Ông lớn ô tô TMT lỗ ròng gần 6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm
CTCP ô tô TMT (HoSE: TMT) vừa công bố BCTC quý III/2019, tiếp tục ghi nhận tình hình kinh doanh thua lỗ, lỗ ròng 618 triệu đồng và 6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận gộp của TMT quý III/2019 đạt gần 51 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước nhờ có doanh thu thuần tăng trưởng mạnh 68% (đạt hơn 260 tỷ đồng) so với cùng kỳ và giá vốn hàng bán tăng 65%, chiếm gần 210 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính giảm còn 158 triệu đồng đã khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của TMT giảm 83%, còn hơn 3 tỷ đồng. Do vậy, từ lãi gần 19 tỷ đồng trong quý 3/2018, TMT báo lỗ ròng 618 triệu đồng trong quý 3/2019.
Tại ngày 30/09/2019, TMT ghi nhận khoản nợ phải trả lên tới hơn 1.600 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 51% tổng nợ. Tài sản ngắn hạn có hơn 1.621 tỷ đồng, trong đó giá trị hàng tồn kho là gần 1.188 tỷ đồng (chiếm 73%). Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm gần 328 tỷ đồng, tăng 36% so với hồi đầu năm.
Kết quả kinh doanh quý III/2019 kém khởi sắc.
Cũng trong 9 tháng đầu năm, TMT ghi nhận doanh thu thuần giảm 50% so với cùng kỳ, chiếm hơn 49 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay chiếm gần 48 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của TMT giảm 99%, còn 112 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 tăng 18%, nhưng giá vốn hàng bán tăng 23% đã kéo lợi nhuận gộp của TMT giảm 6%, còn 132 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm xuống còn 345 triệu đồng trong khi cùng kỳ đạt gần 48 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của TMT giảm còn 112 triệu đồng, giảm đến 99% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, TMT lỗ ròng gần 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ doanh nghiệp này có lãi gần 8 tỷ đồng chủ yếu do hoạt động khác lỗ hơn 6 tỷ đồng.
Video đang HOT
Thảo Nguyên
Theo Vietq.vn
FPT Retail (FRT): Lãi ròng quý 3 giảm 10%, 9 tháng hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận
FPT Retail (FRT) hiện trích lập 27 tỷ đồng cho các khoản phải thu, liên quan đến 2 chương trình F-Friends và Subsidy - điều này tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh chung của Tập đoàn.
FPT Retail (FRT) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu đạt 4.510 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ, trong đó đà tăng chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng trong khi mảng cung cấp dịch vụ gần như đi ngang. Lợi nhuận gộp thu về 555 tỷ, tăng hơn 12%.
Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính tăng mạnh hơn 3 lần, trong đó lãi tiền gửi tăng gần 2,5 lần - từ 14 tỷ lên hơn 36 tỷ đồng; song song chi phí cũng gia tăng đáng kể, riêng lãi vay tăng hơn 52% lên 35 tỷ đồng.
Áp lực chi phí quản lý và bán hàng cũng tăng mạnh, kéo lãi ròng giảm về 72 tỷ đồng, trong khi quý 3/2018 ghi nhận gần 81 tỷ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, FRT đạt 12.707 tỷ doanh thu, 230 tỷ LNST, tăng nhẹ sao với cùng kỳ và lần lượt thực hiện được 72% và 55% chỉ tiêu.
Tính đến thời điểm 30/9/2019, FRT ghi nhận 5.802 tỷ đồng tổng tài sản, tăng so với mức 5.168 tỷ đầu kỳ. Tài sản ngắn hạn đạt 5.407 tỷ đồng, trong đó Công ty ghi nhận 1.152 tỷ tiền & tương đương tiền, 574 tỷ tiền gửi.
Đáng chú ý, khoản mục phải thu ngắn hạn chiếm hơn 1.189 tỷ đồng tài sản với phải thu hỗ trợ nhà cung cấp cho các chương trình quảng cáo, khuyến mại... lên đến 534 tỷ. Công ty hiện trích lập 27 tỷ đồng cho các khoản phải thu, liên quan đến 2 chương trình F-Friends và Subsidy - điều này tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh chung của Tập đoàn. Đặc biệt, Công ty còn ghi nhận nợ xấu 54 tỷ đồng.
Nợ phải trả FRT vào mức 4.476 tỷ đồng, tăng 470 tỷ so với đầu kỳ, dư nợ vay chiếm đến 69% tổng nợ với gần 3.081 tỷ đồng - tương đương hơn 53% tổng tài sản.
Vốn chủ Công ty đạt 1.327 tỷ, với hơn 516 tỷ đồng LNST chưa phân phối.
Về FRT, trong giai đoạn thị trường điện thoại bão hoà, mảng dược vẫn còn ở giai đoạn đầu tư thử nghiệm, Công ty đang tiến hành mở rộng kinh doanh sang các mảng khác như kinh doanh hàng xuyên biên giới, đăng ký hoạt động chuyển phát...
Phương châm của FPT Retail là với những gì hiện có mình có tận dụng thêm được không, để khách hàng có thể có thêm nhiều "món ăn" khác. Trong quan hệ với Nguyễn Kim, FPT Retail hợp tác nhằm khai thác thế mạnh của nhau, đồng thời cho khách hàng hai bên thêm lựa chọn. Song, trong quá trình thử nghiệm Công ty phải luôn đánh giá được vấn đề, ban lãnh đạo nói, mảng nào có quy mô đủ lớn thì mình sẽ đầu tư một cách rất nghiêm túc.
Mới đây, FPT Shop vừa gỡ mục "Điện máy" khỏi website fptshop.com.vn sau khoảng hơn 6 tháng thử nghiệm kinh doanh mặt hàng, thông qua hợp tác với hệ thống Nguyễn Kim. Phía FPT Shop cho biết đang tạm hoãn hoạt động này để tập trung cho những mảng mang lại hiệu quả cao hơn.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Lãi ròng Savico giảm 23%, nợ phải trả chiếm 67% tổng tài sản Hết quý III/2019, dù kết quả kinh doanh có sự tăng trưởng nhưng lãi ròng Savico giảm 23%, nợ phải trả chiếm 67% tổng tài sản. CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico; HoSE: SVC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2019, ghi nhận tình hình kinh doanh tăng trưởng. Tuy nhiên, lãi ròng lại giảm mạnh. Cụ thể, doanh thu...