Ông lớn Pháp lỗ nặng rút lui, đại gia Việt thắng lớn thu 2 tỷ USD
Đại gia số 1 Nam Định tiếp tục thể hiện sự vượt trội trong lĩnh vực bán lẻ và đang vận hành một doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh. Trong khi đó, nhiều ông lớn ngoại đang thua lỗ đau đớn, bỏ chạy
Bảy trong 10 phiên vừa qua, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài tăng giá lên sát đỉnh cao lịch sử ghi nhận hồi tháng 10/2018. Cổ phiếu MWG hiện ở mức 91.000 đồng/cp, thấp hơn chút ít so với đỉnh 96.000 đồng/cp.
Đây là một diễn biến khá tích cực của cổ phiếu này trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK)chịu áp lực giảm trong nhiều tháng qua và theo xu hướng giảm giá trên diện rộng, bao gồm cả các cổ phiếu trụ cột và cổ phiếu vừa và nhỏ.
Theo báo cáo tình hình kinh doanh 5 tháng đầu năm 2019, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu thuần tăng 15% so với cùng kỳ lên gần 42,8 ngàn tỷ đồng (xấp xỉ 2 tỷ USD); lợi nhuận sau thuế tăng 39% lên gần 1,8 ngàn tỷ đồng.
Như vậy, sau một khoảng thời gian có dấu hiệu suy giảm tốc độ tăng trưởng hồi đầu năm 2018, MWG của ông Nguyễn Đức Tài lấy lại được tốc độ tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm mới 2019. Số lượng cửa hàng cũng tăng nhanh và được điều chỉnh hợp lý hơn.
Số lượng cửa hàng của MWG.
Cụ thể, số cửa hàng bán điện thoại, phụ kiện thiết bị… tới cuối tháng 5/2019 đạt 1.826 cửa hàng; điện tử-điện lạnh và gia dụng đạt 809 cửa hàng; thực phẩm và hàng tiêu dùng đạt 545 cửa hàng.
Một điểm đáng lưu ý là mảng kinh doanh online tăng vọt 52% lên gần 6 ngàn tỷ đồng (chiếm khoảng 16% tổng doanh thu của doanh nghiệp).
Mảng điện thoại vẫn là trụ cột vững chắc. Theo số liệu ước tính của GFK, MWG đã gia tăng thị phần lên 47% với sản phẩm điện thoại, so với mức 45% cuối năm trước.
Thế Giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài cũng đẩy mạnh thêm mảng bán đồng hồ, trong khi Bách Hoá Xanh bán thêm hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp và một số sản phẩm gia dụng thiết yếu vào mô hình double shop.
Ông Nguyễn Đức Tài.
Video đang HOT
Mảng bán lẻ dược phẩm chưa được MWG đề cập tới nhưng trước đó trong báo cáo quý 2/2018, doanh nghiệp của ông Tài đã nhận chuyển nhượng 49% vốn cổ phần chuỗi nhà thuốc An Khang sau khi đưa ra thông tin tuyển dụng dược sĩ từ cuối 2017.
MWG của ông Tài đang đẩy mạnh mở rộng các chuỗi bán lẻ trong một cuộc đua cạnh tranh đầy khốc liệt với nhiều tập đoàn nội ngoại, trong đó có mảng bán lẻ của Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng.
Gần đây, Vingroup cũng đang đẩy mạnh mở nhà thuốc VinFa không chỉ ở Hà Nội mà cả TP.HCM ngay gần các cửa hàng tiện lợi Vinmart . Nhiều nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam cũng đang mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực. FPT Retail khẳng định chuỗi nhà thuốc Long Châu là động lực phát triển của công ty này trong vài năm tới, trong khi công ty phân phối hàng công nghệ Digiworld cũng đang tấn công sang mảng dược phẩm. Về tương lai, bên cạnh dược phẩm, các ông lớn sẽ khai thác mảng ngành thực phẩm chức năng đầy tiềm năng.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thậm chí còn dấn sâu vào cuộc chiến bán lẻ với cuộc chơi không gian ảo với siêu thị ảo VinMart (Virtual Store), mở ở nhiều nơi, cả ở trên mạng lẫn trên đời thực, cùng với ứng dụng mua sắm Scan & Go.
