4 tỷ đồng)…
Dự án UDIC Westlake do UDIC làm chủ đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện. (Ảnh: UDIC)
Đáng nói, trong số nợ xấu khủng này, giá trị có thể thu hồi chỉ hơn 79,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với 208,5 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm.
Ngoài nợ xấu, tài sản đáng chú ý trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của UDIC là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng lên đến hơn 1.168 tỷ đồng, chiếm 23,4% tài sản ngắn hạn, gấp 1,6 lần tiền và tương đương tiền. UDIC hiện dự phòng phải thu khó đòi chỉ hơn 276 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nổi bật trong những khoản phải thu đáng chú ý là khoản phải thu khách hàng đối với Công ty TNHH Phát triển KĐT Nam Thăng Long hơn 151 tỷ đồng, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội hơn 55,4 tỷ đồng, Công ty cổ phần BĐS Đông Đô – Bộ Quốc phòng hơn 202 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng CIENCO 1 gần 37 tỷ đồng, Công ty TNHH Xử lý nước thải Bãi Dài gần 67 tỷ đồng, Bệnh viện Bạch Mai 14,1 tỷ đồng…
Vẫn theo báo cáo, tính đến 31/12/2019, UDIC đang đầu tư hơn 2.471 tỷ đồng vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị khác. Trong đó, khoản đầu tư vào công ty con khoảng gần 160 tỷ đồng, đầu tư vào công ty liên doanh liên kết hơn 2.172 tỷ đồng và rót vốn vào đơn vị khác hơn 139 tỷ đồng.
Trong các khoản đầu tư tài chính, một trong những chú ý là việc đổ tiền vào Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai – doanh nghiệp thực hiện Dự án khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ.
Là doanh nghiệp có tổng tài sản hơn 7.874 tỷ đồng song UDIC đang gánh khoản nợ phải trả hơn 3.428 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 2.740 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 688 tỷ đồng. Nợ lớn khiến UDIC phải trả hơn 11 tỷ đồng lãi vay trong 2019.
Những ngân hàng đang cấp tín dụng cho UDIC là Ngân hàng BIDV – chi nhánh Tây Hồ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Sóc Sơn…UDIC hiện đem thế chấp 16 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu đô thị mới Trung Yên (Trung Hòa, Cầu Giấy) cho các khoản vay.
UDIC cho biết, tới đây sẽ tập trung hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, khởi công xây dựng các dự án: Cụm công nghiệp CN3, Nhà ở CT02B KĐT Nam Thăng Long, KĐT Hạ Đình, B1 Yên Hòa… Và triển khai chuẩn bị đầu tư dự án B2 Yên Hòa, A1 Yên Hòa, N01 Hạ Đình.
Đồng thời đẩy nhanh sắp xếp, xử lý đất đai của Tổng công ty, qua đó đủ điều kiện hoàn thành thủ tục xin chấp thuận đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư đối với dự án UDIC Riverside 2.
NHNN nói gì về việc đòi nợ của các công ty tài chính?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu rà soát toàn bộ các quy định của một số công ty tài chính về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ và báo cáo cho NHNN trước ngày 15-7.
Ảnh minh họa
Liên quan đến vụ việc đòi nợ của Công ty tài chính FE CREDIT đối với khách hàng vay gây bức xúc cho dư luận, nhằm làm rõ việc tuân thủ quy định của pháp luật và có đủ thông tin cung cấp cho tổ chức, cá nhân liên quan, ngày 29-6 NHNN ban hành công văn số 4660 và công văn số 4661.
Theo đó, NHNN yêu cầu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, FE CREDIT và Công ty tài chính TNHH HD SAISON, Công ty tài chính TNHH một thành viên Shinhan Việt Nam phải khẩn trương thực hiện các việc như:
Rà soát toàn bộ các quy định nội bộ của FE CREDIT về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ, các thỏa thuận với các đối tác về thu nợ nợ, bán nợ để bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định tại Thông tư 43 đã được sửa đổi, bổ sung và các quy định của pháp luật có liên quan.
Đồng thời chấn chỉnh toàn bộ hoạt động cấp tín dụng của FE CREDIT, trong đó bao gồm việc xét duyệt, cấp tín dụng, theo dõi, đôn đốc, thu hồi nợ, thỏa thuận và việc thực hiện thỏa thuận của FE CREDIT với các đối tác thu hồi nợ bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, NHNN cũng yêu cầu công ty tài chính HD SAISON, công ty tài chính Shinhan Việt Nam cần rà soát toàn bộ các quy định nội bộ và việc thực hiện các quy định nội bộ của công ty về cấp tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ; các thỏa thuận với các đối tác về thu nợ nợ, bán nợ để bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định tại Thông tư 43 đã sửa đổi, bổ sung và các quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp phát hiện vi phạm, NHNN yêu cầu các công ty tài chính cần xử lý nghiêm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật và quy định nội bộ của công ty.
Chậm nhất trước ngày 15-7, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và các Công ty tài chính trên phải báo cáo kết quả về NHNN Việt Nam và NHNN chi nhánh TP.HCM.
Fe Credit lên tiếng về thông tin thu hồi nợ, đang gây xôn xao dư luận Fe Credit vưa phat đi thông cao bao chi, noi vê sư viêc liên quan đên viêc thu hôi nơ va thông tin đoi nơ khiên 1 khach hang nhay sông tư vân. Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (Fe Credit) cho biêt, mấy ngày vừa qua, liên tục co thông tin về vụ việc một người...