‘Ông lớn’ truyền thông Trung Quốc cũng dính sự cố tin giả về COVID-19
Một số tổ hợp truyền thông nhà nước Trung Quốc đã buộc phải rút lại nội dung thông tin, bài viết về đại dịch sau khi phát hiện “chuyên gia” mà họ trích dẫn là giả tạo, không có thật.
Nhóm chuyên gia của WHO điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 29/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, những tổ hợp này đã lấy trích dẫn từ một “ nhà khoa học Thụy Sĩ” để phục vụ nội dung đăng tải trên các bài viết. Hồi tháng 7, “Nhà khoa học” có tên Wilson Edwards này từng đăng trên tài khoản mạng xã hội Facebook dòng trạng thái chỉ trích quan điểm của Mỹ đối với cuộc cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 . Theo người này, chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc mới là người tìm cách chính trị hóa cuộc điều tra.
Wilson Edwards còn đi xa hơn khi khẳng định chính quyền Tổng thống Joe Biden tìm cách cách gây ảnh hưởng lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dẫn đến việc lãnh đạo WHO lên kế hoạch mở cuộc điều tra mới về nguồn gốc COVID-19, trong đó có yêu cầu kiểm toán phòng thí nghiệm tại Trung Quốc, một việc làm mang động cơ chính trị.
Video đang HOT
Nhiều tổ hợp truyền thông như China Daily hay Thời báo hoàn cầu đã trích dẫn lại thông tin, bình luận của “nhà khoa học” Thụy Sĩ trong bài viết của mình, nhằm củng cố quan điểm của Trung Quốc kiên quyết phản đối ý định của Mỹ và WHO muốn khơi lại việc điều tra nguồn gốc COVID-19.
Đến ngày 10/8, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Bắc Kinh ra thông cáo khẳng định thông tin về nhà khoa học kia là giả. Không hề có bất kỳ công dân Thụy Sĩ nào có tên Wilson Edwards. Không thể tìm thấy bất kỳ bài viết học thuật hay chuyên ngành sinh học nào có tên tác giả này. Thông báo cũng chỉ rõ tài khoản Facebook đứng tên Wilson Edwards kia thực chất mới thành lập trước khi đăng thông tin đúng 24 giờ và đây cũng là dòng trạng thái duy nhất.
Đại sứ quán Thụy Sĩ kêu gọi truyền thông và cư dân mạng Trung Quốc dỡ bỏ nội dung trích dẫn giả mạo kia. Tờ Thời báo hoàn cầu đã ẩn bài viết liên quan đến Wilson Edward, còn tờ China Daily biên tập lại nội dung liên quan đến trích dẫn đã đăng trước đó.
Tình báo Mỹ có dữ liệu di truyền của virus trong phòng thí nghiệm Vũ Hán?
Cơ quan tình báo Mỹ đã nắm được dữ liệu di truyền về các mẫu virus đang được nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán, kênh CNN dẫn các nguồn thạo tin cho biết.
Viện Virus học Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik (Nga), hiện không rõ khi nào và bằng cách nào giới tình báo Mỹ có được những thông tin trên, song nguồn tin cho rằng cơ quan này có thể đã đột nhập các máy chủ sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây có liên quan đến quá trình tạo và xử lý những dữ liệu đó. Giới tình báo đang nghiên cứu thông tin để xem liệu chúng có giúp giải mã nguồn gốc bí ẩn của đại dịch COVID-19 hay không.
Thông tin di truyền về virus được phân tích cẩn trọng bằng cách sử dụng các siêu máy tính của các phòng thí nghiệm quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ. Để phân tích được những dữ liệu này, các cơ quan tình báo Mỹ được cho là phải đối mặt với một số khó khăn. Họ đã phải tìm các nhà khoa học chính phủ đáng tin cậy được phép truy cập dữ liệu bảo mật và phải thạo tiếng Trung Quốc.
"Nhà nghiên cứu được phép tiếp cận dữ liệu quan trọng chắc chắn có, nhưng người biết tiếng Trung Quốc có đặc quyền đó rất ít, mà không chỉ nhà nghiên cứu, phải là nhà nghiên cứu chuyên về sinh học. Do đó có thể thấy nhiệm vụ này trở nên khó khăn thế nào", nguồn thạo tin tình báo cho biết.
Sau khi virus SARS-CoV-2 bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu vào năm 2020, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc xóa dữ liệu di truyền từ khoảng 22.000 mẫu virus đang được nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vũ Hán và cho rằng Bắc Kinh từ chối cung cấp đủ thông tin cho phía Mỹ và WHO.
Một báo cáo của Wall Street Journal hồi tháng 3 cho biết Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã điều tra một cách bí ẩn hơn một chục chuỗi gien từ cơ sở dữ liệu của mình vào tháng 6/2020, được cho là theo yêu cầu của một nhà nghiên cứu Trung Quốc.
Tuy nhiên, hai chuyên gia về virus SARS-CoV-2 nói với CNN rằng họ "hoài nghi" việc nghiên cứu dữ liệu của cơ quan tình báo theo các dữ liệu thu thập được hay "bất kỳ cơ sở dữ liệu nào khác" có thể cung cấp thông tin mới.
Các nguồn tin chỉ rằng việc tìm kiếm bằng chứng trong kho dữ liệu không đủ để chứng minh rằng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, thay vì có nguồn gốc tự nhiên. Các nhà khoa học vẫn cần phải kiểm tra bối cảnh của dữ liệu thì mới xác định được điều gì đã xảy ra.
Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc tranh cãi gay gắt về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 suốt hơn 1 năm rưỡi qua. Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 5 đã yêu cầu cộng đồng tình báo nước này nỗ lực tìm hiểu về nguồn gốc của COVID-19 và đưa ra đánh giá vào cuối tháng 8.
Các quan chức Mỹ cáo buộc virus SARS-CoV-2 có thể được tạo ra và rò rỉ từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc đặt câu hỏi cho WHO về việc phòng thí nghiệm quân đội Fort Detrick ở Maryland của Mỹ đóng cửa bí ẩn vào năm 2019. Trung Quốc cũng đã nhiều lần bác bỏ giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm. Nước này cũng từ chối đề nghị tiến hành giai đoạn 2 cuộc điều tra tại Vũ Hán, thay vào đó kêu gọi mở rộng điều tra sang các quốc gia khác.
Trung Quốc đối mặt đợt dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất từ thời điểm ở Vũ Hán Làn sóng dịch COVID-19 mới bùng phát tại thành phố Nam Kinh, đã lây lan ra 5 tỉnh khác và Bắc Kinh. Truyền thông Trung Quốc gọi đây là làn sóng lây lan rộng nhất từ sau đợt dịch ở Vũ Hán. Điểm xét nghiệm COVID-19 tại một triển lãm ở Nam Kinh (Trung Quốc) ngày 28/7. Ảnh: CNN Đài BBC (Anh) cho...