Ông Phạm Nhật Vượng.
Hầu hết các cổ phiếu bán lẻ tăng giá trên TTCK thời gian gần đây, đi ngược với xu hướng chung trên thị trường. Tuy nhiên, mảng kinh doanh đầy tiềm năng này cũng rất khốc liệt, nhiều đại gia bán lẻ ngoại và nội đã phải rút khỏi cuộc chơi hoặc vẫn đang đốt tiền như trường hợp: Auchan của Pháp, Shop&Go, hay trước đó như Maximart, Citimart, Fivimart…
Rủi ro còn là ở các hàng hóa và thương hiệu mà đại gia bán lẻ đang xếp đặt trên kệ. Gần đây, MWG của ông Tài đang đối mặt với quả bom hẹn giờ Huawei sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump kích hoạt cuộc chiến đối với nhiều hãng công nghệ Trung Quốc. Cả trăm tỷ hàng tồn kho chờ phương hướng giải quyết. Hay gần đây là vụ việc Asanzo bị cáo buộc nhập hàng Trung Quốc bán dưới thương hiệu Việt, công nghệ Nhật Bản…
Việc chăm sóc khách hàng để giữ uy tín và các chi phí đi kèm cũng là điều mà các chuỗi bán lẻ đang phải dày công xây dựng.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giao dịch vẫn khá thấp. Một số cổ phiếu trụ cột giảm giá, trong đó có Vingroup và Vietcombank… cùng với sự trầm lắng chung trên diện rộng đã khiến Vn-Index giảm và mất mốc 960 điểm.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo Chứng khoán Rồng Việt, sau ngày chốt danh mục quý 2 của các quỹ ETF, điểm số của VN-index không biến động nhiều, xu hướng đi ngang là chủ đạo trong thời gian tới. Các nhà đầu tư đang tập trung vào kết quả của cuộc họp cuối tháng 6 giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu của thế giới: Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/6, VN-Index tăng 0,2 điểm lên 959,2 điểm; HNX-Index giảm 0,21 điểm xuống 104,85 điểm và Upcom-Index giảm 0,03 điểm xuống 55,12 điểm. Thanh khoản đạt 230 triệu đơn vị, trị giá 5,9 ngàn tỷ đồng.
V. Minh
Theo vietnamnet.vn
Một tuần đáng sợ, tỷ phú Phương Thảo chủ Vietjet Air vẫn bám trụ
CEO nữ hãng hàng không Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục gặt hái những thành công và chứng kiến túi tiền ổn định cho dù vừa trải qua một vài tuần lễ mà thị trường chứng khoán chịu nhiều áp lực.
Sau những phiên đầu tuần chịu áp lực cao, cổ phiếu VJC của VietJet đã có 2 phiên tăng khá mạnh với lượng giao dịch lớn, trên dưới 1 triệu đơn vị mỗi phiên. Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện có túi tiền 2,6 tỷ USD, giảm khá nhiều so với mức kỷ lục 3,5 tỷ USD nhưng sự hấp dẫn đang dần trở lại của cổ phiếu này.
Sức hấp dẫn của thị trường hàng không Việt Nam đang kéo các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Trong tuần qua, Văn phòng Chính phủ cho biết đã gửi Bộ GTVT văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar.
Đây là một diễn biến tích cực nữa trên thị trường hàng không sau khi hãng hàng không Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết chính thức nhận giấy phép bay hôm 12/11 với sự đồng thuận cao từ đại diện các bộ, ngành.
Với sự xuất hiện của các hãng hàng không mới, thị trường hàng không Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, với dân số đông, địa hình chia cắt và tỷ lệ người dân di chuyển bằng đường hàng không vẫn còn khá thấp... và vị thế số 1, VJC của nữ tỷ phú Phương Thảo vẫn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Triển vọng kinh doanh của VJC được đánh giá vẫn rất sáng sủa trong năm 2018 và cả 2019 khi mà giá dầu thế giới tụt giảm mạnh xuống đáy 14 tháng, đang hướng về ngưỡng 50 USD/thùng và được dự báo sẽ còn đứng ở mức thấp trong thời gian tới.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
CEO nữ hãng hàng không Vietjet gần đây tiếp tục đánh cược mạnh hơn vào lĩnh vực đầy tiềm năng bất chấp những biến động và rủi ro khôn lường trên thị trường. Sức nóng của các sân bay hấp dẫn "nữ hoàng" châu Á này.
Hãng hàng không VietJet tiếp tục ký kết những hợp đồng mua bán máy bay khủng. Ngày 3/11, VietJet và Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua 50 tàu bay A321neo trị giá 6,5 tỷ USD nhằm hoàn thiện Biên bản ghi nhớ (MOU) được 2 bên ký kết tại Farnborough (Anh quốc) vừa qua.
VietJet cũng ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về dịch vụ dài hạn bảo dưỡng động cơ với công ty CFM International trị giá 5,3 tỷ USD. Hợp đồng bảo dưỡng giúp VietJet nâng cao độ an toàn đối với các chuyến bay.
Đây là một bước đi mạnh mẽ khác cho thấy tham vọng mở rộng thị phần và giữ vững vị trí số 1 tại thị trường hàng không Việt Nam của bà Nguyễn Thị Phương Thảo sau khi VietJet của nữ tỷ phú này ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737 giá 12,7 tỷ USD hồi giữa tháng 7/2018 tại triển lãm hàng không Farnborough diễn ra ở miền Nam nước Anh.
VietJet có kết quả kinh doanh quý 3 khá ấn tượng với doanh thu tăng hơn gấp đôi nhờ tăng cường thêm đội tàu bay mới va mở thêm nhiều đường bay quốc tế. Tỷ trọng doanh thu quốc tế chiếm trên 50%. Lợi nhuận sau thuế quý 3 cũng tăng hơn gấp đôi lên gần 1,1 ngàn tỷ đồng.
Lợi nhuận tăng cao một phần do tiết kiệm nhiên liệu nhờ máy bay mới và nạp nhiên liệu tại thị trường nước ngoài với giá thấp hơn.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Ảnh: Phạm Hải).
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đánh cược lớn vào 2 lĩnh vực sôi động tại Việt Nam là hàng không và ngân hàng với cú thâu tóm 2 ngân hàng, mua hơn 200 máy bay. Lợi nhuận của các doanh nghiệp về tay bà Thảo đều tăng mạnh nhờ những tính toán hợp lý như tối ưu hóa chi phí đầu vào cũng như những hợp đồng lớn, mua về bán lại và cho thuê tàu bay.
Bên cạnh VJC và HDB của bà Thảo, hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng và bất động sản khác cũng đang tăng trở lại.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), thanh khoản vẫn đứng ở mức thấp. VN-Index mất mốc 930 điểm. Tuy nhiên, một vài cổ phiếu trụ cột trên thị trường tiếp tục tăng điểm như: Vinamilk, của bà Mai Kiều Liên, VietJet Air của bà Phương Thảo, Vietinbank, Thế Giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài...
Tín hiệu tích cực nhất có lẽ đến từ khối ngoại. Khối này mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, trong phiên hôm nay, thị trường có thể điều chỉnh về vùng 918-923 điểm. Phản ứng hồi phục được kỳ vọng sẽ xảy ra tại vùng này.
Theo FPTS, những rung lắc mạnh hoặc hiệu chỉnh có thể sẽ là diễn biến chủ đạo của phiên cuối tuần. Nhà đầu tư nên thận trọng với việc mở vị thế mua mới. Giao dịch liên tục sẽ chỉ dành cho nhà đầu tư chịu mức rủi ro cao và đã có sẵn vị thế tại những cổ phiếu đang biến động độc lập với thị trường chung.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/11, VN-Index giảm 3,41 điểm xuống 926,79 điểm; HNX-Index tăng 0,07 điểm lên 104,17 điểm. Upcom-Index tăng 0,14 điểm lên 52,29 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 160 triệu đơn vị, trị giá 4,1 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
9/10 đại gia chứng khoán sụt giảm tài sản Ông Nguyễn Đức Tài là đại diện duy nhất trong top 10 người giàu sàn chứng khoán Việt tuần qua gia tăng được số tài sản của mình nhờ đà tăng nhẹ của cổ phiếu doanh nghiệp. Dù thị trường chứng khoán Việt đã khép lại tuần giao dịch 12-16/11 với phiên tăng nhẹ, nhưng sức tăng này không đủ giúp thị trường...